Kết luận chương 3
Trải quan một thời gian thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động đã tổng kết được những hạn chế, bất cập, những vướng mắc trong các quy định của pháp luật. Một số vướng mắc trong quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động nếu được tháo gỡ kịp thời sẽ góp phần giải quyết việc làm, kết nối cung - cầu lao động hiệu quả, điều tiết thị trường lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động muốn đạt hiệu quả cao trước hết cần phân tích và đánh giá được các yêu cầu cơ bản. Dựa trên các yêu cầu này mà pháp luật triển khai thành các quy định của pháp luật cho phù hợp.
Tại chương 3 người viết đã trình bày các nội dung sau:
- Nội dung tại mục 3.1 đã trình bày yêu cầu cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật cho thuê lại lao động.Trong đó, hai yêu cầu chính được đề cập là: yêu cầu đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cho thuê lại lao động và yêu cầu đảm bảo tính hội nhập quốc tế
- Nội dung tại mục 3.2 đã đưa ra kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật cho thuê lại lao động. Theo đó, các quy định cần được sửa đổi bổ sung bao gồm: quy định về điều kiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động; quy định về HĐLĐ và hợp đồng cho thuê lại lao động; quy định về thời hạn cho thuê lại lao động; quy định về danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động; quy định về thời hạn cho thuê lại lao động; về HĐLĐ và hợp đồng cho thuê lao động; quy định đảm bảo quyền lợi NLĐ; quy định kỷ luật và trách nhiệm bồi thường; quy định về xử phạt vi phạm.
- Nội dung tại mục 3.3 đã nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Sự xuất hiện của hoạt động cho thuê lại lao động là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường. Loại hình dịch vụ này mang lại cơ hội kinh doanh mới cho các DN và thậm chí các DN Việt Nam cũng đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh này trước khi nhà nước ban hành luật điều chỉnh. Thực tế cho thuê lại lao động đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 2000 nhưng đến năm 2012, pháp luật về cho thuê lại lao động mới chính thức được ban hành và chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2013.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Cơ Bản Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Cho Thuê Lại Lao Động Ở Việt Nam
- Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Cho thuê lại lao động là một hình thức sử dụng lao động linh hoạt và có sự tham gia của ba chủ thể chính là DN cho thuê lao động, DN thuê lại lao động và NLĐ cho thuê lại. Cho thuê lại lao động mang đến nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia và cho nhà nước nhưng đồng thời cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất là đối với NLĐ. Vì vậy mà hoạt động này được nhà nước quản lý chặt chẽ và DN cho thuê lao động phải đáp ứng các điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh cho thuê lại lao động.
Cho thuê lại lao động không phải là vấn đề mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ngay cả các quốc gia trong khu vực Châu Á, hoạt động này cũng phát triển sớm và pháp luật về cho thuê lại lao động cũng được ban hành trước Việt Nam nhiều năm. Tuy nhiên đối với Việt Nam, cho thuê lại lao động là một vấn đề mới mẻ, pháp luật lần đầu tiên ghi nhận và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này tồn tại và phát triển cách đây không lâu.Việc xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động là cần thiết và phù hợp với nhu cầu của người dân, phù hợp nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp xu hướng toàn cầu hóa.
Mặc dù pháp luật về cho thuê lại lao động lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam nhưng các quy định của pháp luật đã dần đi vào thực tiễn, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tự tin tham gia hoạt động cho thuê lại lao
động, tạo căn cứ cho cơ quan nhà nước quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động này. Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về cho thuê lại lao động ở nước ta vẫn tồn tại những thiếu sót nhất định do kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều cùng với sự biến đổi không ngừng của thị trường lao động.
Trong luận văn, người viết đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động cho thuê lại lao động, đưa ra khái niệm, đặc điểm, các hình thức cho thuê lại lao động và sự cần thiết điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này cũng như nội dung các quy định của pháp luật. Từ đó có thể nhận diện quan hệ cho thuê lại lao động trên thực tiễn và khái quát hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam từ khi hoạt động này xuất hiện. Từ nội dung quy định của pháp luật, người viết chỉ ra những hạn chế tồn tại trong các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta.Từ đó, kiến nghị hoàn thiện những hạn chế, thiếu sót trong các quy định của pháp luật trong đó có nêu lên những yêu cầu cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động.
Trong quá trình phân tích các nội dung trên, quy định của pháp luật cho thuê lại lao động của Việt Nam cũng được so sánh với pháp luật cho thuê lại lao động/phái cử lao động của một số nước trên thế giới như: Mỹ, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Cho thuê lại lao động là một vấn đề mới, phức tạp và chỉ trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn nên không thể giải quyết triệt để toàn bộ các vấn đề đặt ra đối với pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động. Tác giả hy vọng, việc nghiên cứu cho thuê lại lao động theo pháp luật Việt Nam và những ý kiến đề xuất của mình sẽ góp phần nào đó trong việc hoàn thiện pháp luật cho thuê lại lao động và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động trên thực tiễn ở Việt Nam trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2010), Báo cáo đánh giá về hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam, tháng 12/2010.
2. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2010), Pháp luật lao động các nước ASEAN, NXB Lao động Xã hội.
3. Bộ lao động – thương binh và xã hội (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, NXB Lao động – xã hội.
4. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và ILO (2011), Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, NXB Lao động và Xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Chí (2012), “Nguyên tắc, nội dung, hình thức pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.50-58.
6. Hải Dũng (2013), Dịch vụ cho thuê lại lao động: Thật giả khó lường, http://danviet.vn/tin-tuc/dich-vu-cho-thue-lai-lao-dong-that-gia-kho - luong%20100007.html#gsc.tab=0
7. Võ Đình Đức (2012), Cho thuê lại lao động: có luật vẫn còn băn khoăn
https://www.facebook.com/LuatSuVoDinhDuc/posts/220462870772532
8. Phan Huy Hồng, Ngô Thị Thu (2007), “Hoạt động cho thuê lao động: Nên điều chỉnh pháp luật theo hướng cho phép”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.41-47.
9. Jang, Hyun-Suk (2011), Hệ thống phái cử ở Hàn Quốc, tr.75-110, Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, NXB Lao động - Xã hội.
10. Luật Minh Khuê (2010), Hoạt động cho thuê lại lao động: nên điều chỉnh pháp luật theo hướng cho phép https://luatminhkhue.vn/kien-thuc- luat-lao-dong/hoat-dong-cho-thue-lao-dong-nen-dieu-chinh-phap-luat- theo-huong-cho-phep.aspx
11. Liên đoàn Lao động Tp. Hồ Chí Minh (2006), Công văn số 131/LĐLĐ ngày 06/6/2006 gửi ông Nguyễn Thành Tài (Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh.
12. Đặng Thị Oanh (2015), So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lại lao động với một số nước trên thế giới, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật
– Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Schuren, Peter và Meier Birte Albert, Jur (2006), “Một phần báo cáo quốc gia về cho thuê lại lao động hoặc lao động tạm thời tại Cộng hòa liên bang Đức”, Tham luận tại Hội nghị toàn cầu về luật lao động và An sinh xã hội, lần thứ 18 tại Paris từ ngày 05-08 tháng 09 năm 2006 (Bản tiếng Anh).
14. Lam Sơn (2013), "Loạn" dịch vụ cho thuê lại lao động http://baophapluat. vn/xa-hoi/quotloanquot-dich-vu-cho-thue-lai-lao-dong-167219.html
15. Công Tâm (2011), Dịch vụ cho thuê lao động: “Cửa” mới trên thị trường việc làm,http://giadinh.net.vn/kinh-te/dich-vu-cho-thue-lao-dong- cua-moi-tren-thi-truong-viec-lam-20110103082639942.htm
16. Phạm Thị Thảo (2012), Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội.
17. Mai Đức Thiện (2010), “Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Bộ luật lao động”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (6).
18. Lê Thị Hoài Thu (2012), “Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (28), tr.78-84.
19. Nguyễn Xuân Thu (2010), “Lao động cho thuê lại ở Việt Nam, tham luận tại”, Hội thảo Việt Đức: Pháp luật lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội.
20. Nguyễn Xuân Thu (Chủ nhiệm đề tài), (2012), “Cho thuê lại lao động – Một hướng điều chỉnh của Pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
21. Lê Thị Hoài Thu (2013), Một số bất cập trong quy định về quan hệ lao động và những vấn đề đặt ra, http://www.molisa.gov.vn.
22. Đông Trúc (2015), Bất cập trong lĩnh vực cho thuê lao động, http://www.baobariavungtau.com.vn/xa-hoi/201511/bat-cap-trong-linh- vuc-cho-thue-lai-lao-dong-645676/
23. Yoon Youngmo (2013), Luật hóa cho thuê lại lao động mở ra cơ hội mới nhưng cũng là con dao hai lưỡi. http://www.ilo.org/hanoi/ Informationresources/ Publicinformation/comments-and-analysis/WCMS_229130/lang-vi/index.htm
II. Tài liệu trang Web
24. http://dantri.com.vn/viec-lam/thanh-tra-cac-doanh-nghiep-cho-thue-lai- lao-dong-co-dau-hieu-sai-pham-1231293211.htm, truy cập ngày 1/5/2016
25. http://nld.com.vn/phong-su-ky-su/kinh-doanh-tren-nuoc-mat-nld- 194377.htm, truy cập ngày 3/7/2016
26. https://www.entrepreneur.com/encyclopedia/leased-employees, truy cập ngày 2/3/2016
27. http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleVie w/articleId/1229/Nhn-li-5-nm-pht-trin-cc-Khu công nghiệp-KKT.aspx, truy cập ngày 4/5/2016
28. http://viipip.com/homevn/?module=listip, truy cập ngày 3/5/2016
29. http://www.sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/166, truy cập ngày 2/8/2016
30. http://www.japaneselawtranslation.go.jp), truy cập ngày 3/8/2016
31. http://luathoc.cafeluat.com/threads/cho-thue-lai-lao-dong-ai-loi-hon- ai.356884/#ixzz48jxml3cP
32. http://radiovietnam.vn/ArticleMobile/kinh-te/2016/02/nhan-luc-nganh- det-may-khung-hoang-thieu/
33. http://www.luatsutuvan.com.vn/tin-phap-luat-/hoan-thien-cac-quy-dinh- ve-cho-thue-lai-lao-dong.html
34. http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop- y/7002/nhung-vuong-mac-bat-cap-trong-hoat-dong-cho-thue-lai-lao-dong