Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 12


- Người nước ngoài chỉ được tuyển dụng nếu chủ lao động có thể chỉ ra rằng họ không thể tìm thấy lao động có phẩm chất phù hợp là người Việt Nam (điều kiện kiểm định thị trường lao động)

- Người nước ngoài chỉ được tuyển dụng vào các vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng cao, chủ yếu liên quan đến giáo dục đào tạo cấp cao

- Chủ lao động phải đào tạo lao động Việt Nam để thay thế nhanh nhất có thể được (yêu cầu về lao động thay thế)

Thứ hai, chính sách đất đai. Theo Luật Đất đai của Việt Nam, nhà ĐTNN không có quyền sở hữu đất mà chỉ được thuê quyền sử dụng đất với thời hạn tối đa 70 năm, nhưng thường là 30 năm. Giai đoạn trước năm 1995, Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp FDI được thuê đất và nếu trả tiền thuê một lần thì có quyền sử dụng đất như nhà đầu tư trong nước nhưng không được quyền cho thuê lại. Giai đoạn 1996 - 1999, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nhanh chóng có mặt bằng triển khai dự án, các doanh nghiệp FDI phải thanh toán tiền chi phí giải phóng mặt bằng. Đồng thời cho phép các doanh nghiệp FDI trong các KCN được quyền cho thuê lại đất. Từ năm 2000 đến nay, luật cho phép doanh nghiệp FDI được quyền thế chấp tài sản gắn với đất và giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn tại các ngân hàng.

Về sở hữu đất đai: Ở Việt Nam, đất đai là tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân. Vì vậy, bất kể người Việt Nam hay các nhà ĐTNN đều không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai. Quyền sử dụng của các nhà ĐTNN là thuê đất hoặc nhận vốn góp từ các nhà đầu tư trong nước. Việc cho thuê đất căn cứ vào dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo Luật Đầu tư.

Về thời gian giao và cho thuê đất: Luật Đất đai năm 1993 hạn chế thời gian thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài bằng thời hạn thực hiện dự án theo giấy phép. Đến Luật Đất đai năm 2003, thời hạn sử dụng đất vẫn không quá


50 năm; trừ một số dự án có đầu tư vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm, vào những vùng đặc biệt khó khăn là không quá 70 năm. Tuy nhiên, khi hết thời hạn, người sử dụng đất được xem xét gia hạn sử dụng nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: So với các Luật Đất đai năm 1987, 1993, sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001, Luật năm 2003 có bước chuyển đáng kể trong mở rộng hạn chế về đất đai đối với các nhà ĐTNN. Luật đã mở rộng đối tượng được xây dựng và kinh doanh nhà ở đối với tổ chức và cá nhân người nước ngoài. Tạo môi trường bình đẳng giữa người trong nước và người nước ngoài.

Về miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển: Các nhà ĐTNN được miễn, giảm tiền thuế đất khi đầu tư vào những khu vực khuyến khích đầu tư như KCN, KCX, khu KTM, miền núi, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Theo quy định mới, các doanh nghiệp BOT được miễn tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án.

Ưu đãi về sử dụng đất: Áp dụng chính sách một giá đối với các nhà đầu tư thuê đất trực tiếp từ Ban quản lý các KCN. Nhà đầu tư được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất trong thời gian thuê để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Nhà đầu tư thực hiện dự án nghiên cứu công nghệ cao hoặc đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ cao được miễn tiền thuê đất (Quyết định số 53/2004-TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tư vào khu CNC).

Thứ ba, chính sách công nghệ:

Chính sách chuyển giao công nghệ

Việt Nam đã ban hành Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 nhằm điều chỉnh các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cũng như hoạt động chuyển giao công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu chính của bộ luật này là thúc đẩy một số loại hình chuyển giao công


nghệ, hạn chế hoặc cấm một số loại hình và cung cấp khuôn khổ chung cho các hợp đồng và giải quyết tranh chấp chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao công nghệ được "khuyến khích" bao gồm: 1) tạo ra các sản phẩm mới và có tính cạnh tranh cao; 2) tạo ra các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ mới; 3) tiết kiệm nguyên liệu hoặc nguyên liệu thô; 4) bảo vệ sức khoẻ con người và các mục tiêu khác. Chuyển giao công nghệ bị "hạn chế" phải được phép của Nhà nước nếu nó có mục đích bảo vệ: 1) lợi ích quốc gia; 2) sức khoẻ con người; 3) các giá trị văn hoá quốc gia; 4) động thực vật, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chuyển giao công nghệ "bị cấm" bao gồm: 1) không đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và con người; 2) gây tổn hại cho phát triển kinh tế - xã hội; 3) đi ngược với các điều ước quốc tế;

4) bí mật quốc gia.

Luật năm 2006 về chuyển giao công nghệ cho phép các bên tư nhân tham gia thị trường tự do đàm phán các điều khoản và điều kiện chuyển giao công nghệ. Đăng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ là không bắt buộc (ngoại trừ các trường hợp nêu trên về các hoạt động chuyển giao “bị hạn chế"), nhưng đây là điều nên làm để được hưởng ưu đãi thuế mà Luật quy định. Các ưu đãi thuế bao gồm:

Miễn thuế thu nhập cho đơn vị góp vốn bằng phát minh sáng chế hoặc nhượng quyền công nghệ;

Miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp trong phát triển khoa học và công nghệ;

Miễn thuế thu nhập và 50% thuế ngày nghỉ áp dụng cho 9 năm đầu tư trong lĩnh vực công nghệ.

Luật Sở hữu trí tuệ

Khuôn khổ pháp lý và khung điều tiết quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) cũng đã được chỉnh sửa và cải tiến rất nhiều trong giai đoạn Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Việt Nam cam kết rất rõ ràng trong việc hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ


pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Quan trọng hơn là Quốc hội đã lần đầu tiên thông qua Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Luật này tỏ ra rất toàn diện về phạm vi đề cập và đã đưa khuôn khổ pháp lý điều tiết các hoạt động về quyền sở hữu trí tuệ đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện đại. Luật này cũng củng cố thêm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ đã xuất hiện rải rác trước đó trong nhiều tài liệu pháp lý khác. Trong khi một số vấn đề - chủ yếu liên quan tới việc thực thi luật - vẫn tiếp tục được giải quyết bằng Luật Dân sự và Hình sự thì tất cả các nội dung chính về quyền sở hữu trí tuệ đều được đưa vào Luật sở hữu trí tuệ và luật này sẽ được đem ra áp dụng nếu có sự khác biệt giữa các quy định của luật này với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong các bộ luật khác.

Việc áp dụng Luật về quyền sở hữu trí tuệ là điều cần thiết để Việt Nam tuân thủ đúng hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến đầu tư của WTO (TRIPS). Việt Nam cũng phải thực hiện hết các cam kết của mình theo Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ và các hạn chế mang tính truyền thống đối với quyền sở hữu trí tuệ.

2.2.1.3. Chính sách khuyến khích kinh tế

Doanh nghiệp FDI hiện đang áp dụng hệ thống các loại thuế và lệ phí như: Thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư... Từ năm 2005 đến nay, một số loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất... đã được thu hẹp và dần xóa bỏ sự cách biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp FDI, thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây áp dụng các mức thuế suất từ 10% đến 25%. Dự án đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức 10% trong thời hạn 15 năm. Đến năm 2003, đã thống nhất một mức thuế áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp


FDI mức thuế suất là 28%. Nhiều nhà ĐTNN cho rằng mức thuế này vẫn là khá cao so với một số nước trong khu vực, nhất là trong điều kiện các chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Chính sách ưu đãi thuế: Để khuyến khích thu hút các dự án FDI sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước, ứng dụng công nghệ cao... Nhà nước đã có chính sách ưu đãi như: Miễn thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn ưu tiên trong 5 năm; doanh nghiệp xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc để cung ứng sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu; ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI sử dụng trên 500 lao động, dự án FDI đầu tư vào địa bàn khó khăn; bãi bỏ quy định bắt buộc trích quỹ dự phòng; bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận về nước... Bên cạnh những ưu đãi chung của Nhà nước, các địa phương còn có ưu đãi riêng về thuê đất, chi phí hạ tầng, cung cấp thông tin, đào tạo nhân lực...

Mức độ hấp dẫn các nhà ĐTNN phụ thuộc rất lớn vào việc quy định các mức thuế đầu tư đối với họ. Cơ cấu thuế đầu tư còn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đối tượng, định hướng, quy mô và hình thức đầu tư của nhà đầu tư. So với doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp ĐTNN được hưởng nhiều ưu đãi về thuế hơn. Căn cứ vào lĩnh vực, địa bàn đầu tư, tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá và sử dụng nhân công, Chính phủ Việt Nam đã quy định các mức thuế khác nhau.

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

Trước tháng 01 năm 2004, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với mức 3%, 5% và 7% tuỳ từng dự án. Thuế suất này được miễn trừ bắt đầu từ tháng 1/2004 .

Thuế nhập khẩu

Điều 47 Luật ĐTNN quy định rõ về thực hiện thuế xuất nhập khẩu, như: máy móc phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu vào


Việt Nam để tạo tài sản cố định khi thành lập doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu. Trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ cũng được miễn thuế nhập khẩu. Các dự án đầu tư vào các vùng thuộc địa bàn khó khăn cũng được ưu đãi hoặc miễn thuế nhập khẩu.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Doanh nghiệp có vốn FDI cũng được miễn thuế VAT đối với hàng hoá tạo tài sản cố định. Đối với dự án đầu tư vào khu KTM, thì mọi hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong khu phi thuế quan không chịu thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trước năm 2004, doanh nghiệp có vốn ĐTNN nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% (các doanh nghiệp trong nước là 32%). Theo Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam: doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các bên nước ngoài hợp doanh, nộp thuế lợi tức với mức thuế suất là 25% lợi nhuận thu được trừ một số trường hợp ưu tiên: (i) mức thuế 20% đối với dự án có một trong các tiêu chuẩn: xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm; sử dụng từ 500 lao động; nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản; sử dụng công nghệ tiên tiến đầu tư vào nghiên cứu, phát triển; (ii) mức thuế 15% đối với dự án: xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm, đầu tư vào lĩnh vực luyện kim, hoá chất cơ bản, cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện điện tử; xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng (cầu, đường, cấp thoát nước, điện); đầu tư vào các vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội khó khăn v.v.

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 đã quy định danh mục, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đãi thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động.


Theo đó, kể từ 1/1//2004, thuế thu nhập được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp nước ngoài và trong nước là 28% (Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003).

Để khuyến khích FDI, Chính phủ cũng đưa ra thời hạn áp dụng các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong các dự án cụ thể. Chẳng hạn: có dự án được áp dụng mức thuế suất là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động và được miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi; dự án có thuế suất 15% được áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động và miễn thuế thu nhập 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo; ... Sau thời gian hưởng các mức thuế suất ưu đãi thì các dự án đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 25%.

Các dự án trong KCN, KCX được hưởng các ưu đãi thuế ở mức 10%, 15% trong thời hạn 8, 4 và 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi tùy từng trường hợp doanh nghiệp kỹ thuật cao hoặc theo tỷ lệ xuất khẩu. Các dự án BOT được hưởng mức thuế 10% trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được hoàn lại khi doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Cốt lõi thuế doanh nghiệp ở Việt Nam tương đối thích hợp và được quản lý tốt. Chính phủ đã áp dụng một mạng lưới các ưu đãi thuế phức tạp dựa trên mức thuế thu nhập doanh nghiệp với hai tiêu chí chính:

Hai danh mục "Các ngành được ưu đãi" và "Các ngành được ưu đãi đặc biệt". Danh mục các lĩnh vực được ưu đãi bao gồm khoảng 53 lĩnh vực từ sản xuất chai lọ hoặc bao bì nước quả đến các bệnh viện tư nhân và sản xuất thiết bị điện tử. Nó cũng bao hàm cả các ngành sử dụng nhiều lao động như các dự án sử dụng từ 500 đến 5000 lao động và tất cả các dự án đang hoạt động trong các KCN. Danh mục các lĩnh vực ưu đãi đặc biệt bao gồm khoảng 26 lĩnh vực khác từ trồng rừng đến sản xuất máy tính và các thiết bị ITC hoặc các dự án nghiên cứu và phát triển. Danh mục này cũng bao gồm tất cả các dự án sử dụng trên 5000 lao động.


Bảng 2.6: Tóm tắt các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và lệ phí thuê đất1



Điều kiện

Mức thuế đã được giảm1

Tổng thời gian được giảm

thuế2

Miễn thuế hoàn toàn3

Giảm 50%

mức thuế 4

Miễn thuế thuê đất

Các cơ sở kinh doanh mới thành lập






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi

20%

10 năm

2 năm

3 năm

3 năm

* Vùng khó khăn về kinh tế xã hội

20%

10 năm

2 năm

6 năm

7 năm

* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi

15%

12 năm

3 năm

7 năm

11 năm

Vùng khó khăn về kinh tế xã hội (kể cả






các khu công nghiệp)






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi đặc biệt

10%

15 năm

4 năm

9 năm

7 năm

hoặc Vùng đặc biệt khó khăn về kinh





11 năm

tế xã hội (kể cả các khu công nghệ cao





15 năm

và các khu kinh tế)





miễn thuế

hoàn toàn5

Sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện nay






* Không thuộc khu đô thị theo Quy

--

--

2 năm

2 năm


hoạch tổng thể






* Thông tin liên lạc khó khăn hoặc

--

--

2 năm

6 năm

--

Vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế xã






hội






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 12

Mở rộng kinh doanh và hiện đại hoá côngnghệ6

* Lĩnh vực hoặc vùng không được

--

--

1 năm

2 năm

--

hưởng ưu đãi






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi hoặc

--

--

1 năm

4 năm

--

Vùng khó khăn về kinh tế xã hội






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi đặc biệt

--

--

2 năm

3 năm

--

hoặc Vùng đặc biệt khó khăn về kinh






tế xã hội






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi

--

--

3 năm

5 năm

--

Vùng khó khăn về kinh tế xã hội






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi đặc biệt

--

--

3 năm

7 năm

--

Vùng khó khăn về kinh tế xã hội






* Lĩnh vực được hưởng ưu đãi (đặc

--

--

4 năm

7 năm

--

biệt) Vùng đặc biệt khó khăn về






kinh tế xã hội







Các trường hợp khác

* Sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ (chiếm ít nhất 50% tổng lao động)

* Sử dụng trên 100 động nữ (chiếm ít nhất 30% tổng lao động)

* Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số


Giảm thuế theo tổng số lương trả cho lao động nữ


Giảm thuế theo tổng số lương trả cho lao động nữ


Miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 và Nghị định về Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022