nhiều lao động có trình độ, được đào tạo ở trong và ngoài tỉnh, muốn về địa phương làm việc, nhưng không thể tìm kiếm được việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo của mình. Thực trạng đó, làm cho lao động đã được đào tạo sẽ ở lại công tác ở các địa phương khác, hoặc phải làm trái ngành nghề được đào tạo. Điều đó gây cho Vĩnh Phúc khó khăn trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Thực tế số lao động tăng thêm, số lao động thất nghiệp của tỉnh lại chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, với chất lượng lao động thấp, khó có thể gia nhập vào những ngành kinh tế có trình độ cao. Vì vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp để thu hút lực lượng lao động này. Song song với quá trình trên, tỉnh cần có chính sách đào tạo nguồn lao động có chất lượng, nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động, nhất là đối với khu vực nông thôn. Một thực tế là, những lao động được đào tạo lành nghề, có trình độ cao lại không muốn làm việc ở tỉnh, vì vậy, tỉnh cần có những chính sách “chiến lược đãi sỹ” thu hút lao động có trình độ về làm việc tại địa phương.
Thứ ba, cần cải thiện môi trường làm việc, có chế độ ưu đãi thích hợp để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài tại tỉnh, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thứ tư, một nguồn lực không thể không nhắc tới đó là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN, tích cực tranh thủ khai thác các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Đối với nguồn vốn chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý có tính ổn định theo giai đoạn 5 năm, lập kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm, trong đó xác định những nhiệm vụ trọng tâm, mũi nhọn để ưu tiên vốn đầu tư, đảm bảo
nguồn vốn cho công trình trọng điểm nhằm đẩy nhanh tiến độ, tạo điểm nhấn, tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Thực hiện phân bổ vốn đầu tư một cách hiệu quả, tập trung, tránh dàn trải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
Đối với nguồn vốn bổ sung trong năm (nguồn vượt thu, thưởng vượt thu) để tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm, dự án hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc đã được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua chương trình nhằm sớm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành Thành phố trong những năm 20 của thế kỷ này.
Thứ năm, nguồn vốn viện trợ: Cần tranh thủ vận động các nguồn vốn viện trợ ODA để đầu tư kết cấu hạ tầng. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, thu hút nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tổng Quát Về Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Vĩnh Phúc
- Những Nhân Tố Mới Ảnh Hưởng Tới Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Tỉnh Vĩnh Phúc
- Đổi Mới, Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
4.2.2.1.3. Đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thể chế thuận lợi hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành hiệu quả trong giai đoạn tới, tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp, cụ thể:
Thứ nhất, hoàn thiện chính sách phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiên hiện nay. Tiếp tục rà soát hệ thống các chính sách đã ban hành đồng thời phân tích, điều chỉnh, bổ sung đảm bảo hình thành một hệ thống chính sách đồng bộ, hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.
Đổi mới quy trình tổ chức thực hiện chính sách, tăng cường đánh giá kết quả thực thi các chính sách về phát triển kinh tế. Để có chính sách sát hợp với thực tiễn, cần thực hiện nghiêm việc đánh giá chính sách, sau đó tổng kết kết quả thực hiện nhằm đánh giá lại toàn bộ tiến trình triển khai chính sách.
Việc tổng kết phải đáp ứng các yêu cầu đó là đánh giá điều được của chính sách trên tất cả các phương diện. Đồng thời, đánh giá những cái sẽ mất mà chính sách đưa lại, đánh giá các tiềm năng chưa được huy động...
Thư hai, hoàn thiện bộ máy thực hiện chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và mở rộng quyền phân cấp, giao quyền chủ động. Muốn tổ chức thực hiện chính sách phát triển các ngành kinh tế hiệu quả thì vấn đề về bộ máy và phân cấp thực hiện phải được đặc biệt quan tâm. Đảm bảo quản lý thống nhất chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra, thanh tra. Đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Sở ban ngành, các cấp chính quyền trong việc thực hiện chính sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phải đảm bảo tương giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác; phải ăn khớp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Thứ ba, có cơ chế, chính sách khuyến khích tập trung ruộng đất một cách hợp lý để tạo vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thời gian qua, công tác đồn điền, đổi thửa đã đưa lại tác dụng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho đưa máy móc vào cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, ruộng đất vẫn phân tán manh mún, sản xuất vẫn độc canh cây lúa, còn mang nặng tính tự cung tự cấp…. Để tiếp tục mở rộng sản xuất trên quy mô lớn, cần phải khuyến khích tập trung ruộng đất một cách hợp lý.
Thứ tư, tỉnh cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm. Công nghiệp chế biến nông sản góp phần rất quan trọng vào nâng cao chất lượng nông sản và bảo quản nông sản sau thu hoạch, do đó tỉnh cần có cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp này, có như vậy mới khuyến khích họ đầu tư vào chế biến nông
sản. Tỉnh cũng cần khuyến khích tư thương đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến nông sản và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Có như vậy mới đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế, chính sách, hỗ trợ các hộ tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý để kinh tế hộ, kinh tế trang trại trở thành các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các nông sản theo mô hình khép kín từ đầu vào đến đầu ra của sản xuất
Thứ năm, nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng tại các làng nghề, thúc đẩy các làng nghề phát triển. Vĩnh Phúc có một số làng nghề nổi tiếng cả nước, các làng nghề hiện khó khăn về kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc… ảnh hưởng đến thị trường và quy mô sản xuất, từ đó cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
4.2.2.1.4. Tăng cường phối hợp phát triển giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng trong phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tour du lịch, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác hệ thống thủy nông, chuyển giao công nghệ…
Các tỉnh trong vùng có những thế mạnh khai thác trong phát triển kinh tế xã hội, có thể phối hợp với Vĩnh Phúc để khai thác tốt thế mạnh của các thế mạnh của tỉnh. Đồng thời việc phối hợp với các tỉnh trong vùng cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh, tạo đà để hàng hóa trong tỉnh vươn xa ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Vĩnh Phúc có thể phối hợp với Bắc Ninh để phát triển các cụm khu công nghiệp và phát triển du lịch của tỉnh… Để có được sự phối hợp trong phát triển kinh tế, tỉnh cần có quy hoạch xây dựng phát triển hệ
thống giao thông thuận tiện, có hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn và có các sản phẩm dịch vụ kèm theo phong phú.
4.2.2.1.5. Đầu tư phát triển mạnh khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường Khoa học công nghệ vốn được coi là động lực của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực trạng khoa học công nghệ của nền kinh tế Vĩnh Phúc chưa cao, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sức năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ra trong tỉnh. Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh cần:
Thứ nhất, lựa chọn hướng phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế. Ở góc độ toàn diện nền kinh tế quốc dân, Đảng ta đã chủ trương có bốn chương trình ưu tiên về công nghệ là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới. Trong điều kiện là một tỉnh nông nghiệp, nguồn lực hạn hẹp, chưa thể triển khai đồng thời cả bốn chương trình bởi vậy phải cân nhắc lựa chọn thứ tự ưu tiên cho phù hợp. Trước mắt, tỉnh cần tập trung cho nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh. Nâng cao chất lượng của các công trình khoa học, gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất; ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học – kỹ thuật và tin học vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: Quản lý, điều hành… Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thủy sản và các ngành công nghiệp chế tác khác.
Thứ hai, tăng cường gắn kết hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động kinh tế theo quan hệ thị trường. Đây là giải pháp tốt nhất để khoa học – công nghệ thực sự là lực lượng sản xuất trực tiếp đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành. Để gắn kết giữa khoa
học công nghệ và hoạt động kinh tế thực sự theo cơ chế thị trường cần có những chuyển biến cụ thể sau: Các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực sự trở thành những chủ thể tham gia trên thị trường khoa học, công nghệ; ký kết hợp đồng nghiên cứu giữa cơ quan khoa học với doanh nghiệp.
Thứ ba, có cách chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Công nghệ mới thường có chi phí lớn về vốn, có nhiều rủi ro. Để đẩy nhanh hoạt động nghiên cứu và triển khai cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ tư, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, những cá nhân có những sáng chế có khả năng áp dụng vào sản xuất hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực nông – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Thực tế kinh nghiệm của nhiều địa phương trên cả nước cho thấy, những tấm gương làm kinh tế giỏi là mô hình mẫu và hỗ trợ nhân dân ở các địa phương phát triển kinh tế đã đưa lại hiệu quả rất cao
Thứ năm, có các biện pháp quản lý, khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường. Thực tế cho thấy sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thường kéo theo sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới khả năng phát triển bền vững. Để phát triển bền vững, tỉnh cần quan tâm phát triển công nghệ xử lý chất thải.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp ngắn hạn và trung hạn
4.2.2.2.1. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển, trong đó ưu tiên ngành tạo nhiều việc làm, đồng thời lựa chọn hợp lý những phương hướng phát triển đột phá trong các ngành gắn với lợi thế so sánh của tỉnh…
- Để đạt được mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp, Vĩnh Phúc đặt ra mục tiêu lớn, đến năm 2015 công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm 62,7% trong cơ cấu kinh tế, thương mại - dịch vụ chiếm 30,6%, nông – lâm - ngư nghiệp chiếm 6,7%. Theo đó, tỉnh cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí chế tạo như láp ráp ôtô, xe máy, các ngành phụ trợ như sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô, xe máy, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp tục duy trì phát triển ngành dệt may, giày dép để trở thành ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Duy trì và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực như dệt may, giày dép, linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm gỗ…
- Trong nông nghiệp, với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, có thể lựa chọn phát triển chăn nuôi, trong đó đặc biệt quan tâm tới chăn nuôi lợn, bò sữa và sản xuất rau là các ngành hàng chủ lực cần tập trung đầu tư phát triển trở thành ngành hàng có tính cạnh tranh cấp vùng trên cơ sở những lợi thế sau:
Chăn nuôi lợn: Ngành hàng lợn ở Vĩnh Phúc có nhiều điểm mạnh và cơ hội tiềm năng để phát triển. Thứ nhất, đã tạo được uy tín với thị trường do chất lượng đàn lợn thịt tốt (đa số là lợn có tỉ lệ máu ngoại cao) và con giống có chất lượng tốt. Thứ hai, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn ngày càng phát triển và thể hiện tính cạnh tranh cao (kỹ năng nuôi, chất lượng đàn lợn, kiểm soát dịch bệnh tốt). Thứ ba, vị trí địa lý và điều kiện giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư, có đội ngũ thương lái thu gom lợn đông đảo, góp phần quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Thứ năm, nguồn lực đất đai ở khu vực trung du, miền núi khá dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh. Thứ sáu, việc kiểm soát dịch bệnh tốt giảm rủi ro sản xuất và thương mại sản phẩm.
Chăn nuôi bò sữa: Ngành hàng bò sữa ở Vĩnh Phúc có lợi thế vùng do: Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa rất cao so với các ngành nông nghiệp khác, người dân sẵn sàng mở rộng sản xuất; tính cạnh tranh của sữa tương đương với các tỉnh có chăn nuôi bò sữa phát triển (thành phố Hồ Chí Minh) trong khi có tiềm năng để tăng năng suất sữa còn lớn; còn có quỹ đất có thể chuyển đổi phục vụ chăn nuôi bò sữa; có thị trường đầu ra cho sản phẩm(Theo dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2020 nếu Việt Nam có 500 ngàn bò sữa thì sản lượng sữa trong nước mới đáp ứng được 38% tổng nhu cầu nội địa); có lợi thế so sánh với các ngành chăn nuôi khác trong tỉnh. Một số loại đất chuyển sang trồng cỏ nuôi bò mang lợi nhuận cao hơn các cây trồng khác; đã hình thành vùng chăn nuôi có quy mô lớn thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp; đã hình thành nên đội ngũ nông dân chăn nuôi bò sữa có kinh nghiệm; giao thông từ vùng sữa sang Ba Vì, trung tâm chăn nuôi bò sữa và chế biến của vùng, thuận lợi, thời gian vận chuyển ngắn. Mục tiêu tổng quát là phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có lợi thế cạnh tranh góp phần vào tăng trưởng nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng, đàn bò sữa đạt 13.000 con; chất lượng đàn bò sữa được cải thiện; năng suất sữa/bò của một chu kỳ khai thác sữa đạt 6 tấn; 100% sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; 300 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn cơ sở chăn nuôi an toàn (chiếm khoảng 15% tổng cơ sở chăn nuôi); 90% sữa được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp; 10% sữa được chế biến tại cơ sở chế biến sữa của tỉnh (Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ).
Rau: Ngành hàng rau của Vĩnh Phúc có cơ hội và tiềm năng phát triển bởi các lợi thế về năng suất, khí hậu, đất đai, hệ thống giao thông và hệ thống phân phối.