Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 20



Bốn là, hoàn thiện thể chế phân phối đảm bảo gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách phân bổ nguồn lực thực hiện các mục tiêu (kinh tế, xã hội, môi trường); cơ chế, chính sách đảm bảo phân phối hiệu quả và hợp lý kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay từ thành quả của tăng trưởng kinh tế do kinh tế thị trường định hướng XHCN đem lại. Kết nối tốt phân phối thành quả của tăng trưởng với tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách phát triển. Điều đó, thể hiện ngay trong nội dung, phương thức phân bổ các nguồn lực xã hội được gắn kết trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia. Đồng thời, đổi mới cơ chế phân phối và phân phối lại thành quả kinh tế hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người lao động.

Năm là, hoàn thiện thể chế đảm bảo nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoàn thiện thể chế đảm bảo nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, trước hết phải tiếp tục làm rõ nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; phân định rõ chức năng của thị trường và chức năng quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế. Đổi mới tư duy kinh tế và thực hiện tốt phương châm - Nhà nước không bao biện, làm thay các tổ chức kinh tế, nhất là doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước, mà lãnh đạo bằng pháp luật, bằng tổ chức; bằng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế của các tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế nhà nước cũng như mọi thành phần kinh tế khác.


Tiểu kết chương 4

Qua 30 năm, đổi mới QHSX XHCN ở nước ta đã có những biến đổi tích cực ngày càng phù hợp với trình độ của LLSX và góp phần thúc đẩy sản xuất ở nước ta phát triển.Tuy nhiên, bên cạnh những biến đổi tích cực QHSX



XHCN ở nước ta còn có những biến đổi tiêu cực làm ảnh hưởng tới sự phát triển của LLSX, ảnh hưởng tới vai trò định hướng XHCN ở nước ta. Để hạn chế những biến đổi tiêu cực, phát huy những biến đổi tích cực của QHSX XHCN ở nước ta, chúng tôi đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản như: Xác định rõ chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm xã hội hóa sở hữu nhà nước, cần xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. nhà nước cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong các doanh nghiệp nhà nước. Phân phối trong doanh nghiệp nhà nước phải triệt để tuân theo nguyên tắc theo lao động phải căn cứ vào; năng xuất chất lượng và hiệu quả để trả lương cho cán bộ quản lý, phải bảo đảm thu nhập cho người lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Đối với kinh tế tập thể cần đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã trên cơ sở Luật Hợp tác xã kiểu mới năm 2012 đã ban hành để HTX hỗ trợ đắc lực cho các hộ kinh doanh cá thể phát triển. Phát triển đang dạng các hình thức liên kết hợp tác trong kinh tế tập thể tôn trọng nguyên tắc; tự nguyện, bình đẳng, dân chủ...

Việc thực hiện các giải pháp trên đây sẽ góp phần làm cho QHSX XHCN sẽ phát huy được những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực, tạo điều kiện cho LLSX phát triển và làm tốt công tác dẫn dắt, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 20


KẾT LUẬN


Quá trình vận động, biến đổi của QHSX XHCN trong thời kỳ đổi mới được mở đầu bằng Đại hội VI của Đảng, cho đến nay, đã trải qua 8 kỳ Đại hội. Sự vận động, biến đổi của QHSX XHCN ở nước ta được chia làm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu đổi mới, trải qua 3 kỳ Đại hội từ năm 1986 đến năm 2001 là quá trình tìm tòi, thử nghiệm chuyển đổi mô hình nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hóa, tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, QHSX XHCN có sự biến đổi tích cực để thích nghi với cơ chế mới như: về quan hệ sở hữu được đổi mới tập trung hơn vào các ngành lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế, thí điểm cổ phần hóa, giải thể các xí nghiệp thua lỗ… Quan hệ tổ chức, quản lý được chuyển sang hạch toán xã hội chủ nghĩa và sau đó là cơ chế thị trường, quá trình tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện dưới các hình thức: giao, bán, khoán, cho thuê, hình thành các tổng công ty. Quan hệ phân phối chuyển sang trả bằng tiền thay cho hiện vật, từ bình quân sang trả theo, lao động và hiệu quả kinh tế. Đối với kinh tế tập thể, chúng ta đã áp dụng rộng rãi chính sách khoán và ra đời luật hợp tác xã năm 1996.

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Đây là giai đoạn chúng ta đã xác định được mô hình kinh tế tổng quát là: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua các kỳ Đại hội IX, X, XI, XII mô hình kinh tế lại được làm rõ, củng cố thêm cùng với đó là sự biến đổi của QHSX XHCN cho phù hợp với thực tiễn đất nước và làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sự biến đổi được thể hiện: quan hệ sở hữu được tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế để đóng vai trò là cộng cụ ổn định điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, đẩy mạnh cổ phần hóa, tách chức năng sở hữu với chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ tổ chức được biến đổi theo hướng xóa bỏ bao cấp hình thành cơ chế thị



trường, các thành phần kinh tế ngày càng được bình đẳng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh theo thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng được tổ chức sắp xếp lại sao cho giảm về số lượng, tăng về chất lượng, hình thành các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế nhà nước đóng vai trò là nòng cốt trong doanh nghiệp nhà nước. Quan hệ phân phối chuyển sang kinh tế thị trường trả lương theo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Trong kinh tế tập thể, chúng ta đã chuyển đổi mô hình từ hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới.

Tuy nhiên, QHSX XHCN ở nước ta hiện nay, còn có những biến đổi tiêu cực tạo thành lực cản đối với sự phát triển của LLSX, chưa thực sự nêu gương về năng suất, chất lượng cho các loại quan hệ sản xuất khác. Điều này, được thể hiện; nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài làm thất thoát vốn của nhà nước và nhân dân hàng nghìn tỷ đồng gây bức xúc trong dư luận. Trong quản lý, doanh nghiệp nhà nước còn ảnh hưởng cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp cơ chế xin- cho, chưa thực sự chuyển hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Trong phân phối còn chưa tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động, người lao động là chủ thể nhưng không có quyền thực sự trong doanh nghiệp, lương thấp, trong khi đó cán bộ quản lý trả lương theo chế độ công chức nhà nước không gắn trực tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy họ thường lợi dụng chức vụ để tham ô, tham nhũng làm giàu phi pháp. Kinh tế tập thể ngày càng thu hẹp, không thể hiện được mục tiêu, bản chất của mình, quá trình chuyển đổi mô hình hợp tác xã còn chậm.

Do đó, đổi mới quan hệ sản xuất XHCN phải được thực hiện đồng bộ trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất. Để thực hiện điều này, chúng tôi đã đề ra các giải pháp như: 1) Giải pháp về sở hữu. 2) Giải pháp về tổ chức quản lý.

3) giải pháp về phân phối và giải pháp về 4) Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý phù hợp để phát huy tính năng động của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những giải pháp mà chúng tôi đề ra trên đây, là những ý kiến để những người làm chính sách tham khảo.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Văn Sơn (2016), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (251), tr.45-47.

2. Nguyễn Văn Sơn (2016), “Hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (242), tr.107-111.

3. Nguyễn Văn Sơn (2016), “Bàn thêm về vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (19), tr.83-86.

4. Nguyễn Văn Sơn (2013), “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (15), tr.97-99.

5. Nguyễn Văn Sơn (2013), “Vai trò của kinh tế nhà nước theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XI”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (14), tr.72-74.

6. Nguyễn Văn Sơn (2012), “Tư duy của Đảng ta về các thành phần kinh tế trong các văn kiện đại hội Đảng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (9), tr.69-72.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Thế Anh (2016), “Nợ của các doanh nghiệp nhà nước: mối đe dọa nợ công của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (453), tr.29-35.

2. Ban Kinh tế Trung ương (2015), Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Kinh tế Trung ương (2015), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lương Bằng (2016), "Nâng khống giá tàu lên 1300 lần nguyên tổng giám đốc bị khởi tố", tại trang http://nld.com.vn, [truy cập ngày 15/7/2016].

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Hợp tác xã (2012), Tư tưởng hợp tác xã kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo số 428/BC-CP về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi toàn quốc, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2010), Quy định pháp luật về tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Lý Bân (1999), Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Vũ Đình Bách (2001), Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Trịnh Đức Chính (2016), "Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp", Tạp chí Tài chính, (10), tr.24-27

11.Phạm Minh Chính (2011), "Về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế - suy ngẫm và hành động", Tạp chí Cộng sản, (830), tr.27-37.

12.Kim Văn Chính (Chủ nhiệm) (2008), Vấn đề chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2007-2008, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.



13.Nguyễn Cúc (2012), "Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước phù hợp với sự vận động các quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (842), tr.43-47.

14.Nguyến Đình Cung (2015), Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15.Nguyễn Đình Cung (2016), "Công tác quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế, (11), tr.18-23.

16.Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thực (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề nhận thức về lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lương Minh Cừ (1995), Những quan niệm của Mác-Ăngghen và Lêin về sở hữu trong chủ nghĩa xã hội, Luận phó tiến sĩ Triết hoc, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18.Trần Tiến Cường (2011), "Nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (827) tr.67-70.

19.Trần Tiến Cường (2012), “Ngành, lĩnh vực cần duy trì sở hữu nhà nước trong tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (413), tr.14-26.

20.Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Quốc Phẩm (Đồng chủ biên) (2015), Những vấn đề cấp bách trong vận dụng, phát triển lý luận về hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Phạm Việt Dũng (2011), "Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (824), tr.57-61.

22.Phạm Việt Dũng (2014), "Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (875), tr.70-75.

23.Phạm Việt Dũng (2016), "Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế," Tạp chí Cộng sản, (109), tr.71-75.



24.Phạm Bảo Dương (2012), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pát triển các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (6) tr.39-46.

25.Tô Thị Ánh Dương (2015), Tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng thương mại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26.Đảng Cộng sản Việt Nam (1957), Cương lĩnh của chúng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

28.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35.Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội.

36.Nguyễn Hữu Đạt (2015), Tập đoàn kinh tế trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023