Đổi Mới, Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh


ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn. Đảm bảo đủ các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Ba là, phát triển các ngành dịch vụ vừa làm đòn bẩy kinh tế, vừa tạo ra tăng trưởng kinh tế. Phát triển dịch vụ, du lịch bền vững, tạo bước đột phá về phát triển các ngành dịch vụ và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải từng bước xây dựng các khu công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ du lịch tập trung để thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nông thôn là địa bàn rộng lớn, có nhiều tiềm năng về các nguồn lực, trên cơ sở quy hoạch tổng thể, chiến lược kinh tế - xã hội của tỉnh, cần xây dựng các khu công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch tập trung để thúc đẩy sự phân công lao động xã hội nhanh chóng. Các khu công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch tập trung có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở một vùng nông thôn nhất định phát triển

Năm là, trong đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh cần xác định lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng, lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công.

4.2.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu

4.2.2.1. Nhóm giải pháp dài hạn

4.2.2.1.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Từ khi tái lập tỉnh tới nay, Vĩnh Phúc luôn quan tâm tới công tác lập, quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

xã hội. Xác định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng trong toàn bộ quy trình CNH, HĐH nền kinh tế của tỉnh, coi công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm và phải đi trước, quy hoạch làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư của tỉnh, đưa quy hoạch thật sự đóng vai trò định hướng cho sự nghiệp CNH, HĐH. Tầm quan trọng, ý nghĩa của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp CNH, HĐH đã được tỉnh Vĩnh Phúc xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIII xác định: “Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nêu rò: “Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết, đưa công tác quy hoạch đi trước một bước. Việc lập quy hoạch phải đi dôi với điều chỉnh và cập nhật quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, đồng thời tăng cường công tác quản lý thực hiện quy hoạch”. Đến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng quy hoạch, tăng cường công tác xây dựng quy hoạch, tăng cường công tác quản lý quy hoạch. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt”.

Như vậy, vấn đề quy hoạch đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết Đại hội của tỉnh. Để đưa những Nghị quyết đó thành hiện thực cần làm những công việc sau:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 15

Đối với công tác lập quy hoạch: Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng quy hoạch, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình triển khai, thẩm định quy hoạch. Tăng cường công tác tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng và các chủ thể tham gia trong quá trình lập quy hoạch, đặc biệt là sự tham gia của các nhà khoa học có kinh


nghiệm về lĩnh vực quy hoạch. Triển khai đồng bộ việc lập các quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch xây dựng vùng theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các loại quy hoạch cho phù hợp với thực tế phát triển của đất nước, vùng và của tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho quy hoạch.

Thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

Lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực trong và ngoài nước để thực hiện công tác lập quy hoạch. Làm tốt công tác phản biện trong quá trình thẩm định quy hoạch.

Bố trí vốn kịp thời cho công tác lập quy hoạch.

Đối với công tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch: Tổ chức triển khai thực hiện theo đúng các quy hoạch đã được phê duyệt. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quy hoạch, trong đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra quá trình thực hiện quá trình quy hoạch, trong đó tập trung vào các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm được xác định trong quy hoạch và các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: “ Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” như mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng như trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra.

Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng giúp các dự án được triển khai đúng tiến độ. Cần thống nhất với người dân về giá bồi thường. Giải quyết việc


làm cho người dân tại các địa phương có đất bị thu hồi. Tiếp tục triển khai chủ trương giao đất dịch vụ tạo việc làm cho các hộ có đất bị thu hồi.

Để đảm bảo tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, việc quy hoạch các vùng cần phát huy được lợi thế phát triển của các vùng, từ đó sẽ thúc đấy các ngành kinh tế phát triển

Một là, quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp

Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp phải vừa đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên như Vĩnh Phúc cần quy hoạch và thực hiện quy hoạch vùng nông nghiệp như sau:

- Vùng nông nghiệp miền núi: Có diện tích tự nhiên 79.915,2 ha, trong đó đất nông nghiệp 28.418,3 ha, đất lâm nghiệp 29.116,2 ha, dân số khoảng

401.300 người. Vùng nông nghiệp miền núi gồm 61 đơn vị hành chính cấp xã. Đây là vùng có quỹ đất lớn phù hợp cho cả phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt khu vực này có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa cho phép phát triển đa dạng các loại hình du lịch, xây dựng các khu vui chơi giải trí. Đối với vùng nông nghiệp miền núi, cần tập trung phát triển chăn nuôi, phát triển các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp theo mô hình nông – lâm kết hợp, trang trại tổng hợp. Phát triển các loại thủy sản truyền thống ở ao hồ, đầm nhỏ, mặt nước các công trình thủy lợi. Mở rộng mô hình chăn nuôi có tính đặc thù như: các hồi ở Tam Đảo núi, dế ở Tam Quan – Tam Đảo, rắn ở Vĩnh Tường... Khuyến khích trồng cây thức ăn gia súc, cây dược liệu, cây có củ - quả đặc sản, đưa giống cây trồng mới, nhất là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, gà quy mô vừa và lớn


theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp. Riêng đối với đàn gà phát triến mạnh hình thức nuôi gà thả vườn theo phương thức VACR, phát triển mô hình nông – lâm kết hợp. Coi việc trồng các loại cây bản địa là cơ sở để giữ và phát triển rừng, khuyến khích trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán cây lâm nghiệp để tăng thu nhập cho người dân.

- Vùng nông nghiệp đô thị: Vùng này có diện tích 26.140,97 ha, trong đó đất nông nghiệp 16.635,03 ha, đất lâm nghiệp 116,79 ha, dân số khoảng

349.266 người, gồm 36 đơn vị hành chính cấp xã. Vùng nông nghiệp đô thị bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp cả trong và ngoài đô thị. Hình thành các trang trại đa mục đích và hệ thống các vườn cây tại các vùng trong và lân cận thành phố, thị xã. Tập trung phát triển các loại cây lương thực, rau, hoa, các cây cho củ quả chất lượng cao như: cà chua, bắp cải, su hào, đậu đỗ, bầu bí, dưa chuột bao tử, dưa hấu, ngô ngọt, rau gia vị, hoa cải đường, đỗ quyên... Mở rộng phát triển các loại cây cảnh như: si, xanh, đa, lộc vừng, hoa sữa, cau lùn... Khuyến khích nuôi các con đặc sản như nhím, ba ba... quy mô nhỏ theo quy trình kỹ thuật cao.

Căn cứ từng khu vực trong vùng có thể phát triển các loại hình sản xuất nông nghiệp sau: nông nghiệp xanh, nông nghiệp phục vụ khách sạn, nông nghiệp thu ngoại tệ, nông nghiệp du lịch, nông nghieepjpsinh thái.

- Vùng nông nghiệp thâm canh ở đồng bằng: vùng này có diện tích tự nhiên 21.896,2 ha, trong đó đất nông nghiệp 15.808,2 ha, dân số khoảng

266.434 người. Đây là vùng sản xuất hàng hóa lớn của tỉnh, vùng này sản xuất lương thực, thực phẩm cho thị trường ngoài tỉnh.

Tập trung phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh lúa, ngô đạt năng xuất cao, hình thành các vùng lúa chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm các loại, vùng thâm canh lúa cao sản, vùng trồng dâu nuôi tằm và cỏ phục vụ chăn nuôi. Phát triển và mở rộng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, lợn siêu nạc, gà quy mô hộ và trang trại.


Hình thành các mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản gắn với nuôi lợn, vịt và trồng cây ăn quả.

Tổ chức sản xuất gắn với thị trường, trogn vùng hình thành các cụm, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp chính xác để tạo khối lượng nông sản hàng hóan lớn, có chất lượng cao. Đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau, hoa, quả sạch – an toàn cung cấp cho tiêu dùng và chế biến cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong nước. Việc xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chính xác không những là nơi tạo khối lượng sản phẩm sạch, cao cấp mà còn là nơi tham quan học tập, đào tạo, chuyển giao khoa học – công nghệ cho nông dân.

Mỗi vùng có đặ thù riêng và vị trí khác nhau nhưng đều huognws tới mục tiêu là trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung của tỉnh. Do vậy, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt coi trọng yếu tố hài hòa giữa các khu vực kinh tế, trong đó để nông nghiệp phát triển bền vững, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội cần phải duy trì diện tích trồng lúa từ

33.500 – 35.000 ha. Đồng thời, tỉnh cần phải có chính sách cụ thể để giữ đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa, hạn chế tối đa sử dụng đất trồng lúa để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và phát triển dịch vụ.

Hai là, quy hoạch vùng phát triển công nghiệp

Quy hoach phát triển công nghiệp theo hướng củng cố các khu công nghiệp hiện có, khảo sát và đưa công nghiệp về nông thôn để giảm áp lực cho các khu công nghiệp tập trung hiện nay. Trong khảo sát lập dự án cần tính toán kỹ quỹ đất cho phát triển và mở rộng khu công nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái của từng vùng.

Đối với vùng miền núi: có diện tích lớn, địa hình đồi, gò nhiều, nền đất tốt cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển các khu – cụm công nghiệp, tránh sự tập trung quá mức vào vùng đô thị, vùng đồng bằng.


Đối với vùng đô thị: Đây là vùng có cơ sở hạ tầng tốt, vị trí thuận lợi. Đây sẽ là vùng chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, do vậy vùng này phát triển toàn diện các lĩnh vực, trong đó lấy công nghiệp là trọng tâm.

Đối với vùng đồng bằng: Đây là vùng được coi là vựa thóc của tỉnh nên phát triển nông nghiệp được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, hình thành các nghề mới.

Tuy nhiên, cần xác định việc phát triển các cụm công nghiệp – các làng nghề tiểu thủ công nghiệp là hạt nhân trong quá trình hình thành các thị trấn, thị tứ, thúc đẩy dịch vụ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp.

Trong quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp và công nghiệp cần chú ý đảm bảo tính liên hoàn giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn như: Sự quy hoạch này phải đảm bảo thuận lợi cho sự liên kết giữa việc hình thành vùng nguyên liệu, khu công nghiệp và khu thương mại dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

4.2.2.1.2. Tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo hướng bền vững

Thứ nhất, khai thác những tiềm năng được coi là thế mạnh mà tỉnh có như nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiêu biểu là khu du lịch Hồ Đại Lải, Tam Đảo, Tây Thiên. Đây sẽ là nơi thu hút đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ. Đồng thời là điểm vẫy gọi các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia.

Tăng cường khai thác nguồn lực từ đất, trong đó đẩy mạnh công tác đấu giá đất thương phẩm tại các dự án đô thị trên địa bàn nhằm tạo nguồn cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Rà soát lại các dự án phát riển đô thị, nhà ở thương mại kém hiệu quả, không đáp ứng được năng lực tài chính để triển khai theo tiến độ đã đăng ký, đề xuất thu hồi chuyển cho nhà đầu tư có năng lực thực sự nhằm khai thác triệt để nguồn thu từ tiền sử dụng đất.


Thứ hai, phát huy nguồn lực con người. Có thể thấy nguồn lực con người ở Vĩnh Phúc nhìn chung là dồi dào và giá rẻ, con người Vĩnh Phúc cần cù, có khả năng sáng tạo, nắm bắt công nghệ nhanh...

Nguồn nhân lực có vai trò quyết định trong quá trình lao động sản xuất, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đào tạo nguồn nhân lực được coi là khâu quyết định triển vọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa “rút ngắn” và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo về số lượng và chất lượng, được đào tạo ở những nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có cơ cấu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Để phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế về nguồn nhân lực trong tỉnh, Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình để đảm bảo về tốc độ tăng dần số và số lượng lao động hợp lý.

Để tạo ra nguồn lực có chất lượng cao, cần đặc biệt coi trọng công tác giáo dục – đào tạo trên mọi phương diện vì giáo dục là quốc sách. Giải quyết tốt vấn đề giáo dục - đào tạo, không chỉ đào tạo được đội ngũ người lao động có đủ năng lực, có tay nghề, làm chủ khoa học và công nghệ, có khả năng lãnh đạo và quản lý... trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ngày nay mà còn cân đối được giữa cung và cầu lao động trên từng lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền, từ đó giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm. Không những vậy, làm tốt giáo dục thế hệ trẻ cũng đồng nghĩa với việc góp phần giảm tệ nạn xã hội, ngăn chặn đạo đức xã hội xuống cấp và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đưa đất nước ngày càng phát triển.

Phải bố trí sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn nhân lực, để phát huy cao độ khả năng và nhiệt tình lao động của mọi người lao động. Thực tế là

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí