Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 1


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.


Tác giả luận án


Nguyễn Tiến Cơi


Lời cảm ơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.


Trong qúa trình thực hiện luận án tiến sỹ kinh tế tôi được sự quan tâm giúp đỡ của PGS.TS Phạm thị Quý, T.S Chu Thị Lan giáo viên hướng dẫn, Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế học, Bộ môn Lịch sử Kinh tế, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, tỉnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa và bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện, động viên tôi hoàn thành luận án này.

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong qua trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 1

Tôi xin trân trọng cám ơn!


Tác giả luận án


Nguyễn Tiến Cơi


Mục lục


Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng, hình vẽ vii

Lời mở đầu 1

Chương I Một số vấn đề lý luận về chính sách thu hút FDI 6

1.1 FDI và vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển 6

1.2 Một số vấn đề về chính sách thu hút FDI 26

Chương II Chính sách thu hút FDI của Malaixia trong qúa trình hội nhập

kinh tế quốc tế (1971 - 2005) 58

2.1 Chính sách thu hút FDI thời kỳ 1971 - 1996 58

2.2 Chính sách thu hút FDI thời kỳ 1996 - 2005 77

2.3 Một số bài học kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI của Malaixia 103

Chương III khả năng vận dụng một số Kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI của Malaixia vào Việt Nam 116

3.1 Khái quát chính sách thu hút FDI của Việt Nam 116

3.2 Một số điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và Malaixia có

ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI 144

3.3 Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về chính sách thu hút FDI

của Malaixia vào Việt Nam152

3.4 Điều kiện cần thiết để thực hiện tốt hơn những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI của Malaixia đối với Việt Nam

168

Kết luận 177

Danh mục công trình khoa học của tác giả 179

Tài liệu tham khảo 180

Phần Phụ lục 186


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt


Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt


AFTA : ASEAN Free Trade Area

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Asia-Pacific Economic Co-operation

: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương ASEAN : Association of South-East Asian Nations

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

CEPT : Scheme on Common Effective Preferential Tariffs

: Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CNC : Công nghệ cao

CNH : Công nghiệp hóa

ĐPT : Đang phát triển

EU : European Union

: Liên minh châu Âu

FDI : Foreign Direct Investment

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐH : Hiện đại hóa

HVXK : Hướng vào xuất khẩu

IMF : International Monetary Fund

: Quỹ tiền tệ quốc tế

IMP : Industrial Master Plan

: Kế hoạch tổng thể các ngành công nghiệp JETRO : Japanese External Trade Organisation

: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản KCN : Khu công nghiệp

KTQT : Kinh tế quốc tế


MIDA : Malaysian Intrustrial Development Authority

: Cục phát triển công nghiệp Malaixia

MITI : Ministry of International Trade and Industry Malaysia

: Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Malaixia M&A : Merger and Acquisition

: Mua lại và sáp nhập

NEP : New Economic Policy

: Chính sách kinh tế mới

NICs : Newly Industrialized Countres

: Các nước công nghiệp mới

ODA : Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức

OECD : Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

RM : Ringit Malaysia

: Đồng ring gít Malaixia R&D : Research and Development

: Nghiên cứu và phát triển TMTD : Thương mại tự do

TNCs : Transnational Corporations

: Công ty xuyên quốc gia TTNK : Thay thế nhập khẩu

UNCTA C

: United Nations Conference on Trade and Development

: Tổ chức liên hợp quốc về thương mại và phát triển

USD : United States Dollar

: Đô la Mỹ

WB : World Bank

: Ngân hàng thế giới

WTO : World Trade Organization

: Tổ chức thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa


Danh mục các bảng, hình vẽ


Bảng Nội dung Trang

Bảng 1.1. Dòng vốn FDI trên thế giới, thời kỳ 2000 - 2005 37

Bảng 1.2. Điều chỉnh quy chế FDI của các nước, 1991 - 2004 38

Bảng 2.1. Một số nhà đầu tư lớn vào Malaixia thời kỳ 1993 - 1997 73

Bảng 2.2. Cơ cấu FDI vào các ngành kinh tế Malaixia từ 1971- 1987 74

Bảng 2.3. FDI vào Malaixia phân theo các bang, 1990 - 1997 76

Bảng 2.4. Tỷ trọng vốn FDI trong ngành chế tạo ở Malaixia, 2002 - 2005 99

Bảng 3.1. So sánh chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của Việt

Nam và một số nước châu á năm 2004 137

Bảng 3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh theo các nhân tố tác động đến FDI 138

Bảng 3.3. So sánh một số chính sách thu hút FDI giữa Việt Nam và Malaixia 140

Hình vẽ Nội dung Trang

Hình 1.1. Dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn 1993 - 2005 35

Hình 2.1. Dòng FDI vào Malaixia, 1975 - 1996 71

Hình 2.2. FDI vào ASEAN theo nước chủ nhà, 1995 - 2004 98

Hình 2.3. FDI vào ngành công nghiệp chế tạo Malaixia,1996 - 10/2001 100

Hình 3.1. Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam, 1998 - 2005 125

Hình 3.2. Cơ cấu FDI đăng ký vào Việt Nam theo ngành, 1988 - 2005 127

Hình 3.3. Cơ cấu nguồn FDI vào Việt Nam, 1988 - 2005 128


Mở đầu


I. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với các nước đang phát triển (ĐPT), trong đó có vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với các nước ĐPT, nó chẳng những bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, mà còn tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường... Vấn đề thu hút FDI trong hội nhập KTQT phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh để thu hút FDI.

Thời gian qua, Malaixia là một trong những nước đã khá thành công trong việc đưa ra những chính sách thu hút FDI. Đã tạo thêm nguồn lực đẩy nhanh công nghiệp hóa (CNH) theo chiến lược hướng ngoại (hướng vào xuất khẩu - HVXK) trong quá trình hội nhập KTQT. Qua mấy thập kỷ phát triển, Malaixia chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs).

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế (1986 - nay), với đường lối "Đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại" chủ trương mở cửa nền kinh tế bằng những chính sách tích cực, đã đạt được những kết quả nhất định trong thu hút FDI góp phần thúc đẩy CNH, hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Tuy nhiên, trong chính sách thu hút FDI vẫn bộc lộ không ít những hạn chế, ảnh hưởng đến tốc độ, quy mô và hiệu quả trong thu hút FDI. Do vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm từ Malaixia là nước đi trước và đã có những thành công trong thu hút FDI có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam nhằm huy động các nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, NCS chọn vấn đề: "Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài


của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Về vấn đề chính sách thu hút FDI của Malaixia cũng đã có một số công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước.

ở nước ngoài, công trình nghiên cứu “Malaixia - Tổng quan về khung pháp lý trong đầu tư trực tiếp nước ngoài” của tác giả Arumugam Rajenthran trên Kinh tế và tài chính số 5/2002 do Viện Nghiên cứu Đông Nam á Xingapo xuất bản tháng 10/2002. Tại đây, tác giả đã nghiên cứu và phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến FDI ở Malaixia về lập pháp, đất đai, lao động, môi trường; một số chính sách khuyến khích về thuế và phi tài chính; các quyền sở hữu trí tuệ; quản lý và giải quyết các tranh chấp... Công trình nghiên cứu này, tác giả chủ yếu phân tích trên góc độ vĩ mô, gắn với bối cảnh cụ thể để phân tích cội nguồn xuất phát của những chủ trương, chính sách cũng như mục tiêu của những quy định trong chính sách thu hút FDI của Malaixia. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng nêu lên một số thách thức của Malaixia trong vấn đề xử lý các mối quan hệ với các nước láng giềng AESEAN; liên quan đến bản thỏa thuận về thương mại liên quan đến các khía cạnh đầu tư (TRIM); về bản thỏa thuận về các vấn đề thương mại trong quyền sở hữu trí tuệ (TRIP). Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này cũng chưa nghiên cứu đầy đủ nội dung các chính sách thu hút FDI mà Malaixia đã áp dụng và một số nội dung công trình được nghiên cứu cũng mới đề cập đến thời điểm năm 1999.

Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu "Đầu tư trực tiếp nước ngoài và công nghiệp hóa ở Malaixia, Xingapo, Đài Loan và Thái Lan" của OECD, các tác giả Linda Y. C. Lim và Pang E. Fong (1991) đã khái quát một số xu hướng FDI trên thế giới, đồng thời tập trung phân tích thực trạng thu hút FDI để phục vụ CNH và cũng đã đề cập một số chính sách thu hút FDI của Malaixia, Xingapo, Đài Loan và Thái Lan, và cũng chỉ dừng lại đến năm 2000. Tác giả Yumiko Okamoto (1994) cũng đã có bài nghiên cứu "Tác động của chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư đến

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 19/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí