Hoàn Tất Việc Chuyển Ngân Hàng Thành Ngân Hàng Cổ Phần

mại cổ phần, phù hợp với Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan. Được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất nếu không có xung đột với luật pháp Việt Nam.

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được tiếp tục kinh doanh các ngành, nghề hiện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ sách kế toán tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 đã được kiểm toán năm 2006 của Ngân hàng Ngoại thương là 11 127 248 triệu đồng (mười một triệu một trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm bốn mươi tám triệu đồng).

Ngoài áp dụng các phương pháp quốc tế trong xác định giá trị doanh nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện các bước xử lý tài chính, xác định giá trị quyền sử dụng đất và hình thức sử dụng đất sau cổ phần hoá, đánh giá tài sản khác… kết hợp với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn cổ phần hoá và định giá nước ngoài; đồng thời căn cứ tình hình cung cầu thị trường và các yếu tố khác tại thời điểm trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giá khởi điểm cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, công bố giá trị doanh nghiệp và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo số đánh giá lại.

Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành:


a) Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng (mười lăm nghìn tỷ đồng).


b) Hình thức cổ phần hoá và cơ cấu cổ phần phát hành:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Hình thức cổ phần hoá: giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51% vốn điều lệ, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: tổng khối lượng phát hành trong đợt đầu là 30% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, trong đó:

Cổ phần hoá ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vcb): kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại nhà nước - 6

+ Cổ phần bán đấu giá công khai trong nước: 6,5% vốn điều lệ.


+ Cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và cho các đối tượng nắm giữ trái phiếu tăng vốn: 3,5% vốn điều lệ.

+ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược trong nước: 5% vốn điều lệ.


+ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: tối đa không quá 20% vốn điều lệ.

Giai đoạn 2: phát hành và niêm yết quốc tế không vượt quá 15% vốn điều lệ.

Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược:


a) Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài:


- Tiêu chí: là các tổ chức tài chính có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế hoặc khu vực; có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực; có chiến lược và văn hoá kinh doanh phù hợp; có chuyên môn, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động và đảm bảo không có xung đột về lợi ích với chiến lược phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

- Số lượng: tối đa không quá 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Ngân hàng Ngoại thương thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tiềm năng theo quy định của pháp luật và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu. Nhà đầu tư chiến lược được tham gia trong cơ cấu tổ chức quản lý Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo quy định của pháp luật.

b) Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trong nước: là các đối tác hoặc bạn hàng truyền thống trong nước.

c) Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

d) Nhà đầu tư chiến lược cam kết đầu tư dài hạn, không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian ít nhất là 5 năm, kể từ ngày Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sử dụng nguồn vốn thặng dư sau khi bán cổ phần: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được quản lý một phần tiền thu được từ cổ phần hoá để đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi hoàn thành cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Việc hình thành Tập đoàn tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ do Hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam quyết định.

4.4.2. Tổ chức bán cổ phần

a. Phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng - IPO


Như đã đề cập trong chương I, “IPO là việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu, là sự kiện một doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu của người nắm giữ và người đó là chủ sở hữu một phần tài sản của doanh nghiệp, có quyền biểu quyết trong các kỳ họp đại hội cổ đông thường niên hay bất thường”.

IPO đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cổ phần hoá của một doanh nghiệp. Trước khi được phép huy động vốn rộng rãi từ công chúng phải đảm bảo thực hiện các điều kiện về phát hành cổ phiếu và quy chế cáo bạch đầy đủ, chính xác các thông tin về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. VCB cũng vậy, trước khi chính thức IPO, vào ngày 06/12/2007, VCB đã công bố bản cáo bạch và thông tin chính thức về IPO. Theo đó, giá trị VCB theo sổ sách được kiểm toán tại thời điểm 31/12/2006 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là 166.952 tỷ đồng, trong đó giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 11.127 tỷ đồng. Theo đánh giá lại, giá trị doanh nghiệp là 243.835 tỷ đồng, giá trị phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp là 87.861 tỷ đồng. Ngân hàng Ngoại thương không thực hiện điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo giá trị được đánh giá lại. Ngoài ra, VCB cũng công bố kết quả hoạt động kinh doanh của VCB trong 3 năm 2004, 2005, 2006; định hướng hoạt động sau cổ phần hoá cũng như kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Trong tháng 12/2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5% vốn điều lệ (tương đương

97.500.000 cổ phần) thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tổ chức tư vấn tài chính: Credit Suisse (Singapore) Limited, tư vấn kiểm toán: Ernst & Young Vietnam Limited, tư vấn pháp lý: Văn phòng Luật sư

YKVN, tổ chức tư vấn bán đấu giá trong nước: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCBS). Kết quả:[26]

+ Tổng số cổ phần chào bán: 97.500.000 cổ phần.


+ Tổng số cổ phần bán được: 97.500.000 cổ phần tương đương 10.516.320.430.000 VND.

+ Tổng số cổ phần từ chối mua: 3.180.726 cổ phần


+ Tổng số cổ phần bán được thực tế: 94.319.274 cổ phần (đạt tỷ lệ 96,74%).

+ Tổng số tiền thu được thực tế: 10.146.182.246.500 VND.


+ Giá bình quân thực tế: 107.572,7 VND/ cổ phần .


Trong đó:


+ Giá khởi điểm: 100.000đ/ cổ phần


+ Giá trúng thầu thấp nhất: 102.000đ/ cổ phần


+ Giá trúng thầu cao nhất: 250.000đ/ cổ phần


+ Số lượng nhà đầu tư tham gia 9.473 trong đó có 9.068 nhà đầu tư trong nước, 207 nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức trong nước là 153, tổ chức nước ngoài 45.

+ Tổng cộng có 8792 nhà đầu tư trúng giá với tổng giá trị cổ phần bán được là 10.516.320.430.000đ, trong đó có 146 tổ chức trong nước trúng

30.643.448 cổ phần, 37 tổ chức nước ngoài trúng 28.082.600 cổ phần; 8.411 cá nhân trong nước trúng 38.121.718 cổ phần; 198 cá nhân nước ngoài trúng

652.234 cổ phần.


b. Phát hành từ chuyển đổi trái phiếu tăng vốn VCB 2005

Việc chuyển đổi trái phiếu tăng vốn VCB năm 2005 được quy định chi tiết tại: (i) Bản cáo bạch niêm yết Trái phiếu Tăng vốn NHNT năm 2005 trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Giấy phép niêm yết số 57/UBCK-GPNY do Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày 18/07/2006); và (ii) Quy định về Trái phiếu Tăng vốn NHNT năm 2005 do Tổng Giám đốc NHNT ký ngày 23/11/2005.

Giá chuyển đổi Trái phiếu Tăng vốn là giá đấu thành công bình quân thực tế hình thành từ đợt bán đấu giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của NHNT ngày 26/12/2007.

Theo đó, kết quả phát hành từ chuyển đổi Trái phiếu tăng vốn VCB năm 2005 như sau:

+ Giá chuyển đổi: 107.572,7 VND/ cổ phiếu


+ Tổng số cổ phần bán từ chuyển đổi trái phiếu: 12.634.012 cổ phần


+ Tổng số tiền thu được: 1.359.074.782.830 VND.


c. Phát hành từ bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên


Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP [20] về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, giá mua cổ phần đối với người lao động và tổ chức công đoàn của doanh nghiệp được ưu đãi bằng 60% giá trúng đấu giá bình quân.

Kết quả phát hành từ bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên như sau:

+ Giá bán ưu đãi: 64.543,62 VND/cổ phần


+ Tổng số cổ phần bán theo giá ưu đãi: 5.311.700 cổ phần


+ Tổng số tiền thu được: 342.836.346.354 VND.

Tóm lại, tổng số cổ phần bán được qua đợt này (IPO, chuyển đổi Trái phiếu Tăng vốn VCB năm 2005, bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho cán bộ công nhân viên) là 112.264.986 CP, với tổng số tiền thu được là 11.848.093.375.684 VND.

d. Lựa chọn NĐTCL


Ngày 20/04/2007, Văn phòng Chính phủ đã ký Thông báo số 83/TB- VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc đồng ý cho VCB thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi bán đấu giá cổ phần lần đầu. Sau đó, Chính phủ cũng phê duyệt phương án cổ phần hoá VCB theo hướng cho phép ngân hàng bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước, sau đó mới bán đấu giá ra công chúng. Tuy nhiên, VCB đã thực hiện IPO trước khi chọn ra nhà đầu tư chiến lược và đã được Chính phủ đồng ý. Việc thay đổi kế hoạch này có hai lý do:

Một là, do việc đàm phán với đối tác chiến lược đã không đạt kỳ vọng của VCB và Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ đã cho phép VCB thực hiện IPO trước.

Hai là, để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư sở hữu Trái phiếu Tăng vốn VCB. Việc đàm phán với đối tác chiến lược có thể kéo dài nên việc IPO làm nhằm thực hiện đúng cam kết của VCB đối với các trái chủ khi thời gian chuyển đổi tối đa của trái phiếu là 2 năm.

Quá trình lựa chọn đối tác chiến lược kéo dài và vẫn đang diễn ra, lại đúng vào thời kỳ chứng khoán đang đi xuống có thể gây ra một số bất lợi trong đàm phán cho VCB. Thực tế, giá cổ phiếu VCB tham khảo trên thị trường OTC đang xuống thấp ở 50 - 60 nghìn đồng/cổ phiếu. Đây có thể là một yếu tố để các đối tác nước ngoài gây khó khăn trong quá trình đàm phán.

Theo Nghị định 109 thì nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần lần đầu theo giá thoả thuận với doanh nghiệp nhưng không thấp hơn giá trúng thầu bình quân. Tuy nhiên, cũng tại điều khoản này, nghị định cũng “mở” với một số trường hợp: “Đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các NHTMNN) nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hoá báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược”.

e. Xử lý thặng dư cổ phần


So với Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Nghị định 109/2007/NĐ-CP có sự thay đổi về sử dụng tiền thu từ bán cổ phần lần đầu cho doanh nghiệp cổ phần hoá. Trước đây, phần thặng dư phát hành (chênh lệch giá bán và mệnh giá cổ phiếu) sau khi được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hoá, giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, nếu thừa phải nộp toàn bộ về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Theo Nghị định 109, trong trường hợp cổ phần hoá phát hành thêm thì thặng dư phát hành sau khi trừ chi phí cổ phần hoá và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được để lại doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ trước khi nộp về quỹ hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo công văn số 489/VPCP-ĐMDN, Chính phủ khẳng định cho phép VCB để lại một phần vốn thặng dư ngoài tỷ lệ thặng dư được để lại cho doanh nghiệp như Nghị định 109 để triển khai một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ thặng dư VCB được giữ lại sẽ được công khai sau khi kết thúc phát hành cổ phiếu ra công chúng. VCB sẽ sử dụng phần thặng dư được quản lý để lập quỹ đầu tư, và yêu cầu đối tác chiến lược nước ngoài gọi thêm vốn quốc tế cho quỹ. Đầu tư vào hạ tầng, trước hết là định hướng đúng với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Thứ hai, hạ tầng là những dự án hút vốn lớn, hiệu quả ổn định lâu dài và thường đảm bảo độ an toàn cao vì có bảo lãnh của Nhà nước.

4.4.3. Hoàn tất việc chuyển ngân hàng thành ngân hàng cổ phần


a. Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất


Ngày 26/04/2008, Đại hội lần thứ nhất Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã chính thức diễn ra. Đại hội đã thảo luận và thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; bầu thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ 2008 - 2013; thông qua Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 - 2013 và Phương án kinh doanh năm 2008; thông qua mức thù lao Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát năm 2008; thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán cho năm 2008; thông qua kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2008.[27]

b. Chính thức trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần


Theo giấy phép số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam sau khi cổ phần hoá, chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngân hàng được cấp Giấy phép có tên đầy đủ bằng Tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên đầy đủ bằng Tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam, tên giao dịch là Vietcombank, và tên viết tắt là VCB. VCB được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. VCB có thời gian hoạt động là 99 năm, được hoạt động trên các địa bàn trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật và sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trong thời gian hoạt động, Ngân hàng này phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà

nước Việt Nam theo quy định của pháp luật và tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động, điều lệ tổ chức và hoạt động của VCB đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y.

Theo nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của VCB là kinh doanh ngân hàng với các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh bao gồm: huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động khác theo quy định.

c. Kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán


Đại hội đồng cổ đông đã thông qua kế hoạch niêm niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Theo đó, “đại hội đã thông qua chủ trương niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong năm 2008 và uỷ quyền cho Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm thực hiện việc niêm yết bao gồm: lựa chọn tổ chức tư vấn niêm yết, tiến hành các công việc liên quan để thực hiện niêm yết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành”[22].‌

Tuy vậy, những thông tin quan trọng như thời gian niêm yết cụ thể của VCB là khi nào, giá bao nhiêu cũng vẫn chưa được đề cập đến.


5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sau cổ phần hoá

Tính đến 31/03/2008, tổng nguồn vốn của VCB Việt Nam đạt 195.587 tỷ quy đồng, tăng 10,1% so với cuối tháng 12/2007; nợ quá hạn vẫn ở mức đảm bảo, chiếm tỷ lệ 1,4% trong tổng dư nợ.

Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, “doanh số thanh toán xuất nhập khẩu quý I/2008 đạt 8.428 triệu USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước. VCB hoàn thành 24,9% so với kế hoạch đặt ra trong năm 2008 cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và chiếm 25,2% thị phần xuất nhập khẩu cả nước. Quý I/2008, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh đạt 4.799 triệu USD, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu cũng đạt 3.628 triệu USD” [23].

Về hoạt động thẻ, VCB vẫn là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh phát triển dịch vụ thẻ, có thị phần thẻ lớn nhất thị trường. Đến hết quý I/2008, VCB đã phát hành thêm 5.365 thẻ tín dụng quốc tế, hoàn thành 29,7% kế hoạch năm, nâng tổng số thẻ tín dụng quốc tế do VCB phát hành lên

26.207 thẻ. Đối với thẻ ghi nợ, quý I/2008, VCB đã phát hành 242.687 thẻ Connect 24, đạt 20,2% kế hoạch năm và 12.197 thẻ MTV và Visa debit, đạt 12,7% kế hoạch. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đạt 174 triệu USD, đạt 32,5% kế hoạch. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng do VCB phát hành đạt 484 tỷ đồng, đạt 12,7% kế hoạch.

Về kinh doanh ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ qua ngân hàng quý I/2008 tăng mạnh, chủ yếu vẫn tăng đối với khu vực khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân. Tổng số ngoại tệ mua bán đạt trên 7 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh số mua vào 3.481 triệu USD, tăng 34% và doanh số bán ra đạt 3.551 triệu USD, tăng ở mức 38%. Ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu xăng dầu đạt 504 triệu USD so với 399 triệu USD bán ra cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2008, VCB đã thể hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình chung tay với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đạt được kết quả kinh doanh theo đúng như mục tiêu kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế ước khoảng trên 900 tỷ đồng.

Trong năm 2008, mục tiêu hoạt động tín dụng của VCB là nâng cao hiệu quả tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững an toàn. Dư nợ tín dụng dự kiến đảm bảo ở mức dưới 30%, duy trì tỷ lệ nợ xấu tối đa 2,6%, trích lập dự phòng rủi ro vào chi phí ở mức 905 tỷ VND, huy động vốn từ nền kinh tế quy VND dự kiến đạt 158.861 tỷ VND, vốn điều lệ sẽ là 15.000 tỷ VND. Hoạt động ngân hàng thương mại của VCB sẽ mở thêm chi nhánh tại địa bàn Hà Nội, Thanh Hoá, Hà Tây, Tiền Giang, Tây Ninh và 60 phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

Với kế hoạch trên, VCB dự kiến năm 2008, thu nhập từ lãi đạt 4.537 tỷ VND (tăng 13,94% so với năm 2007); thu nhập dịch vụ và hoạt động khác dự kiến đạt 2.339 tỷ VND (tăng 6,97% so với năm 2007), lợi nhuận hợp nhất của cả hệ thống ước đạt 3.383 tỷ VND.

5.2. Thuận lợi và khó khăn


5.2.1. Thuận lợi


a. Sự hỗ trợ của Chính phủ


Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn cổ phần hoá, lại hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - một lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế - nên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm hỗ trợ, các bước đi đều được tính toán thận trọng nhằm tránh xảy ra những biến động tài chính không đáng có.

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc lành mạnh hoá khu vực ngân hàng thông qua việc triển khai Đề án cơ cấu lại NHTMNN (2001) nhằm từng bước làm lành mạnh tình hình tài chính, đưa hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Thực tiễn cho thấy, ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi đã tiến hành cổ phần hoá NHTMNN thì các NHTMNN trước khi cổ phần hoá đều nằm trong tình trạng

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí