Nhóm Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Về Giải Pháp Phát Triển


kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tác giả luận án đã luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT ngành dệt may như: khái niệm CNHT ngành dệt may, mối quan hệ giữa ngành công nghiệp dệt may và CNHT ngành dệt may, vai trò của ngành CNHT dệt may với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may. Từ đó tác giả đưa ra những tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành dệt may, trên cơ sở những tiêu chí đánh giá thực trạng ngành công nghiệp dệt may và CNHT ngành dệt may. Tác giả đã đưa ra những giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô để thúc đẩy CNHT ngành dệt may Việt Nam phát triển.[43]

- Đỗ Minh Thụy, (2012), “Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép - nghiên cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phòng”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương. Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về CNHT, các chỉ tiêu đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam, từ đó xác định điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng và nhu cầu về CNHT tại các doanh nghiệp giày dép ở Hải Phòng, từ đó xác định quan điểm, phương hướng, đề xuất 04 nhóm giải pháp phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam trong thời gian tới.[81]

- PGS, TS. Nguyễn Đình Tài, (2013), “Mô hình nào cho cụm liên kết ngành ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 4. Bài viết đánh giá vai trò quan trọng của cụm liên kết ngành và coi đó như là một công cụ chính sách quan trọng, bởi sự lớn mạnh của một cụm liên kết ngành thường kéo theo sự gia tăng và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành CNHT. Các DNNVV trong hoạt động CNHT sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, thị trường đầu tư và dây chuyền công nghệ hiện đại. Bài viết khẳng định sự phát triển cụm liên kết ngành sẽ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ngành CNHT. Mặt khác, CNHT cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển công nghiệp bởi quá trình phát triển cụm liên kết ngành thực sự sẽ phải dựa vào sự phát triển của nhóm ngành CNHT.


Cụm liên kết ngành sẽ dễ dàng chinh phục được những thị trường mà các DNNVV không thể thâm nhập nếu hoạt động riêng lẻ. Việc gắn kết phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với phát triển CNHT được nhìn nhận như một giải pháp tích cực và hiệu quả trong quá trình hội nhập và nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. [66]

1.1.2.3. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về giải pháp phát triển

công nghiệp hỗ trợ

- PGS, TS Trần Quang Lâm, Ths. Đinh Trung Thành, (2007), “Phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam trước làn sóng đầu tư mới của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 21 - 22. Các tác giả đã phân tích thực trạng CNPT Việt Nam, chỉ rõ những yếu kém và tính tất yếu khách quan phát triển CNPT ở Việt Nam, đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và của Nhật Bản nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển CNPT ở Việt Nam hiện nay.[46]

- PGS, TS Lê Thế Giới (chủ nhiệm), (2008), “Các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố Đà Nẵng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng và đánh giá tiềm năng của các ngành CNHT thông qua các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố, thông qua việc mô tả một cách tổng hợp thị trường sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Đánh giá tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp thành phố. Đánh giá tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ của các doanh nghiệp trong thành phố và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường các sản phẩm hỗ trợ của các doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu cũng đã đưa ra một số định định hướng cho phát triển CNHT của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.[37]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

- TS. Đặng Thu Hương, Th.s Trần Ngọc Thìn, (2009), “Thực trạng công nghiệp hỗ trợ tại Việt nam và một số giải pháp khắc phục”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 139 đã đánh giá thực trạng ngành CNHT ở Việt Nam và chỉ ra


Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 4

nguyên nhân của sự yếu kém đó chủ yếu là do thiếu nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao và thiếu hụt thông tin giữa các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, đồng thời môi trường và chính sách không ổn định cũng như sự lỏng lẻo trong liên kết của các doanh nghiệp nội địa là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự kém phát triển của CNHT tại Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, các tác giả đưa ra 04 nhóm giải pháp thúc đẩy CNHT Việt Nam phát triển như: tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng mạng lưới thông tin, và tăng cường sự liên kết.[44]

