Đánh Giá Chung Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


điểm, phương hướng phát triển ở 03 ngành ô tô, dệt may và cơ khí chế tạo. Từ đó, chỉ ra các giải pháp phát triển CNHT nói chung và CNHT của 03 ngành trên nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.[76]

Như vậy có thể thấy, CNHT đã và đang là lĩnh vực được quan tâm, nghiên cứu và đầu tư nhiều nhất ở các quốc gia châu Á, phổ biến là ở Nhật Bản, sau này là Hàn Quốc, Thái Lan... và Việt Nam.

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đánh giá chung về những kết quả của các công trình khoa học đã nghiên cứu

Dù tiếp cận dưới góc độ lý luận hay thực tiễn, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và phản ánh nhiều góc cạnh trên các giác độ khác nhau về CNHT và phát triển CNHT ở Việt Nam; đây là những công trình có ý nghĩa đối với các cơ quan nghiên cứu và giúp cho việc hoạch định các chính sách thúc đẩy CNHT Việt Nam phát triển. Một số vấn đề đã được tập trung phân tích như: lý luận chung về CNHT, bước đầu chỉ ra những quan niệm khác nhau về CNHT, cấu trúc ngành CNHT, phân tích cơ sở lý luận chung về CNHT trong một số ngành như điện tử gia dụng, dệt may, da giày.... Làm rõ một số đặc điểm của CNHT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, vai trò và sự cần thiết phát triển CNHT trong nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, đặc biệt phân tích làm rõ vai trò của CNHT trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các nghiên cứu cũng trình bày kinh nghiệm của một số nước trong phát triển CNHT trên các khía cạnh chiến lược phát triển CNHT, thu hút đầu tư nước ngoài cho CNHT,... từ đó chỉ ra một số kinh nghiệm, gợi ý cho quá trình hoạch định cơ chế, chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam.

Một số công trình đã bước đầu nghiên cứu tổng quan thực trạng ngành CNHT trong quá trình phát triển của một số ngành công nghiệp điển hình như:


xe máy, ô tô, điện, điện tử gia dụng..., chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân trong phát triển CNHT của các ngành, qua đó đi đến khẳng định sự hạn chế, yếu kém của CNHT không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nói riêng, nền kinh tế quốc dân nói chung, mà còn tác động làm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, các công trình còn đề cập đến phát triển CNHT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong phát triển CNHT ở Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý, giải pháp định hướng phát triển ngành CNHT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chỉ ra những định hướng phát triển CNHT cho một số ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trong đó nhấn mạnh việc phát triển các KCN, CCN, khu chế xuất, DNNVV và vấn đề liên kết doanh nghiệp trong phát triển CNHT là những yếu tố quan trọng thúc đẩy CNHT phát triển trong thời gian tới.

Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là tài liệu có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

giá trị tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.

1.2.2. Những vấn đề còn trống cần tiếp tục nghiên cứu

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 5

Mặc dù có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu, điều tra, khảo sát về CNHT, song ở tầm vĩ mô, các công trình khoa học nghiên cứu vẫn chưa luận giải rõ và đề cập đến:

- Nội hàm của CNHT dưới góc độ kinh tế chính trị.

- Vai trò của CNHT đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng.

- Những thuận lợi, khó khăn và nhân tố mới ảnh hưởng đến phát triển

CNHT hiện nay ở Việt Nam

- Đánh giá thực trạng CNHT trong một số ngành công nghiệp xe máy, dệt may và điện tử,...

- Giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành xe máy, dệt may và điện tử.


Trong Luận án, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề: CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam. Bằng nghiên cứu về CNHT, tác giả đi sâu làm rõ vai trò của phát triển CNHT đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp ở Việt Nam nói riêng; đặc biệt là nghiên cứu sâu và làm rõ vai trò có tính hai mặt trong điều kiện gia tăng của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, quá trình phân công lao động quốc tế sâu rộng, liên doanh, liên kết ngày càng phát triển, sự gia tăng mối quan hệ trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp, theo những tài liệu tác giả tham khảo được thì chưa có công trình nào đề cập, nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và dưới góc độ kinh tế chính trị. Trên cơ sở phân tích, khảo cứu đánh giá thực trạng CNHT trong 03 ngành chủ yếu là xe máy, dệt may và điện tử để thấy được những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển CNHT. Từ đó, đề xuất cơ sở khoa học cho những giải pháp, cũng như biện pháp triển khai nhằm phát triển CNHT trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam thời gian tới.

Tác giả xác định đề tài luận án là mang tính thực tiễn cấp thiết cần được

nghiên cứu và làm sáng tỏ.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ theo tiếng Anh là Supporting Industry - SI, còn được gọi là công nghiệp phụ trợ hay công nghiệp bổ trợ. Khái niệm CNHT, bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản và sau này là các nước công nghiệp trẻ ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, nơi mà chi tiết các sản phẩm thường được gia công ở một đơn vị sản xuất khác với nơi chế tạo, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Tuy nhiên, theo từng quan điểm, hoàn cảnh, mục đích mà mỗi quốc gia đều có cách định nghĩa riêng về CNHT. Cụ thể:

Ở Nhật Bản, năm 1985, lần đầu tiên MITI (sau đổi tên thành METI - Bộ Kinh tế Công nghiệp và Thương mại) sử dụng thuật ngữ này trong “Sách trắng về hợp tác quốc tế năm 1985”; và được dùng để chỉ “các DNNVV góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước Châu Á trong trung và dài hạn hay là các DNNVV sản xuất phụ tùng và linh kiện” [141]. Do tăng giá của đồng Yên so với đồng Đôla sau Hiệp định Plaza vào tháng 9 năm 1985, đã ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản, các doanh nghiệp phải chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có nguồn lao động rẻ hơn. Nhưng các nhà lắp ráp Nhật Bản ở nước ngoài vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các DNNVV ở Nhật Bản, vì các doanh nghiệp nội địa các nước sở tại chưa phát triển, không thể đáp ứng việc cung cấp các linh phụ kiện quan trọng. Thuật ngữ CNHT lúc này được sử dụng để chỉ tình trạng thiếu công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện tại các nước này. Năm 1987, MITI sử dụng thuật ngữ này với các nước Châu Á trong kế hoạch phát triển công nghiệp Châu Á mới (New AID plan); với một chương trình hợp tác kinh tế toàn diện trên các mặt đầu tư, viện trợ và thương mại. Thời điểm này, thuật ngữ CNHT được định nghĩa là các ngành cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các


ngành công nghiệp lắp ráp. Năm 1993, trong chương trình phát triển CNHT Châu Á, METI đã định nghĩa CNHT là ngành công nghiệp sản xuất những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hóa tư bản…cho công nghiệp lắp ráp (gồm ô tô, điện, điện tử)… Hiện nay, CNHT ở Nhật Bản được hiểu là “một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn” [144].

Ở Thái Lan, định nghĩa CNHT của một số cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Bộ Công nghiệp Thái Lan (MOI) định nghĩa: CNHT là những nhà sản xuất linh phụ kiện cho ô tô và điện - điện tử, như: gia công kim loại, ép nhựa, khuôn mẫu, đúc, thử nghiệm… Văn phòng phát triển CNHT Thái Lan cho rằng: CNHT là các ngành cung cấp các linh phụ kiện, máy móc, thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như đóng gói, kiểm tra sản phẩm ... cho các ngành công nghiệp cơ bản [148]. Trong khi đó, Cục Phát triển CNHT Thái Lan: CNHT là các ngành cung cấp các linh phụ kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản. Còn Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) khẳng định: “CNHT là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp của các ngành công nghiệp ô tô, máy móc và điện tử” [77]. Như vậy, các định nghĩa về CNHT của một số cơ quan, tổ chức Thái Lan đều có điểm chung là hướng đến các nhà chế tạo linh phụ tùng và các nhà gia công trong lĩnh vực ô tô, điện, điện tử.

Ở Đài Loan, theo Bộ Công nghiệp thay vì sản xuất sản phẩm với tất cả các bộ phận chi tiết (sản xuất trọn gói), các công đoạn sản phẩm sẽ được chuyên môn hoá thành từng phần và mỗi ngành công nghiệp chỉ sản xuất một phần của sản phẩm đó. Quá trình chuyên môn hoá như vậy được hiểu là CNHT.

Mỹ - một nước có nền công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới định nghĩa: “CNHT là các ngành cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và thực hiện quá trình hỗ trợ việc sản xuất các nguyên vật liệu và linh kiện đó nhằm phục vụ việc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng”.[101, tr.3]


Các nước châu Âu không sử dụng cụm từ CNHT mà thường gọi lĩnh vực này là “các ngành cung ứng” (Supplier Industries), chỉ việc cung cấp sản phẩm từ các doanh nghiệp bên ngoài. Thực chất, tính chất phụ trợ, hỗ trợ thường bị che lấp bởi mối quan hệ trao đổi nội bộ giữa các ngành công nghiệp với nhau, vì thế sẽ có những quan niệm khác nhau về CNHT. Có quan niệm cho rằng: CNHT bao gồm những ngành sản xuất sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định ... CNHT không phải là một ngành kinh tế cụ thể, mà do thúc đẩy của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nên nó bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp. Dựa trên mức độ phức tạp của 03 công đoạn sản xuất chính từ chế tạo vật liệu, gia công phụ tùng, linh kiện tới lắp ráp hoàn chỉnh, thì CNHT theo thứ tự này sẽ đứng hàng thứ hai.

Nguyên liệu

Thép; Hoá chất

Hàng hoá trung gian

Dịch vụ sản xuất

Phụ tùng; Linh kiện

Hậu cần; Kho bãi Phân phối; Bảo hiểm

Hàng hoá tư bản

Công cụ; Máy móc

r

Sơ đồ 2.1: Các phạm vi của CNHT


Sản phẩm cuối cùng

Lắp ráp; Lắp ráp chưa hoàn chỉnh




Ph

Ph

Ph

Nguồn: [56]


Như vậy, từ phân tích trên cho thấy, đến nay chưa có một cách hiểu thống nhất đối với thuật ngữ này và việc phân biệt phạm vi CNHT cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Thực tế, việc lựa chọn phạm vi CNHT tùy thuộc chủ yếu vào mục đích chính sách mà Chính phủ đưa ra, chính sách sẽ quyết định phạm vi của CNHT. Thông thường có 03 cách phân biệt phạm vi của CNHT (Sơ đồ 2.1):

(i) Phạm vi chính: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này.

(ii) Phạm vi rộng 1: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.

(iii) Phạm vi rộng 2: những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ hàng hóa đầu vào gồm phụ tùng, linh kiện, công cụ máy móc và cả các nguyên vật liệu như thép, hóa chất... cho ngành công nghiệp lắp ráp.

Ở Việt Nam, năm 2003, ký kết “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” giai đoạn I (2003 - 2005), thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” lần đầu xuất hiện. Theo đó, Kế hoạch hành động triển khai sáng kiến chung, gồm 44 hạng mục lớn, là những hạng mục đầu tiên nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam. Sau này, thuật ngữ CNHT đã xuất hiện trong một số văn bản của Chính phủ. Năm 2006, CNHT trở thành một nội dung chính trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (Quyết định 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ); nhưng trong văn bản này, chưa xuất hiện định nghĩa về CNHT, chỉ nêu các ngành CNHT cần tập trung phát triển. Năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) có quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; theo đó, CNHT được định nghĩa: “Là hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất các sản phẩm đầu vào là nguyên vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng... phục vụ cho khâu lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng” [13, tr.2]. Năm 2011, tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, CNHT được chỉ rõ: “là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ


kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các

sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”[78].

Mỗi quốc gia đều căn cứ vào yêu cầu phát triển và lợi thế để xác định phạm vi CNHT ở từng giai đoạn cho phù hợp. Nhật Bản, với lợi thế về công nghệ, tiếp cận CNHT theo nghĩa phạm vi rộng (1); Mỹ, với lợi thế về dịch vụ sản xuất tiếp cận CNHT theo nghĩa phạm vi rộng (2); các nước đang phát triển như Thái Lan tập trung vào phạm vi chính. Việt Nam khái niệm CNHT, giới hạn phạm vi hẹp hơn phạm vi rộng (1), nhưng rộng hơn phạm vi chính.

Theo tác giả, CNHT được hiểu là một ngành kinh tế kỹ thuật, bao gồm các ngành sản xuất sản phẩm trung gian, cung cấp linh, phụ kiện máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đã qua chế biến và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất theo các quy trình nhất định để lắp ráp các sản phẩm cuối cùng.

Như vậy, CNHT được ví như “chân núi”, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và “đỉnh núi” chính là ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hoặc tiêu dùng (Sơ đồ 2.2).

Sơ đồ 2.2: CNHT theo nghĩa rộng

Tiền láp ráp

Nguyên liệu và Nguyên liệu thô

Công nghiệp hỗ trợ

Linh kiện

Gia công

Máy móc

Lắp ráp

Nguồn: [142]

Từ phân tích trên có thể hiểu nội hàm của CNHT như sau:

(i) Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù thuộc ngành công nghiệp, nảy

sinh từ phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất ở giai đoạn cao, phổ biến.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí