ngành; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nên tăng cường các hoạt động kiểm tra, xử lý các vấn đề một cách thường xuyên hơn (tối thiểu hai lần trong một năm). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo nguyên tắc không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tránh gây cản trở, phiền hà sách nhiễu đối với thanh niên. Trước mặt cần tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm trên các lĩnh vực như: đền bù thiệt hại, thủ tục hành chính cho thanh niên đi xuất khẩu, thông tin về thị trường lao động…
Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện thanh kiểm tra, xử lý vi phạm đối với công tác triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố; đảm bảo hoạt động thanh, kiểm tra hiệu quả, phát hiện ra các sai phạm và có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Xử lý các đối tượng vi phạm một cách công khai, nghiêm minh. Các biện pháp cụ thể là:
+ Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, tích cực giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thanh, kiểm tra thường xuyên.
+ Ban hành các quy định, chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành trách nhiệm được giao, lợi dụng chức vụ và quyền hạn để sách nhiễu, tham nhũng khi tiến hành thanh, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm.
Hoạt động thanh, kiểm tra phải được thực hiện một cách đồng bộ nhằm phát hiện, xử lý và ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật. Cùng với đó, thiết lập hệ thống giám sát hoạt động triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La thông qua công cụ kiểm toán và giám định nhằm theo dõi và hỗ trợ thanh niên có công việc ổn định, hoạt động
một cách hiệu quả. Sở tài chính cần hướng dẫn chế độ, thủ tục đóng tiền đối với lao động xuất khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời có kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng của các công ty kiểm toán Việt Nam, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu kiểm soát hoạt động tài chính. Áp dụng các trang thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại trong hoạt động thanh tra xử lý.
Việc phân cấp thanh tra cần được hoàn thiện hơn nữa, bởi lẽ trong thực tế, việc thanh kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La tỉnh Sơn La nhìn chung chưa có sự kiểm tra thực tiễn việc thực hiện chính sách ở các doanh nghiệp và kiểm tra kết quả sau khi triển khai chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên, hoặc có mới chỉ mang tính hình thức. Mà đây lại là các đối tượng thụ hưởng chính sách, kết quả đạt được chính là sự phản ánh rõ nhất về hiệu quả của chính sách. Các cách tiến hành để kiểm tra ở các đối tượng này có thể là phỏng vấn, phát phiếu điều tra để tìm hiểu xem mức thu nhập, độ hài lòng trong công việc, chất lượng đào tạo nghề nghiệp… có đạt được những mục tiêu do chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên đưa ra hay không.
Kịp thời ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản QLNN có liên quan cho công tác triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La. Đồng thời, giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc giúp các đơn vị triển khai chính sách thuận lợi; khuyến khích thanh niên đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng, Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Sơn La
- Giải Pháp Hoàn Thiện Chính Sách Về Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Sơn La
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Triển Khai Thực Hiện Chính Sách
- Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với UBND tỉnh
- Chỉ đạo UBND các thành phố, thành phố Sơn La tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các xã, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên nhằm nâng
cao hiệu quả theo quy mô hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên.
- Chỉ đạo các thành phố, thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên cho các xã phù hợp với tình hình địa phương trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên.
- Chỉ đạo Sở Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối nguồn kinh phí để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên theo Nghị quyết số 124/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh.
- Tiếp tục tuyên truyền các chính sách của Trung ương, UBND tỉnh Sơn La về hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên để các xã, phường, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và người dân hiểu tích cực tham gia
- Thường xuyên nắm bắt tình hình hợp tác sản xuất của các hộ dân trên địa bàn các xã với các doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn các xã, HTX, các hộ dân và doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện với các liên kết sản xuất theo hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên cho phù hợp với Kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên của thành phố, thành phố và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
3.4.2. Kiến nghị với bộ ngành trung ương
- Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm, tiếp nhận các thanh niên, đặc biệt là những người đã được đào tạo nghề về làm việc tại doanh nghiệp để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
- Triển khai chính sách về hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các doanh nghiệp thu hút lao động là thanh niên trên địa bàn. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách.
3.4.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương UBND thành phố
- UBND thành phố Sơn La khẩn trương rà soát lại Kế hoạch triển khai chính sách tạo việc làm cho thanh niên, trong đó cần bổ sung làm rõ vai trò và sự liên kết của các bên tham gia triển khai hỗ trợ tạo việc làm cho chính sách tạo việc làm cho thanh niên theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng của Trung ương và của tỉnh.
- Trong quá trình thực hiện cần phối hợp thường xuyên với UBND thành phố, thành phố, xã, phường có sự thỏa thuận, ký kết chặt chẽ với các doanh nghiệp hoặc các hộ chính sách tạo việc làm cho thanh niên để triển khai hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên theo kế hoạch của UBND cấp thành phố. Đảm bảo thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng giữa doanh nghiệp với ngưười lao động, trường hợp xảy ra vướng mắc, tranh chấp trong thực hiện hợp đồng phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý, giải quyết.
KẾT LUẬN
Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La là một thành phố vùng núi phía bắc, nhóm đối tượng lao động chiếm tỉ lệ đông, song số chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ tương đối lớn; tốc độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ … Đây là bài toán cần lời giải của các cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương, tạo ra nhu cầu về việc làm tại chỗ cho thanh niên.
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên thành phố Sơn La là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có tác động đến thu nhập, mức sống của thanh niên; vì vậy, làm tốt công tác tạo việc làm của thanh niên trên địa bàn thành phố không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn thể hiện bản chất chính trị của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng việc làm cho nhóm đối tượng này. Đây là nhóm đối tượng có tính đặc thù chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số, đặt trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, vừa là giai đoạn các địa phương đang tập trung triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đặt ra yêu cầu chính quyền các cấp cần tổ chức thực hiện tốt hệ thống các quy định của pháp luật, chính sách về việc làm nhằm tạo việc làm cho thanh niên ở thành phố Sơn La hiện nay
Tạo việc làm cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên cần giải quyết của các cấp chính quyền, trong đó, có cấp thành phố nói chung, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La nói riêng, là nguyện vọng chính đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên và toàn xã hội. Nội dung này cần được thực hiện trên cơ sở các chỉ số dự báo về sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước và địa phương; trong đó, quan tâm đến khả năng tạo ra số lượng đi cùng với chất lượng về lao động của nền kinh tế và phải dựa trên những quan điểm, phương hướng chỉ đạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Đây được coi là yếu tố “chìa khóa” trong mọi chiến lược hướng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội, trong đó có sự tiến bộ của thanh niên. Để tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố nói chung, thành phố Sơn La nói riêng, cần tổ chức thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp thành phố làm công tác QLNN về việc làm, việc làm của thanh niên ở nông thôn; xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên ở nông thôn.
Để đạt được các mục tiêu trên, hệ thống chính trị cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò việc làm của thanh niên ở thành phố Sơn La, đồng thời thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp cơ bản: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế về việc làm, việc làm của thanh niên ở thành phố Sơn la; Hai là, tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp thành phố làm công tác tạo việc làm của thanh niên; Ba là, xây dựng cơ chế, biện pháp nhằm phát huy các nguồn lực xã hội hóa vào thực hiện các chính sách liên quan đến việc làm của thanh niên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Hoàng (2014), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thành phố Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 25.
3. Chính phủ (2005), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.
4.Cổng thông tin điện tử thành phố Sơn La: http://thanhphosonla.gov.vn.
5. Đỗ Thị Mai Huyền (2018), Giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.
6. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
7. Điều lệ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam
8. Lê Văn Lợi (2019), Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Tế (2003), Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng & hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Khánh Toàn (2015), Phát triển nông nghiệp ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chương trình định hướng thực hành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Huệ (2017), Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội, LATS Kinh tế: 62.31.01.01, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Nguyễn Vi Khải (Ch.b) (2016), Dân số, lao động, việc làm. Vấn đề - giải pháp, NXB: Thông tin lý luận, Hà Nội.
13.Nguyễn Hoài Nam (2015), Chính sách việc làm cho thanh niên trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ, LATS
14. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (Ch.b) (2015), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (2016), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nghị quyết số 05-NQ/TW hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cạnh tranh của nền kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng.
17. Quốc hội (2015), Luật số 77/2015/QH13 về tổ chức chính quyền địa phương.
18. Quốc hội (2013), Luật số 38/2013/QH13 về việc làm.
19. Quốc hội (2012), Luật số 10/2012/QH13 về lao động.
20. Trần Thị Minh Phương (2015), Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá, LATS Kinh tế phát triển: 62.31.01.05, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
21. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (2016), Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. UBND thành phố Sơn La (2020), Báo cáo đánh giá phát triển KTXH giai đoạn 2015-2020.