Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 17


- Đối với ngành dịch vụ, trong những năm qua du lịch đang được lựa chọn phát triển là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh bởi Vĩnh Phúc được biết đến là tỉnh có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển du lịch. Thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ. Nằm kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, một trong 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước. Vĩnh Phúc gần với điểm đầu của quốc lộ 18 nối với Quảng Ninh, là cánh cửa mở ra biển để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có lợi thế lớn nhờ giáp ranh với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Ngoài giao thông đường bộ và đường sắt, Vĩnh Phúc là địa phương có hệ thống sông khá dày đặc với hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, đây là một thế mạnh có thể phát triển các tour du lịch hấp dẫn với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở những địa điểm thích hợp. Những thuận lợi về giao thông sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc bộ Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước, trong dòng chủ lưu lịch sử phát triển dân tộc. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm của lịch sử cho đến ngày nay, trên địa bàn tỉnh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn phong phú mang giá trị cao như: Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn – chùa Vĩnh Khánh, chùa Hà Tiên, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu… các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi trâu, lễ hội đền Thính…); các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống Quân, hát Soọng cô, hát Sịnh ca…) và các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền thống (làng gốm Hương Canh, làng mộc Thanh Lãng, làng rắn Vĩnh Sơn, làng rèn Lý Nhân, nghề đá Hải Lựu...); trò chơi dân gian đặc sắc cùng


nhiều món ăn đặc sản mang đậm màu sắc địa phương của Vĩnh Phúc cũng là sức hút du khách.

4.2.2.2.2. Tạo đột phá phát triển trong từng ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh

* Các giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn

(1). Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và nâng cao chất lượng sản phẩm.

(2). Tiếp tục đầu tư cho các công trình thuỷ nông, kiên cố hoá kênh mương, các công trình phục vụ phòng chống bão lụt và hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

(3). Ưu tiên đầu tư từ ngân sách tỉnh cho việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề cho nông dân, tăng cường đầu tư cung cấp thông tin cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

(4). Tăng cường quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

(5). Khuyến khích nông dân dồn ghép ruộng đất, dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật đất đai để tạo thành các khu sản xuất tập trung; kiện toàn hệ thống hợp tác xã.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 17

(6). Thu hút cá nhân trong và ngoài nước đấu thầu quyền sử dụng đất. Đưa cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp để tạo cho nông dân cơ hội phát triển như: Nông dân được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào dự án đầu tư. Có cơ chế và cải tiến cơ chế hỗ trợ, cho vay để nông dân có vốn phát triển sản xuất.

* Các giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn


(1). Tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Thu hút mọi hình thức đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Phối hợp với Trung ương và tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các dự án giao thông quốc gia trên địa bàn, thúc đẩy đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông trong tỉnh, nhằm từng bước hình thành đồng bộ hệ thống giao thông kết nối trong và ngoài tỉnh, tạo nền tảng cho phát triển công nghiệp.

(2). Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, các dự án thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp.

(3). Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi nhất cho đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nwóc, trong đó có đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp nông thôn.

(4). Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất có trình độ tay nghề phù hợp, ưu tiên phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao để tiếp thu và tiến tới làm chủ công nghệ. Mở rộng hợp tác đào tạo lao động với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hà Nội và cả hợp tác với quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

(5). Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại để thu hút vốn đầu tư và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghiệp của tỉnh.

(6). Tư vấn, giúp các doanh nghiệp phát triển thương hiệu, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm thị trường, tổ chức các lớp tập huấn về phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ.

* Các giải pháp phát triển dịch vụ trên địa bàn

(1). Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện xã hội hóa đầu tư phát


triển du lịch.

(2). Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Tập trung vào: các kỹ năng về tổ chức quản lý các tour, tuyến du lịch; đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung… nhằm đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho phát triển du lịch (các giải pháp cụ thể được trình bày chi tiết trong nội dung về phát triển giáo dục và đào tạo).

(3). Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: Tập trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch của tỉnh; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước, truyền thông qua các mạng xã hội.

(4). Tăng cường liên kết, phối hợp với các địa phương trong vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch. Hình thành các tuor, tuyến du lịch liên vùng, tỉnh và hướng tới hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch.

Tập trung xây dựng quy hoạch các huyện Tam Đảo, Sông Lô, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên trở thành các vùng dịch vụ, du lịch trọng điểm của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch, các huyện, thành phố, thị xã: Tam Đảo, Sông Lô, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Phúc Yên lập đề án phát triển các lĩnh vực du lịch, thương mại cụ thể để tập trung đầu tư, chủ động quỹ đất, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch. Tiến hành cải tạo, nâng cấp, mở rộng các khu du lịch, các điểm du lịch, các trung tâm thương mại hiện có. Hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ, các khu du lịch, vui chơi, giải trí, thương mại mới mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.


KẾT LUẬN CHUNG

Lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta và trên thế giới không phải là đề tài mới, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề đa dạng, phức tạp liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, với một tỉnh có vị thế quan trọng góp phần lớn đối với sự phát triển của của đất nước cùng nhiều tiềm năng đang được khai thác thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Vĩnh Phúc ngày càng được hoàn thiện hơn và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước.

Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng công nghiệp tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm là sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế làm công cụ phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và trong nội bộ từng ngành thông qua các số liệu đã thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến nay. Trên cơ sở đó, để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, luận văn đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản góp phần thực hiện đổi mới nền kinh tế có hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Thị Minh Châu, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lương Minh Cừ và cộng sự, 2012. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Cúc và cộng sự, 1997. Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. HN: Nxb Chính trị Quốc gia.

4. Cục Thống kê Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội thời kỳ 2006

– 2010.

5. Nguyễn Huy Cường, 2009. Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6. Công Văn Dị, 2008. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6, trang 40 – 45.

7. Nguyễn Đình Dương, 2006. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Luận án tiến sĩ. thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Ngô Đình Giao, 1994. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân.

9. Lê Hiếu, 2008. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 146, trang 14- 18.

10. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: hiện trạng thời kỳ 1990 – 2005 và triển vọng đến năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, trang 22 – 37.


11. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007. Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, trang 3- 11.

12. Phạm Thị Khanh và cộng sự, 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. HN: Nxb Chính trị quốc gia.

13. Lê Thị Hồng Khuyên, 2009. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới. Luận văn thạc sĩ. trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Đinh Thị Minh Lệ, 2002. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Minh, 2009. Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 3, trang 17- 26.

16. Đỗ Hoài Nam, 1995 – 1996, Những biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Viện Kinh tế học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

17. Đỗ Hoài Nam, 1996. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam. HN: Nxb Khoa học Xã hội.

18. Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012, 2013, 2014.

19. Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012, 2013.

20. Niên giám thống kê Tỉnh Hưng Yên 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012, 2013.

21. Đặng Kim Oanh, 2005. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, trang 39 – 41.

22. Đặng Thị Kim Oanh, 2005. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở


tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Trần Quế và cộng sự, 2004. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu đầu thế kỷ 21. HN: Nxb Khoa học xã hội.

24. Nguyễn Ngọc Thanh, 2009. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong quá trình đổi mới, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 284, trang 39- 45.

25. Bùi Tất Thắng và các cộng sự, 1997. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam. HN: Nxb Khoa học xã hội.

26. Bùi Tất Thắng, 2006. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. HN: Nxb Khoa học xã hội.

27. Bùi Tất Thắng, 2013. Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. HN: Nxb Khoa học xã hội.

28. Nguyễn Từ, 2007. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 135, trang 29- 32 và trang 36.

29. Từ điển Triết học, 1975. NXB Tiến Bộ, Matxcơva .

30. Nguyễn Anh Tuấn, 2004. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

31. Tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển – trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1999. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hôi nhập với khu vực và thế giới.

32. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, XIV, XV.

33. Các nghị quyết, báo cáo, kế hoạch

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí