Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Huy Những Biến Đổi Tích Cực, Hạn Chế Những Biến Đổi Tiêu Cực Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở



kiện cho các quan hệ khác phát triển, phải định hướng đi lên CNXH. Chính thực tiễn phát triển của nền sản xuất nước ta trong những năm qua đã đòi hỏi như vậy trong các năm tiếp theo.

Để xây dựng được một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì trước hết phải xác định đúng trình độ của lực lượng sản xuất. Sau 30 năm đổi mới, lực lượng sản xuất ở nước ta đã có nhiều tiến bộ, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học công nghệ ngày càng được đưa vào sản xuất nhiều hơn. Lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà nòng cốt là các tập đoàn kinh tế nhà nước đã có sự hiện đại hóa, đã hình thành các tập đoàn kinh tế lớn với máy móc công nghệ hiện đại đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế, đủ sức chi phối, dẫn dắt các loại hình QHSX khác và đủ sức cạnh tranh với nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế như: Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Cao su…

Các tập đoàn này, đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng mua các loại máy móc, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong sản xuất kinh doanh, sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, tổng công ty sữa Vinamilk đã có thể cạnh tranh thắng lợi với các công ty nước ngoài trên sân nhà mà còn đầu tư ra nước ngoài chiếm lĩnh thị trường… Do vậy, quan hệ sản xuất cũng phải được đổi mới cho phù hợp. Để có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển cao của LLSX thì: chúng ta phải đổi mới đồng bộ quan hệ sản xuất trên cả ba mặt; sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm lao động sao cho quan hệ sản xuất tạo điều kiện, địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển để đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt quy luật này chúng ta cần phải:



Một là, phát triển sở hữu nhà nước sao cho giảm về số lượng, tăng về chất lượng, các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước cần quy về một mối để dễ quản lý thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, xây dựng cơ chế quản lý mới theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.

Ba là, thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Bốn là, phải tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế nhằm dẫn dắt tạo điều kiện cho các quan hệ khác phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Năm là, đối với kinh tế tập thể do lực lượng sản xuất còn thấp, năng lực còn hạn chế, do đó cần phải triệt để tuân thủ nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch trong kết nạp các xã viên vào hợp tác xã.Thực hiện đúng Luật hợp tác xã năm 2012, phải bảo đảm tính tương trợ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên hợp tác xã, tăng cường tính cộng đồng trong hợp tác xã vì lợi ích của các xã viên cũng như của hợp tác xã.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 18

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Giải pháp về sở hữu

* Đối với sở hữu của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước

Trong quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định nhất, nó chi phối các quan hệ sản xuất khác như; quan hệ tổ



chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm làm ra. Do đó, để phát huy được những biến đổi tích cực của QHSX XHCN trước hết chúng ta cần đổi mới về quan hệ sở hữu trong kinh tế nhà nước.

Để đổi mới kinh tế nhà nước nhằm củng cố QHSX XHCN cần: Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.Vì các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng, nòng cốt của kinh tế nhà nước. Đảng ta luôn khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Để các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đúng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động và phát triển.

Việc đổi mới quan hệ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, Nhà nước cần xác định rõ chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù đã có sự phân công phân cấp đại diện chủ sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 99/2012/NĐ-CP, nhưng bộ máy đại diện chủ sở hữu nhà nước ở các cơ quan, tổ chức nhà nước là cấp trên của doanh nghiệp nhà nước còn phức tạp, nhiều đầu mối, khó thống nhất.

Do vậy, thường xảy ra tình trạng làm thất thoát vốn sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước, do tham ô, tham nhũng là vì có quá nhiều cơ quan đóng vai trò là chủ sở hữu gồm: Thủ tướng đối với các tập đoàn, các bộ, ngành mỗi bộ ngành phụ trách một mảng… do đó, khi có tình trạng thất thoát vốn xẩy ra không có ai thực sự chịu trách nhiệm, làm cho sở hữu công dường như “vô chủ”, tình trạng “cha chung không ai khóc”. Do đó, để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả chúng ta phải có một cơ quan đứng ra thay mặt nhân dân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trước nhân dân về tài



sản trong doanh nghiệp nhà nước. Có như vậy, chúng ta mới khắc phục được những hạn chế trước đây và thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển làm nòng cốt cho kinh tế nhà nước.

Theo chúng tôi, để khắc phục tình trạng chồng chéo, phức tạp, nhiều chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay, chúng ta cần thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước dưới sự kiểm soát của Quốc hội. Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng khẳng định: “sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ Uỷ ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước” [34, tr.106].

Có như vậy, sở hữu nhà nước mới được quy về một mối, quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước thay mặt nhân dân đứng ra giám sát đối với chủ sở hữu này và cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm trước quốc hội về vai trò chủ sở hữu của mình.

Hai là, giảm sở hữu nhà nước, Doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực thiết yếu, quan trọng.

Hiện nay, sở hữu của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế còn rất lớn “chiếm tới 39,75% vốn đầu tư của toàn xã hội” [148, tr.297] mà hiệu quả đầu tư lại không cao. Do vậy, cần giảm sở hữu nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước chỉ nên duy trì sở hữu nhà nước ở những ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, các lĩnh vực khác cần đẩy mạnh cổ phần để cho các thành phần kinh tế khác đầu tư, phát triển.

Cần thiết phải duy trì các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến quốc phòng an ninh, những ngành nghề cung cấp các dịch vụ công ích phục vụ an sinh xã hội, cung cấp các hàng hóa cơ bản cho nền kinh tế, lĩnh vực nghiên cứu và triển khai các tiến bộ khoa học - công nghệ mới mang tính chất lan tỏa. Các doanh nghiệp nhà nước nên dần dần rút khỏi các



lĩnh vực, ngành nghề mà các doanh nghiệp ngoài nhà nước có khả năng tham gia và đang hoạt động tốt, nhằm tăng cường tính cạnh tranh cho thị trường, đồng thời Nhà nước cũng thu hồi lại được một phần vốn giành cho đầu tư phát triển.

Ba là, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm xã hội hóa sở hữu nhà nước.

Hiện nay, quá trình cổ phần hóa diễn ra còn chậm “trong giai đoạn 2011 -2015 cả nước mới cổ phần hóa được 478 đơn vị, mức độ cổ phần hóa còn thấp, tại hầu hết các doanh nghiệp được cổ phần hóa tỷ lệ sở hữu của nhà nước vẫn chiếm ở mức trên 50%” [38, tr.10]. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là để thu hút nguồn vốn của xã hội vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, tạo ra sự chuyển biến trong sở hữu tư liệu sản xuất, từ đó tạo động lực cho quá trình sản xuất. Trong những năm tới, cần đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách doanh nghiệp nhà nước như Đại hội Đảng lần XII khẳng định: “Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hóa và bán hết phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường” [34, tr.291].

Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần xác định hai loại hình các doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp vốn nhà nước chiếm đa số trên 51% và doanh nghiệp mà vốn nhà nước không cần chiếm tỷ trọng khống chế dưới 50%. Đối với các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng trong nền kinh tế như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,… an sinh xã hội nhà nước cần duy trì sở hữu khống chế >51%, nhằm định hướng điều tiết nền kinh tế, với các ngành nghề, lĩnh vực không quan trọng cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, tăng cường liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác để hình thành sở hữu hỗn hợp.



Liên kết, liên doanh nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển, nhằm đa dạng hóa sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, để thu hút vốn cho doanh nghiệp nhà nước, tạo chuyển biến trong sở hữu, từ đó tạo động lực cho sản xuất kinh doanh.

Để thu hút các nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển như: vốn, khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tổ chức, quản lý, doanh nghiệp nhà nước cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp thành phần kinh tế khác nhất là các doanh nghiệp nước ngoài mà trước đây chúng ta gọi là kinh tế tư bản nhà nước. Các doanh nghiệp nước ngoài thuộc các nước tư bản phát triển vốn có tiềm lực mạnh về nguồn vốn, khoa học công nghệ cao và kinh nghiệm trong tổ chức quản lý sản xuất trong công nghiệp hiện đại, do vậy để doanh nghiệp nhà nước phát triển có hiệu quả chúng ta cần tăng cường liên kết trên các lĩnh vực như: xây dựng kết cấu hạ tầng vì cần vốn lớn, tin học, nắp ráp ô tô, xe máy, đóng tàu…

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác xã (HTX) là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất - kinh doanh và đời sống.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã [115].

Kinh tế HTX không phải chỉ để giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của doanh nghiệp lớn, mà về lâu dài cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế HTX không chỉ nhằm mục đích kinh tế, mà còn có mục tiêu xã hội:



việc làm, thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, tương trợ, giúp đỡ nhau trong đời sống.Trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển kinh tế HTX theo các giải pháp sau:

- Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, đồng sở hữu trong hợp tác xã.

Đây là bản chất trong sở hữu tập thể, thể hiện sự khác biệt so với các thành phần kinh tế khác. Để thực hiện nguyên tắc này theo Luật hợp tác xã kiểu mới năm 2012 thì cần phải tuân thủ nguyên tắc mức vốn góp của các thành viên trong hợp tác xã không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã để không ai có quyền sở hữu chủ yếu và quyết định mà dựa trên quyết định tập thể. Trong trường hợp cần huy động vốn, hợp tác xã có thể huy động vốn từ các thành viên để mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở đồng thuận của các thành viên.

- Phân biệt rõ hai loại tài sản trong hợp tác xã để tránh chồng chéo là: tài sản được chia và tài sản không được chia.

Đối với tài sản không được chia bao gồm: Quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, khoản trợ cấp hỗ trợ không hoàn lại của nhà nước, phần trích lập quỹ đầu tư phát triển. Tài sản được chia bao gồm các tài sản khác theo pháp luật chẳng hạn vốn góp cho sản xuất kinh doanh. Việc xác định phân biệt hai loại tài sản này nhằm tạo sự đồng thuận, tránh sự tranh chấp trong hợp tác xã và giúp cho hợp tác xã phát triển

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân hiểu rõ về quyền lợi, lợi ích khi tham gia hợp tác xã. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân và cán bộ về vai trò, vị trí của Hợp tác xã kiểu mới, về nội dung của pháp luật về Hợp tác xã, làm cho mọi người dân hiểu biết kỹ lưỡng các quy định của pháp luật, tự nguyện lựa chọn khi lập Hợp tác xã. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp và quản lý HTX kiểu mới cho đội ngũ cán bộ quản lý Hợp tác xã.


4.2.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý

Để thúc đẩy QHSX XHCN phát triển cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

* Đối với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế nhà nước Thứ nhất, cần xóa bỏ bao cấp trong doanh nghiệp nhà nước, các doanh

nghiệp nhà nước chuyển hoàn toàn sang cơ chế thị trường bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Cho đến nay, với quan điểm kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, chúng ta đã có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước so với các thành phần kinh tế khác về; tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, khi thua lỗ được nhà nước khoanh nợ, dãn nợ, thậm chí xóa nợ. Chính vì vậy, đã tạo sự ỷ lại vào nhà nước và hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và tạo ra bất bình đẳng giữa các loại hình quan hệ sản xuất. Đảng, Nhà nước khẳng định các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, do đó chúng ta phải xóa bỏ cơ chế “xin cho", tàn dư của thời kỳ bao cấp với doanh nghiệp nhà nước từ đó tạo động lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển. Cần xóa bỏ các ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tê. Có xóa bỏ bao cấp trong các doanh nghiệp nhà nước mới tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước vươn lên, làm ăn có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách nhà nước, dẫn dắt, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển.

Thứ hai, Nhà nước cần phân định rõ hai loại hình doanh nghiệp nhà nước đó là; doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì mục tiêu chính trị - xã hội và doanh nghiệp nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận.

Doanh nghiệp nhà nước luôn có hai nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ về chính trị - xã hội. Doanh nghiệp nhà nước ngoài chức năng sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023