nối với TTLKCK quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các SGDCK, TTLKCK, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ. Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
3.4.2.2 Áp dụng các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp
Cải thiện môi trường kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực tài chính của mình. Trong đó, cần chú trong một số nhóm vấn đề sau:
Ổn định tình hình kinh tế, ổn định lạm phát và tỷ giá,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể có các nhóm giải pháp sau: (i)Tăng đầu tư tác động chuyển biến mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp,
nông thôn và đời sống nông dân, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.(ii)Tăng khả năng tiết kiệm vốn của doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu…(iii) Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị sức mua tiền đồng, tăng dần dự trữ ngoại hối, tăng trả nợ, giảm vay nợ, chấm dứt đầu tư dàn trải nhất là đầu tư dàn trải của doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, đánh giá lại hiệu quả của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, khắc phục tình trạng bù lỗ và hỗ trợ về thuế, đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm tra đối chiếu minh bạch việc điều hành quỹ.(iv)Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. (v) Rà soát, giảm bớt các thủ tục hành chính gây khó cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng.
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: có những biện pháp quyết liệt đổi mới quản lý ngành điện, tập trung phát triển ngành điện, giải quyết tình trạng thiếu điện một cách cơ bản; Phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, xây dựng đường bộ đạt chuẩn; quy hoạch lại đường giao thông đô thị tránh ùn tắc; mở rộng các cảng hàng không tại các vùng kinh tế trọng điểm; nâng cấp hệ thống đường sắt; xây dựng hệ thống cảng biển phù hợp; Phát triển hạ tầng viễn thông bền vững cùng với tăng trưởng về số lượng cần nâng cấp các dịch vụ đi kèm cho phù hợp, Phát triển hạ tầng viễn thông ở những vùng sâu, xa,...;Xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải, tránh tình trạng thiếu nước và ô nhiễm môi trường gia tăng,...
3.4.2.3 Xây dựng và thực hiện việc quy hoạch, dự báo đối với ngành vật liệu xây dựng phù hợp hơn
Có thể bạn quan tâm!
- Lựa Chọn Và Thực Hiện Chính Sách Cổ Tức Phù Hợp
- Đánh Giá Lại Chính Sách Cơ Cấu Nguồn Vốn Định Kỳ Hàng Năm
- Chỉ Số Z Của Các Dn Ny Trong Ngành Vlxd Ny Giai Đoạn 2009-2020
- Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 29
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Nếu như trước đây, nhiều sản phẩm VLXD chủ lực của Việt Nam như xi măng, kính xây dựng, gạch ốp lát… chủ yếu phải nhập khẩu, thì những năm gần đây, ngành VLXD đã đạt được những thành tựu quan trọng khi chủng loại, chất lượng VLXD ngày càng được mở rộng, nâng cao và đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Một số doanh nghiệp VLXD có trình độ công nghệ, thiết bị và quản lý tương đối tiên tiến, đã có một số thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm VLXD có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế như Tổng công ty Viglacera, CTCP Tập đoàn thép Hoà Phát…
Mặc dù ngành VLXD đã có những bước bứt phá lớn, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại; do đó, cần có sự đánh giá lại thực trạng để tìm giải pháp phát triển bền vững. Cụ thể, thời gian qua việc đầu tư trong ngành VLXD không thực hiện theo quy hoạch - chủ yếu tự phát, phong trào - dẫn đến lúc được lúc mất, khủng hoảng thừa. Hay tình
trạng khai thác VLXD trái phép diễn ra nhiều nơi hoặc khai thác có phép nhưng không đảm bảo về môi trường. Một số hạn chế, thách thức khác nữa của ngành như một số quy định quản lý đã không còn phù hợp với tình hình thực tế; chất lượng quy hoạch chưa cao; việc kiểm soát sản xuất VLXD theo quy hoạch và kế hoạch chưa chặt chẽ; trình độ công nghệ, thiết bị chung của toàn ngành chuyển biến chậm; hiệu quả sử dụng tài nguyên của một số sản phẩm chưa cao; việc triển khai một số vật liệu mới, vật liệu thay thế các VLXD truyền thống như cát, gạch nung, vật liệu xây dựng sử dụng phụ phẩm của các ngành công nghiệp khác, VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường… còn có những vướng mắc.
Để khắc phục tình trạng hiện nay, cần có sự phối hợp tốt hơn nữa từ các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về VLXD. Đầu tư sản xuất các loại VLXD thân thiện với môi trường, lựa chọn tìm vật liệu thay thế vật liệu truyền thống. VLXD phải phát triển đáp ứng được nhu cầu cho ngành xây dựng trong nước, hướng tới xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn. Đồng thời, từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh sử dụng vật liệu không nung thay thế vật liệu nung. Nhanh chóng nghiên cứu và sử dụng chất thải của các nhà máy để sản xuất VLXD. Rà soát các quy hoạch VLXD để cập nhật, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp; xây dựng kế hoạch phát triển đối với các VLXD chủ yếu; kiểm soát quá trình phát triển VLXD đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển VLXD Việt Nam, tập trung vào một số sản phẩm mũi nhọn. Các địa phương kiểm soát quá trình đầu tư phát triển VLXD đảm bảo tính bền vững, đặc biệt là kiểm soát việc sản xuất gạch đất sét nung và các cơ sở sản xuất VLXD gây ô nhiễm môi trường; tính toán nhu cầu cát xây dựng, vật liệu san lấp để có kế hoạch đáp ứng, chú ý sử dụng vật liệu thay thế cát xây dựng, cát san nền và thực hiện nghiêm quy định báo cáo hoạt động khoáng sản, quản lý nhà nước về khoáng sản.
KẾT LUẬN
Cơ cấu nguồn vốn, nội dung trọng tâm của quyết định tài trợ, là vấn đề chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Hoạch định và lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn tài chính mà còn làm gia tăng giá trị doanh nghiệp cũng như lợi ích của các chủ sở hữu. Tuy nhiên, ra quyết định về cơ cấu nguồn vốn là một công việc không dễ dàng đối với các nhà quản trị tài chính bởi đây là kết quả của việc xem xét những nhân tố bên trong cũng như những nhân tố bên ngoài, kết hợp hoạt động hiện tại của doanh nghiệp với mục tiêu chiến lược dài hạn. Do vậy, cơ cấu nguồn vốn không chỉ là vấn đề lý thuyết mà còn là nền tảng giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp hoạch định và ra quyết định tài trợ hợp lý trong thực tiễn.
Luận án lựa chọn nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của các DNNY trong ngành VLXD ở Việt Nam với mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn trong phạm vi một ngành nghiên cứu cũng như làm phong phú thêm những nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu nguồn vốn tại những thị trường Việt Nam. Nội dung của luận án gồm ba chương. Trên cơ sở hệ thống hoá các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn và hoạch định cơ cấu nguồn vốn cho doanh nghiệp luận án tiến hành phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các DNNY trong ngành VLXD ở Việt Nam theo các tiêu thức nhất định. Cuối cùng, luận án đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện CCNV của các DNNY trong ngành VLXD ở Việt Nam. Những kết luận chính về luận án bao gồm:
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và hệ thống lại những lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn của DN, sự gắn kết của việc lựa chọn CCNV với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của DN. Kết luận từ những nghiên cứu tiền đề, cả lý thuyết lẫn thực chứng, là chưa thống nhất song nó cung cấp nền móng để các nhà quản trị có thể ra được quyết định CCNV phù hợp. Tác giả luận án cho rằng quyết định CCNV cần phù hợp với những đặc điểm nội tại của DN, hướng đến mục tiêu chiến lược, và hài hoá với chu kỳ kinh doanh của ngành. Do vậy, ngoài những nhân tố tác động đến CCNV kế thừa từ những nghiên cứu trước đây, luận án làm rõ sự điều chỉnh CCNV theo vòng đời DN và chu kỳ kinh doanh của ngành.
Thứ hai, luận án đã lựa chọn và làm sáng tỏ bài học kinh nghiệm về việc xây dựng và lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tại hai DNVLXD hàng đầu thế giới là Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản và tập đoàn xi măng SIAM của Thái Lan. Thông qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, tình hình tài chính, chiến lược phát triển của hai công ty này, luận án cho thấy (i) việc lựa chọn CCNV phải phù hợp với định hướng phát triển
của ngành và mục tiêu chiến lược công ty trong từng giai đoạn; (ii) ngành VLXD nói chung đang bước vào một giai đoạn tái cấu trúc hoạt động, đòi hỏi các DN phải đổi mới về công nghệ, sản phẩm, và lựa chọn vị trí phù hợp trong chuỗi giá trị ngành.
Thứ ba, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ thực trạng CCNV của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam giai đoạn 2009-2020 trên cơ sở kết hợp phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Phân tích CCNV theo quan hệ sở hữu, theo thời gian sử dụng, theo phạm vi huy động; cùng với kết quả định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến CCNV và tác động của CCNV đến hiệu quả HĐ của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam cho thấy cơ cấu nguồn vốn hiện tại của hầu hết các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam tiềm ẩn rủi ro phá sản cao và chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là ở nhóm DN xi măng. Tình trạng phân hoá rõ nét đang xảy ra ở nhóm hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp. Những DN sử dụng nhiều nợ vay có hiệu quả sinh lời của tài sản thấp; từ đó làm giảm sút TSSL của chủ sở hữu. Trái lại, những doanh nghiệp có hiệu quả sinh lời của tài sản cao đang duy trì một mức nợ vay thấp nên không tận dụng triệt để được mức độ khuếch đại TSSL cho các CSH của ĐBTC. Ngoài ra, mô hình tài trợ của nhiều doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính, nguồn vốn thường xuyên mỏng, sụt giảm trong giai đoạn nghiên cứu do thiếu hụt nguồn thường xuyên và đầu tư dàn trải vào TSCĐ trước đó.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích và làm rõ thực trạng CCNV của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam giai đoạn 2009-2020, luận án đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCNV cho các DN này. Luận án đề xuất điều chỉnh giảm hệ số nợ nói chung và hệ số nợ vay nói riêng của toàn ngành VLXD, cân đối lại kỳ hạn vay nợ theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ ngắn hạn, tăng cường năng lực tự chủ tài chính thông qua cải thiện kết quả HĐSXKD. Đối với DN xi măng, tỷ trọng nợ vay nên được duy trì trong khoảng 40% đến 60%, hệ số nợ mục tiêu ở mức 45.8%. Đối với các DN gạch đá, cần tránh mức nợ vay trong khoảng từ 36% đến 51%. Đây là khoảng hệ số nợ làm sụt giảm ROE. Các DN thép cần điều chỉnh tỷ trọng nợ ngắn hạn không vượt quá 60% và thiết lập mức nợ vay ngắn hạn mục tiêu là 45%. Tuy nhiên, các DN thép đang ở giai đoạn phát triển, phần lớn các DN có tỷ trọng TSCĐ lớn và tốc độ tăng trưởng doanh thu cao, việc điều chỉnh tỷ trọng nợ ngắn hạn cần sự thận trọng để không gây sự thiếu hụt vốn lưu động thường xuyên, gián đoạn hoạt động kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp có vị thế thị trường và nguồn nội sinh lớn, có thể thực hiện tái cơ cấu kỳ hạn các khoản nợ để cân đối mô hình tài trợ và chuẩn bị nguồn lực cho đầu tư chiều sâu trong tương lai. Ngoài ra, nếu giảm bớt được sự phụ thuộc vào nợ ngắn hạn, các DN có thể nâng cao vị thế và gia tăng giá trị của mình trong mắt các nhà đầu tư, tạo tiền đề quan trọng để huy
động tăng vốn chủ sở hữu sau khi đại dịch Covid-19 được khống chế, thị trường BĐS và thị trường xây dựng bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.
Mặc dù đã rất nỗ lực trong nghiên cứu, luận án cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Luận án hiện chưa làm sáng tỏ được một số nội dung liên quan đến CCNV như: vấn đề thuế, vấn đề dòng tiền, vấn đề xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu,… Tác giả luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu về vấn đề của luận án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), "Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn",Tạp chí khoa học và công nghệ,(5), (40),tr.14-22 .
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 85/2003/TT-BTC ngày 6/9/2002 hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng của các DNNN.
3. Chính phủ (2002), Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 quy định về quản lý và xử lý nợ tồn đọng của DNNN
4. Chính phủ (2013), Quyết định 929/2012/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về phê duyệt đề án tái cấu trúc DNNN mà tập trung là các TĐ, TCT nhà nước.
5. Chính phủ (2014), Quyết định 51/2014/QĐ- CP về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK của doanh nghiệp nhà nước.
6. Chính phủ (2014), Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/03/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
7. Công ty chứng khoán Vietcombank (2009), (2010), (2011), (2012), (2013) (2014),
Báo cáo nghành thép
8. Nguyễn Thành Cường (2015), Tác động của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp chế biến thủy sản Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trần Tiến Cường (2013), "Tái cơ cấu các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm gỡ nút thắt cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam", trong Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, tr.233-256.
10. Võ Hồng Đức, Võ Tường Luân (2014), "Bằng chứng thực nghiệm về hạn mức sử dụng nợ tối ưu trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam", Tạp chí Phát triển Kinh tế 2014, số 280: 43-60.
11. Nguyễn Hữu Huân, Lê Nguyễn Quỳnh Hương (2014), "Cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam", Tạp Chí Công Nghệ Ngân Hàng Số 101
12. Đàm Văn Huệ (2006), "Điều kiện để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam", Tạp chí kinh tế và Phát triển 2006, số 10
13. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
14. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2010), "Giáo trình tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính.
15. Vũ Thị Ngọc Lan (2013), "Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại tập đoàn dầu khí Việt Nam" - Tạp chí kinh tế phát triển.
16. Vũ Thị Ngọc Lan (2014), Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Đỗ Tiến Long (2013), "Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam" - Tạp chí khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Nam (2014), Các giải pháp xử lý nợ phải trả trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính, Hà Nội.
19. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (2011), (2012), (2013), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
20. Đoàn Hương Quỳnh (2014), Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội.
21. Nguyễn Hải Sản(1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
22. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. Hà Nội
23. Nguyễn Thu Thủy (2005), "Các cơ sở lý luận cơ bản để nghiên cứu và lựa chọn cơ cấu vốn doanh nghiệp", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
24. Nguyễn Thu Thủy (2005), "Các nhân tố quyết định sự lựa chọn cơ cấu vốn tại một số nước ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện kinh tế học
25. Tổng công ty thép Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển Tổng Công ty Thép Việt Nam đến năm 2015, và tầm nhìn cho các năm tiếp theo 2025.
26. Trần Thị Thanh Tú (2006), Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
27. Vũ Công Ty (2012), Tái cấu trúc tại các Tổng công ty xây dựng Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính, Hà Nội.
28. Ủy ban kinh tế của Quốc Hội (2014), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014. Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu, Nhà xuất bản Tri thức
29. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện Tài chính.
30. Bùi Văn Vần (2014), Đổi mới cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính.
31. Dương Thị Hồng Vân (2014), Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.B23
32. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (2012), Tái cơ cấu và cải cách doanh nghiệp nhà nước, Trung tâm thông tin - Tư liệu, (7).
33. Nguyễn Tấn Vinh (2011), Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên TTCK Hà nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
34. Lê Thị Phương Vy, Phùng Đức Nam (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học.
TIẾNG ANH
35. Agarwal, A., Nagarajan, N.J. (1990), “Corporate Capital Structure: Agency Costs and Ownership Control: The Case of All Equity Firms”, Journal of Finance, 45(4) : 1325- 1331.