Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành


vững nông nghiệp, nông thôn. Tác giả nêu một số định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong giai đoạn tới: Đảm bảo tỉ lệ lao động 50% và công nghiệp dịch vụ 50%; ngành nông lâm: trồng trọt chiếm 60%, chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản lượng toàn ngành…

11. Lê Thị Hồng Khuyên, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc; giới thiệu những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc trong quá trình đổi mới từ năm 1990 đến năm 2008. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp bao gồm: các giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tạo môi trường chính trị, xã hội, pháp lí thuận lợi và ổn định; hoàn thiện công tác qui hoạch, kế hoạch; khai thác kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng thị trường…) và các giải pháp tập trung phát triển trong từng khu vực như: khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác; khu vực ngành công nghiệp chế biến; khu vực ngành dịch vụ và xây dựng…nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

12. Lương Minh Cừ và cộng sự, 2012, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách giới thiệu khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ đó, tập trung nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mô


hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh: Đánh giá hiện trạng và các giải pháp đã áp dụng, đề xuất chuyển đổi khu vực kinh tế và mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tái cấu trúc doanh nghiệp...

14. Nguyễn Cúc và cộng sự, 1997, Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của những tác động kinh tế của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề xuất những giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả tác động kinh tế của Nhà nước nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

15. Nguyễn Đình Dương, 2006, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020, luận án tiến sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô đến năm 2020.

16. Nguyễn Huy Cường, 2009, Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, luận án tiến sĩ kinh tế, thực hiện tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị gắn với việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

17. Nguyễn Ngọc Thanh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong quá trình đổi mới, công bố trên Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 284, trang 39 - 45. Tác giả đã trình bày tổng quan về cơ cấu kinh tế ngành và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới: Ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 3

18. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: hiện trạng thời kỳ 1990 – 2005 và triển vọng đến năm 2015, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, trang 22- 37. Trong bài viết, tác giả đã khái quát hiện trạng cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ 1990 – 2005, trong đó đi sát vào vấn đề việc làm, dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2015 trên các mặt: dân số; cung lao động; việc làm theo ngành kinh tế, loại hình công việc, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

19. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, công bố trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, trang 3 - 11. Ứng dụng phương pháp phân tích định lượng, tác giả đã đánh giá tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế và thông qua tác động của quá trình này tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Đưa ra hai biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động xã hội: Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tập trung đào tạo và đào tạo lại cho lao động nông nghiệp.


20. Nguyễn Thị Minh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 3, trang 17- 26. Đăng ở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân tích định lượng về mối quan hệ giữa quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Phân tích sự dịch chuyển cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007, trong đó nhấn mạnh các vấn đề chưa hội nhập với kinh tế thế giới; Sự dịch chuyển của các nguồn lực giữa ba ngành sản xuất; Sự thay đổi trong mức thu nhập...Việt Nam cần có chính sách phù hợp nâng cao tính thông thoáng, công bằng, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế được nhanh và hiệu quả.

21. Nguyễn Từ, 2007, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhìn từ góc độ quản lý nhà nước đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 135, trang 29- 32 và trang 36. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các vấn đề: Chậm, mang nhiều yếu tố tự phát; Các ngành phục vụ nông nghiệp chậm đổi mới; Thiếu liên kết với nông nghiệp, nông dân; Hiệu quả thấp, ảnh hưởng sử dụng nguồn lực, ách tắc tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hoá hiện tại; Sản xuất nhỏ manh mún, hàng hoá cạnh tranh kém. Đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nước: Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn; nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp; đưa KHCN ứng dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường chỉ đạo của Nhà nước (chính quyền địa phương).

22. Phạm Thị Khanh và cộng sự, 2010, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày những vấn đề lí luận cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.


23. Tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển – trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1999, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Công trình này đã trình bày một số lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chỉ ra xu hướng vận động của quá trình chuyển dịch đặt trong điều kiện cụ thể của khu vực châu Á và thế giới.

Mỗi tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một góc độ khác nhau nhưng đều xuất phát từ những lý luận về CDCCKT ngành, trên cơ sở những lý luận chung đó khai thác các nội dung CDCCKT, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp thúc đâyCDCCKT và đây là nguồn tài liệu quan trọng có giá trị tham khảo rất bổ ích cho đề tài luận văn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014.

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH

1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế

Thuật ngữ “cơ cấu” hay “cấu trúc” có nguồn gốc ban đầu từ chữ latinh “Structure”. Ban đầu “cơ cấu” được sử dụng trong kiến trúc, trong sinh vật học, dùng để chỉ cách tổ chức, điều chỉnh các tế bào động, thực vật. Sau đó, khái niệm cơ cấu được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trong đó có các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân.

Vậy cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rò mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến


đổi của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng nào cần phải tiếp cận một cách có hệ thống đối với nó. (27, tr. 269 – 270).

Cơ cấu là thuộc tính mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng có. Đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem xét nó là một hệ thống phức tạp, có thể thấy rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành của chúng. Cơ cấu kinh tế phản ánh tính chất, trình độ, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong của một nền kinh tế. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ không chỉ về số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành - biểu hiện sự tăng trưởng của hệ thống mà còn là những mối quan hệ cơ cấu về chất giữa các yếu tố - biểu hiện sự phát triển của hệ thống. Do vậy, cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.

Đề cập tới vấn đề này, Các Mác cũng đã nói rằng: Cơ cấu là “một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội” và “Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vậtchất”… Khái niệm cơ cấu kinh tế ở đây thể hiện thông qua tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Khái niệm này cho thấy cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động gắn với sự thay đổi và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng.

Dưới góc độ Kinh tế học phát triển, cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng


vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện việc hình thành và chuyển dịch của các loại hình cơ cấu kinh tế.

Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế.

Từ những phân tích trên, cơ cấu kinh tế có thể hiểu là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế. Trong quá trình vận động của nền kinh tế, chúng có quan hệ tương tác lẫn nhau về số lượng, tỷ trọng và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hôi. Nó luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình nhất định. Một cơ cấu kinh tế như thế nào, xu thế chuyển dịch của nó ra sao phụ thuộc vào những điều kiện khách quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế chính trị nhất định. Tương ứng với những điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, tất yếu có một cơ cấu kinh tế phù hợp.

1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành

Dựa vào những đặc trưng của các bộ phận cấu thành hệ thống và cách thức chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, có thể chia cơ cấu kinh tế thành cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, còn cơ cấu thành phần kinh tế hình thành dựa trên chế độ sở hữu. Ba


kiểu cơ cấu này là những nội dung quan trọng phản ánh tập trung trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế vì nó được phát triển theo quan hệ cung – cầu, theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, nó đảm bảo sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Vậy thế nào là cơ cấu kinh tế ngành?

Trong cuốn sách: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” do Đỗ Hoài Nam (chủ biên), xuất bản năm 1996, trang 245 có viết: “Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân”.

Vậy cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể hợp thành các ngành của nền kinh tế quốc dân trong mối quan hệ hữu cơ tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Cơ cấu ngành phần nào phản ánh trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế là nét đặc trưng của các nước đang phát triển.

Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:

Một là, nhóm ngành nông nghiệp. Trong nông nghiệp gồm 3 ngành nhỏ là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Hai là, nhóm ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp và xây dựng. Ba là, nhóm ngành dịch vụ gồm ngành thương mại, bưu điện và dịch vụ.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, các ngành có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

Với các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp tương tự như Việt Nam, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp thường

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí