Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


LÊ ĐÌNH LỢI


CÔNG GIáO TRONG CộNG ĐồNG NGƯờI MÔNG ở LàO CAI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

HÀ NỘI - 2020


Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


LÊ ĐÌNH LỢI


CÔNG GIáO TRONG CộNG ĐồNG NGƯờI MÔNG ở LàO CAI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 62 22 03 09


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ LỢI


HÀ NỘI - 2020

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả


Lê Đình Lợi

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU6

1.1. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án 6

1.2. Khái quát về người Mông và địa bàn nghiên cứu 23

Chương 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM

CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI34

2.1. Quá trình du nhập, phát triển và nguyên nhân của Công giáo

trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai 34

2.2. Một số đặc điểm Công giáo trong cộng đồng người Mông ở

Lào Cai 52

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY64

3.1. Thực trạng Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

hiện nay 64

3.2. Ảnh hưởng của Công giáo đối với tín ngưỡng, phong tục tập

quán và một số lĩnh vực của đời sống xã hội 95

Chương 4: VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG CÔNG GIÁO TRONG

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ117

4.1. Vấn đề đặt ra từ thực trạng Công giáo trong cộng đồng người

Mông ở Lào Cai 117

4.2. Dự báo xu hướng Công giáo trong cộng đồng người Mông ở

Lào Cai trong thời gian tới 125

4.3. Một số giải pháp và khuyến nghị 139

KẾT LUẬN148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO152

PHỤ LỤC

1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo giáo sử, Công giáo hiện diện ở nước ta từ năm 1533, do các giáo sĩ dòng Phan sinh thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa minh thuộc Tây Ban Nha truyền nhập, nhưng phải đến đầu thế kỷ XVII, dưới sự truyền giáo của các giáo sỹ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao (Trung Quốc) đến Việt Nam hoạt động, công cuộc truyền bá Công giáo mới đạt kết quả. Mặc dù tín lý Công giáo có nhiều điểm khác biệt với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, song với sự bền bỉ của các nhà truyền giáo phương Tây, tôn giáo này đã dần bám rễ vào dân chúng và trở thành một tôn giáo lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội ở Việt Nam.

Đến đầu thế kỷ XX, nghĩa là sau gần 400 năm có mặt ở Việt Nam, Công giáo mới truyền vào vùng đồng bào dân tộc Mông ở Lào Cai. Dù các giáo sĩ rất tích cực, sốt sắng trong việc truyền giáo, nhưng do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan (như sự bất đồng ngôn ngữ, những khác biệt giữa văn hóa Mông với văn hóa Công giáo…) nên kết quả đạt được không như mong muốn. Đến năm 1945, số người Mông theo Công giáo ở Lào Cai chỉ vài chục gia đình. Một thời gian dài (1948-1989), Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai không phát triển được, suy giảm về số lượng, lâm vào tình trạng khô đạo, nhạt đạo, thậm chí một số người đã bỏ đạo; mọi sinh hoạt tôn giáo rất mờ nhạt. Từ năm 1990 đến nay, Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai từng bước phục hồi và phát triển.

Sự xuất hiện của Công giáo ở Lào Cai đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và đặt ra nhiều vấn đề, nhất là vấn đề hội nhập văn hóa Công giáo với văn hóa dân tộc Mông; vấn đề hình thành cộng đồng tôn giáo (Công giáo) - tộc người (người Mông) trong vùng. Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vùng đồng bào Mông theo các tôn giáo nói chung và theo Công giáo nói riêng đang đặt ra cho chính quyền tỉnh Lào Cai nhiều vấn đề phải giải quyết. Mặt khác, cho đến nay, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo, kích động đồng bào dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phái Bắc chống đối chính quyền, gây những phức tạp về an ninh, quốc phòng ở nhiều địa phương. Do đó, vấn đề người Mông ở Lào Cai theo Công giáo rất cần được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và cập nhật bởi vì:

2


Thứ nhất, người Mông là một tộc người có truyền thống văn hóa lâu đời, tâm thức đa thần, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên với vai trò nổi bật của dòng họ. Thế nhưng, ngay từ đầu thế kỉ XX, một bộ phận đã từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo - một tôn giáo phương Tây hoàn toàn xa lạ đối với đồng bào. Dù ban đầu chỉ có vài chục hộ rải rác ở các thôn bản thuộc hai xã Lao Chải và Hầu Thào thuộc huyện Sa Pa, song, tín đồ Công giáo người Mông lại rất kiên đạo, với cái lý “đã tin cái gì thì tin đến tận cùng”. Bằng chứng là trong gần 60 năm, dù không có linh mục hướng dẫn, nhà thờ xuống cấp, kinh tế - xã hội khó khăn, hầu như không có hoạt động mang tính thực hành tôn giáo, nhưng họ vẫn không bỏ đạo để trở lại với tín ngưỡng truyền thống. Có thể nói, niềm tin Công giáo của tín đồ người Mông ở Lào Cai trong thời gian ấy không hề tắt, nó như những đốm lửa nhỏ, âm ỷ trong tro lạnh, để rồi khi có điều kiện thuận lợi lại bùng cháy trở lại và lan tỏa xa hơn. Ngay cả khi xuất hiện đạo Tin lành/Vàng Chứ vào những năm 1990, một trào lưu cải đạo từ tín ngưỡng truyền thống sang tôn giáo mới trong cộng đồng người Mông diễn ra rất mạnh mẽ, nhưng những người đã từng theo Công giáo trước đó vẫn không chuyển sang Tin lành. Họ vẫn trung thành với tôn giáo đã lựa chọn, để rồi, khi có linh mục đến truyền giảng giáo lý và thực hành nghi lễ lễ, đức tin Công giáo nhanh chóng được khôi phục và phát triển. Đây là một điều rất đặc biệt, cần được lý giải một cách khách quan, khoa học trên quan điểm mác-xít.

Thứ hai, Lào Cai, đặc biệt Sa Pa là một trong những nơi đầu tiên Công giáo du nhập vào người Mông ở Việt Nam. Từ đây, Công giáo theo người Mông di cư sang các địa phương khác trong khu vực như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, hình thành nên một bộ phận người Mông theo Công giáo ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, tuy số lượng tín đồ chưa nhiều nhưng cũng rất đáng phải quan tâm vì vùng này tiềm ẩn nhiều yếu tố nhậy cảm cả về dân tộc và tôn giáo. Hơn nữa, Lào Cai hiện vẫn là một địa bàn truyền giáo, phát triển tín đồ của giáo hội mà trọng tâm là người dân tộc Mông. Vì vậy, nghiên cứu Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề đang đặt ra đối với công tác tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và vùng người Mông nói riêng.

Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai” làm Luận án tiến sỹ, chuyên ngành Tôn giáo học.

3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm, thực trạng đời sống đạo và ảnh hưởng của Công giáo đối với cộng đồng người Mông có đạo ở Lào Cai, luận án đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo trong tộc người này ở địa phương thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ

Để làm rõ mục đích trên, luận án có một số nhiệm vụ sau:

- Trình bày có hệ thống về người Mông, đặc biệt là tín ngưỡng truyền thống của tộc người này ở Lào Cai.

- Làm rõ quá trình du nhập, phát triển và một số đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

- Nêu bật thực trạng đời sống tôn giáo trong cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai. Qua đó, chỉ ra ảnh hưởng của tôn giáo này đối với bộ phận người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay.

- Làm rõ một số vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, trong đó chú trọng vào quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông; thực trạng đời sống tôn giáo (niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo), những ảnh hưởng và một số vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo ở địa phương.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: luận án nghiên cứu Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai qua khảo sát thực địa ở các xã: Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Tả Giàng Phìn, Bản Phùng, Tả Van (huyện Sa Pa); Nậm Xé, (huyện Văn Bàn); Tả Phời (thành phố Lào Cai), trong sự so sánh với người Mông theo Công giáo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên.

Về thời gian: luận án nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai từ đầu thập niên 20 của thế kỉ trước, nhưng tập trung vào giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

4


4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, nhất là các quan điểm: tôn trọng quyền tự do tôn giáo, đoàn kết tôn giáo, chống lợi dụng tôn giáo; quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, nhất là quan điểm đoàn kết toàn dân, bình đẳng giữa các dân tộc, chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách miền xuôi với miền ngược.

4.2. Cách tiếp cận

Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều cách tiếp cận như: sử học, tôn giáo học, nhân học, văn hóa học, xã hội học. Cụ thể:

Cách tiếp cận sử học: được áp dụng nghiên cứu quá trình du nhập, tồn tại và phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

Cách tiếp cận tôn giáo học: được áp dụng nghiên cứu thực trạng đời sống Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trên ba phương diện: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo; phân tích ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội của người Mông theo Công giáo ở Lào Cai.

Các cách tiếp cận nhân học, văn hóa học, xã hội học: được áp dụng để nghiên cứu thực trạng và vấn đề đặt ra liên quan đến Công giáo trong đồng bào dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, Lào Cai nói riêng.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tôn giáo học so sánh: được sử dụng để so sánh quá trình truyền nhập, phát triển và thực hành nghi lễ của các tôn giáo trong tộc người Mông; giữa Công giáo người Mông ở Lào Cai với Công giáo người Mông ở nơi khác; giữa Công giáo người Mông với Công giáo vùng dân tộc thiểu số ở Tây nguyên.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng nhằm khai thác tối đa tư liệu gốc, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung luận án, trong đó chú trọng đến tài liệu về người Mông theo Kitô giáo (Công giáo, Tin lành) ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở Lào Cai nói riêng.

Các phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, lấy ý kiến chuyên gia: được sử dụng để nghiên cứu thực trạng và vấn đề đặt ra liên quan đến đời sống tôn giáo của cộng đồng người Mông theo Công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023