- Trường Đại học Ngoại thương, (2010), “Công nghiệp hỗ trợ - kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Nhà nước do GS, TS Hoàng Văn Châu làm chủ nhiệm, các tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề chung về CNHT. Từ đó làm cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển CNHT của thế giới, trong đó đặc biệt phân tích phát triển CNHT các nước ở khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển CNHT tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn đánh giá thực trạng CNHT Việt Nam và đề xuất những giải pháp thúc đẩy CNHT Việt Nam phát triển.[24]

- Trường Đại học Ngoại thương, (2010), “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam”, GS, TS Hoàng Văn Châu chủ biên, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông. Cuốn sách được kết cấu thành năm chương: Trong Chương I, các tác giả nêu những vấn đề khái quát chung về CNHT và các mô hình phát triển CNHT; Chương II, các tác giả đã đi sâu phân tích chính sách phát triển CNHT của một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển CNHT tại Việt Nam. Chương III, trên cơ sở đánh giá thực trạng năm ngành chủ đạo trong công nghiệp là: ô tô, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, thông qua đó các tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng CNHT Việt Nam. Trong Chương IV, các tác giả đi vào phân tích chính sách phát triển CNHT đối với một số ngành. Từ đó đánh giá việc thực hiện và hiệu quả


của những chính sách theo nhóm doanh nghiệp và nhóm tác giả. Đặc biệt, ở chương V, trên cơ sở dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT của Việt Nam đến năm 2020, nhóm tác giả đã nêu ra quan điểm phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2020. Từ đó, đề xuất thể chế và chính sách phát triển CNHT cho từng ngành công nghiệp nói chung và cả ngành CNHT nói riêng.[25]

- Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thương, (2010), “Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã đưa ra những vấn đề chung về CNHT như: khái niệm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT, sự cần thiết phải phát triển CNHT ở Việt Nam và các lựa chọn ưu tiên cho phát triển CNHT. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã phân tích thực trạng phát triển CNHT tại Việt Nam thông qua phân tích thực trạng trong các ngành: cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, dệt may và da giày. Từ những đánh giá chung về CNHT, nhóm tác giả đã đề xuất các chính sách và giải pháp phát triển CNHT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.[101]

- TS. Phạm Tất Thắng, (2013), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản điện tử, số tháng 10. Bài viết được tác giả phân tích tương đối sâu về vai trò của CNHT và thực trạng CNHT, trên 04 khía cạnh và khẳng định CNHT ở Việt Nam đã tồn tại và đang phát triển một cách tự phát và đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế cả về môi trường thể chế, thông tin thị trường, nguồn nhân lực đến quy mô, trình độ công nghệ của doanh nghiệp... Chính sự yếu kém của CNHT cũng góp phần vào thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Từ sự phân tích, tác giả chỉ ra 04 khó khăn, yếu kém và 04 thách thức đối với quá trình phát triển CNHT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra 06 quan điểm và 06 giải pháp thúc đẩy CNHT trong thời gian tới phát triển đúng hướng.[71]

- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính, (2013), “Giải

pháp tài chính phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ”, đề tài khoa học cấp Bộ do


TS. Vũ Nhữ Thăng chủ nhiệm. Đề tài đã đưa ra khái niệm CNHT và sản phẩm CNHT, phân tích các chính sách ưu đãi tài chính phát triển CNHT, phân loại các chính sách và tác động của các chính sách ưu đãi tài chính đối với phát triển CNHT, trên cơ sở đó phân tích thực trạng CNHT và thực trạng chính sách tài chính phát triển ngành CNHT, đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành CNHT và đề xuất 02 nhóm giải pháp ưu đãi tài chính cho các ngành công nghiệp hạ nguồn và cho các ngành CNHT trong thời gian tới.[70]

- Trường Đại học Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, (2013), “Điều tra, đánh giá thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 - 2015 định hướng 2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do PGS, TS Nguyễn Trường Sơn chủ nhiệm. Đề tài đã tổng hợp và xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi; Đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nguyên nhân hạn chế sự phát triển CNHT của tỉnh; Đánh giá tiềm năng, dự báo xu thế và xác định phương hướng phát triển CNHT của tỉnh; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về CNHT tỉnh Quảng Ngãi (chủ yếu dữ liệu về Cung - Cầu về CNHT) làm căn cứ tham chiếu cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh; Đề xuất các chính sách mang tính hệ thống và khả thi nhằm phát triển CNHT của tỉnh Quảng Ngãi. Với việc phân tích một cách tổng quát sự phát triển của CNHT dựa trên nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau như quan điểm về xây dựng chính sách công nghiệp, lý thuyết về cạnh tranh khu vực, sự phát triển ngành công nghiệp và các lý thuyết kinh doanh hiện đại, đề tài đã đề xuất các giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên. Muốn vậy, các giải pháp phải đảm bảo nguyên tắc về phát triển kinh doanh dựa trên các yếu tố thị trường và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Trên quan điểm đó, đề tài đề xuất hai nhóm giải pháp tổng hợp cho sự phát triển CNHT khu vực tỉnh Quảng Ngãi là: tập trung vào xây dựng các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất của CNHT và các doanh nghiệp hỗ trợ và hướng vào việc thiết lập các điều kiện và lợi thế cho các liên kết giữa các doanh nghiệp cần hỗ trợ và các doanh nghiệp hỗ trợ.[65]


- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2013), “Kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2020”, Kế hoạch số 131/KH-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2013. Kế hoạch đưa ra 04 quan điểm, 03 định hướng và mục tiêu, nhiệm vụ trợ giúp phát triển DNNVV đến năm 2020, đồng thời đưa ra 02 nhóm giải pháp, đó là nhóm giải pháp liên quan đến chính sách, thể chế cho DNNVV trong lĩnh vực CNHT, nhóm giải pháp hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án trợ giúp DNNVV trong lĩnh vực CNHT, như: phổ biến công nghệ kỹ thuật sản xuất các sản phẩm CNHT dành cho DNNVV; trợ giúp DNNVV trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực chế tạo ở Việt Nam; hỗ trợ DNNVV áp dụng các hệ thống quản lý trong sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV trong lĩnh vực CNHT. Kế hoạch còn đưa ra 06 chương trình, dự án trợ giúp phát triển DNNVV trong lĩnh vực CNHT trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2020.[97]

- Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, (2013), “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013. Bản Quy hoạch đã đưa ra quan điểm chủ đạo và quan điểm phát triển của từng ngành, lĩnh vực trọng điểm về CNHT tại tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, đưa ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và định hướng phát triển CNHT ở tỉnh Long An đến năm 2020. Đặc biệt, quy hoạch đã đưa ra 16 danh mục kêu gọi đầu tư và 12 danh mục dự án ưu tiên đầu tư về CNHT; bản Quy hoạch còn đánh giá tác động môi trường chiến lược của quy hoạch phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và 08 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.[98]

1.1.2.4. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ

với phát triển nền kinh tế nói chung

- Junichi Mori (2005), “Phát triển CNHT cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam: tăng cường tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo liên kết”, Master thesis, Trường Fletcher, Đại học Tufts, Hoa Kỳ. Trong


phần đầu, tác giả đã phân tích 09 nội dung liên quan đến sự phát triển kinh tế thông qua sự phát triển của CNHT, tác giả chỉ ra sự phát triển của CNHT gặp 02 trở ngại: quy mô và thông tin. Quy mô nhỏ do thị trường đầu ra nhỏ, không có nhiều liên hệ giữa nhà sản xuất trong nước và các công ty đa quốc gia. Tác giả đã phân tích ngành CNHT tại Việt Nam thông qua những tiêu chí: Nhu cầu hạn hẹp từ các công ty đa quốc gia đối với việc sản xuất phụ tùng trong nước; nguồn cung bị hạn chế: những rào cản hạn chế sự phát triển của ngành CNHT; làm thế nào để các chính sách công loại bỏ các khó khăn trong việc phát triển ngành CNHT; phát triển công nghệ để cải thiện vấn đề và đề xuất chính sách: khuyến khích các chương trình hợp tác đào tạo về các đề nghị chính sách cụ thể hơn.[52]

- Chính phủ, (2007) “Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách - Bộ Công nghiệp (cũ, nay là Bộ Công thương) soạn thảo. Trong Quy hoạch này, khái niệm CNHT được chính thức hóa ở Việt Nam. Bản Quy hoạch được chia làm bốn phần, chủ yếu tập trung vào một số ngành đã và đang định hình một cách rõ nét về quy trình sản xuất và sản phẩm như: công nghiệp sản xuất lắp ráp thiết bị điện - điện tử; công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô - xe máy; công nghiệp dệt - may, da - giày; công nghiệp cơ khí chế tạo và gia công kim loại và chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực phát triển phần cứng (phần sản xuất và cung cấp vật tư, phụ tùng, phụ kiện hỗ trợ). Từ đó, Quy hoạch đưa ra những đánh giá về hàm lượng CNHT của từng ngành quy hoạch và xây dựng phương hướng phát triển CNHT cho những ngành công nghiệp này trong thời gian tới với sáu nhóm giải pháp quan trọng nhằm đưa công nghiệp Việt Nam chủ động tham gia vào quá trình sản xuất khu vực và thế giới trong phần cao hơn của chuỗi giá trị.[13]

- PGS, TS Trần Đình Thiên (chủ nhiệm) (2007), “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ - đánh giá thực trạng và hệ quả”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã tập trung phân tích và làm rõ khái niệm CNHT, xác định vai trò, chức năng và yêu cầu phát triển CNHT trong việc thực hiện chiến lược CNH, HĐH của Việt


Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đề tài còn phân tích và đánh giá thực trạng ngành CNHT ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển các ngành CNHT trong tổng thể chiến lược CNH, HĐH của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.[73]

- Ohno, Kenichi (VDF), (2008), “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, từ quy

hoạch đến Kế hoạch hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam

- Nhật Bản”, Kỷ yếu Hội thảo “Kế hoạch hành động và phát triển công nghiệp phụ trợ”. Bài viết phân tích, mở cửa và tiếp nhận FDI có thể giúp một nước đạt đến mức thu nhập trung bình, nhưng mức thu nhập cao hơn cần có chính sách tốt và khu vực tư nhân năng động, do đó Việt Nam cần tạo ra giá trị nội địa thay vì chỉ cung cấp lao động giá rẻ và đất xây dựng. Bài viết phân tích bài học kinh nghiệm từ Thái Lan và Malaysia, chỉ ra những thách thức đối với Việt Nam. Bài viết chỉ ra thúc đẩy CNHT là bước đi quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, do đó trong thời gian tới Việt Nam cần thay đổi cách hoạch định sách công nghiệp, đưa ra mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể, học hỏi sản xuất tích hợp, sử dụng vốn ODA hiệu quả, giải quyết các vấn đề xã hội, quản lý vĩ mô hợp lý để tạo nên 3 trụ cột của sức mạnh công nghiệp bao gồm, CNHT, nguồn nhân lực công nghiệp và dịch vụ hậu cần hiệu quả.[57]

- Nguyễn Thị Kim Thu, (2012), “Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tác giả đã phân tích làm rõ bản chất, vai trò và tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT. Phân tích điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả còn phân tích những cơ hội và thách thức đối với CNHT mà hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho Việt Nam. Trên cơ sở đó chỉ ra 04 nội dung nói lên sự cần thiết phát triển CNHT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua việc đánh giá thực trạng CNHT trong 03 ngành điển hình: ô tô, dệt may, cơ khí chế tạo, tác giả đề xuất 03 quan

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí