Hiện Trạng Cơ Sở Vật Chất, Nguồn Lực Công Nghiệp


Sản xuất thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, sản phẩm dệt, sản phẩm da, sản xuất gỗ, giấy, hoá chất, cao su, nhựa, sản phẩm phi kim loại, kim loại, các sản phẩm điện, điện tử, y tế, phương tiện vận tải, (Xem Phụ lục 6)

Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự biến động lớn qua các năm với sự gia tăng của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp thể hiện kết quả thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta với chính sách đảm bảo bình đẳng của các thành phần kinh tế trước pháp luật. Đến năm 2007 khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (67,8%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 32,2%. Thành phần kinh tế tư nhân và cá thể 61,85% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (Xem Biểu đồ 2.2).

60


50


40


(%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

30


Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh - 10

20


10


0

1997 2000 2003 2005 2007

Năm

Nhà nước Cá thể Tư nhân Nước ngoài Tập thể


Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (%, theo giá thực tế)

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh, niên giám 2007)


Kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở giải thể và chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biết từ năm 1999 và đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2000 (22,1%), sau đó giảm xuống 9,5% (năm 2003) và tăng dần trở lại, đạt 32,2% (năm 2007). Tỉnh Bắc Ninh được biết đến như là một trong những tỉnh hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài, nhưng


giá trị sản xuất khu vực này vẫn còn nhỏ so với số dự án và số vốn đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.3. Hiện trạng cơ sở vật chất, nguồn lực công nghiệp

- Số cơ sở sản xuất công nghiệp: Tính đến 31/12/2007, tổng số cơ sở thực tế hoạt động sản xuất công nghiệp là 28.993 cơ sở, tăng 206,9% so với năm 2001 và tăng gấp 3,2 lần so với 1997. Trong đó, khu vực Nhà nước có 8 cơ sở, giảm 4 cơ sở so với năm 2001; Khu vực ngoài Nhà nước là khu vực có số lượng cơ sở tăng cao. Đặc biệt, khu vực này có số lượng cơ sở sản xuất chiếm tỷ trọng rất cao trong ngành công nghiệp của tỉnh (99,8%).

Điều đáng chú ý là, số lượng cơ sở sản xuất cá thể trong thời gian qua tăng ở hầu hết các huyện, thành phố. Trong đó, tăng nhiều nhất ở những huyện có làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ như Từ Sơn, Yên Phong, Gia Bình,... So với năm 1997, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể đã tăng gấp 3,2 lần. Điều đáng chú ý là sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, năm 1997 chưa có cơ sở nào, đến năm 2007 có 36 cơ sở, năm 2008 có 123 cơ sở (Xem Phụ lục 3).

- Về lao động và quy mô lao động: Cùng với sự phát triển của số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp là sự phát triển về lực lượng lao động. Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng số lao động đang làm việc thuộc ngành sản xuất công nghiệp là 123.138 người, tăng 136% so với năm 2000 và gấp 3,9 lần năm 1997. Bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 tăng 26,2%.

Về quy mô lao động, có sự khác biệt nhau khá lớn giữa khu vực, giữa các doanh nghiệp với hộ cá thể, giữa các loại hình doanh nghiệp và giữa các ngành sản xuất với nhau. Năm 2007, bình quân trong một cơ sở có 4,2 lao động, trong khi năm 1997 là 3,5 và năm 2001 là 4,7 lao động. Bình quân lao động của một cơ sở sản xuất công nghiệp do Nhà nước quản lý gấp 266 lần doanh nghiệp ngoài Nhà nước, gấp hơn 3 lần cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy quy mô và chất lượng nguồn nhân lực được sử dụng trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau lớn (Xem phụ lục 3).

- Về tài sản và nguồn vốn:

+ Tổng nguồn vốn dùng vào SXKD có đến thời điểm 31/12/2007 là

19.121 tỷ đồng, gấp 7,2 lần so với năm 2000 và gấp 21,6 lần so với năm 1997. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu là 12.365 tỷ đồng, chiến 64,6%, gấp 10,3 lần


so với năm 2000 và gấp 25,3 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng trung bình 35,7%; trong đó vốn chủ sở hữu tăng 39,1% (Xem phụ lục 4).

Những ngành đạt mức đầu tư lớn là công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị khác. Vốn đầu tư chủ yếu là tập trung vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện và xây dựng hạ tầng nội bộ với tỷ trọng khá cao. Vì vậy, đã tạo nên bộ mặt mới cho hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là những cơ sở nằm trong khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

2.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh

Một là, về giá trị sản xuất công nghiệp: Kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến hết năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp luôn có mức tăng trưởng cao. Giá trị SXCN năm 2006 bằng 14,9 lần so với năm 1997. Bình quân tăng trưởng trong 10 năm (1997-2006) là 32,32%/năm và Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp (Xem Biểu đồ 2.3).

Hai là, doanh thu sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu toàn ngành công nghiệp năm 2007 đạt 26.058 tỷ đồng, gấp 9,97 lần so với năm 2000, bình quân mỗi năm từ 2001-2007 tăng 44,83% (Xem Phụ lục 5).

Xét theo nội bộ ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất. Năm 2005, ngành công nghiệp chế biến Bắc Ninh đạt doanh thu 16.622 tỷ đồng và chiếm trên 99% doanh thu của ngành công nghiệp.

Ba là, tỷ lệ nộp vào ngân sách so với doanh thu. Năm 2007, tỷ lệ nộp vào ngân sách Nhà nước so với doanh thu là 3,5%, trong đó khu vực Nhà nước là 12,6%, khu vực ngoài Nhà nước là 2,38% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 6,5%. So với năm 2000, thì tỷ lệ này giảm 2%. Hầu hết các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn, đặc biệt DNNN đều hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và mức thu nộp năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, khu vực ngoài Nhà nước có tỷ lệ thu nộp ngân sách chiếm 56,1% tổng thu; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,9% (Xem Phụ lục 2).

Bốn là, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu. Ngành công nghiệp trong những năm qua đã phát triển nhanh trên mọi phương diện, nhưng hiệu quả SXKD của toàn ngành nhìn chung còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp do số cơ sở ngoài Nhà nước nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp dẫn đến kéo theo hiệu quả chung của cả ngành công nghiệp chỉ đạt 2,1%. Trong đó, khu vực


Nhà nước là 1,1%, khu vực ngoài Nhà nước là 1,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 6,7%.


14000


12000


10000


8000


205.24


160.2


8,755


11,644

250


200


150

118.6 111.53

134.69

124


120.46

125.64,4720127.54 130.28 132.99

6000


4000


2000


0


569 635


1,303


2,589

2,088


3,487


4,201

5,269

100


50


0

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Giá trị SXCN(tỷ đồng) Chỉ số PT GTSX CN(Năm trước=100%)


Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (Theo giá 1994) và chỉ số phát triển GTSXCN

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh, 2008)


2.1.2.5. Đánh giá tổng quát và nguyên nhân

Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, với cơ chế chính sách đổi mới chung của cả nước cùng với những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển của tỉnh phù hợp đã tạo điều kiện thu hút được khá lớn vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các Tổng công ty lớn và khai thác nguồn nội lực tập trung cho phát triển công nghiệp trên địa bàn. Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những chuyển biến rõ nét:

1- Công nghiệp có mức tăng đột biến về số lượng cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 33,51% /năm, giá trị gia tăng tăng bình quân 24,45%/năm.

2- Nguồn đóng góp cho ngân sách ngày một tăng hơn, bình quân hàng năm từ 60 - 70% thu từ ngành công nghiệp trong tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

3- Bức tranh công nghiệp trên địa bàn đã bao gồm đủ các thành phần kinh tế tham gia. Một số dự án chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp các khu vực đầu tư nước ngoài, công nghiệp Trung ương, công nghiệp tại địa phương,...


Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Ngành công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của tỉnh, tạo bước chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đồng thời thúc đẩy một bước trong thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nguyên nhân của những kết quả trên, trước hết là sự lãnh chỉ đạo thống nhất của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, sự điều hành kịp thời có hiệu quả của UBND tỉnh thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 16, 17 đề ra. Bên cạnh đó là sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành TW, sự phối kết hợp đồng bộ của các Sở, ban ngành cùng sự nỗ lực vượt khó khăn của các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế và lực lượng lao động trong toàn ngành. Cơ chế chính sách của tỉnh ban hành trên cơ sở cụ thể hóa các quy định, giải pháp của Chính phủ phù hợp với đặc thù của địa phương nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Bên cạnh những kết quả tích cực, sự phát triển công nghiệp còn một số hạn chế sau:

1- Số cơ sở sản xuất, dự án đầu tư nhiều song quy mô lớn còn hạn chế. Công nghiệp mới phát triển trên bề rộng, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có tăng song quy mô còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ còn chậm được đổi mới, sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn bất cập, tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tỷ lệ VA/GO đang có xu hướng giảm dần xuống dưới 30%.

2- Đối với khu vực kinh tế dân doanh trình độ thiết bị công nghệ chưa được đổi mới, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, thu nộp cho ngân sách thấp. Quy mô các đơn vị sản xuất hầu hết là nhỏ và quá nhỏ. Máy móc thiết bị cũ và chắp vá, công nghệ còn ở mức lạc hậu, mức độ ảnh hưởng xấu tới môi trường lớn, chưa đủ khả năng khắc phục.

3- Chưa chủ động được hướng đào tạo ngành nghề cho người lao động để đáp ứng kịp thời cho các dự án vào đầu tư trên địa bàn, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp, năng suất lao động chưa cao.

4- Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều bất cập, sự năng động trong hội nhập còn bị động, các sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường, thương hiệu sản phẩm chưa tạo được dấu ấn với các thị trường trong và ngoài nước.

5- Tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư còn chậm do vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư còn khó khăn, các chính sách ưu đãi của địa phương ban hành còn chậm được nắm bắt và triển khai.


6- Sự phối kết hợp của các cấp các ngành có lúc chưa đồng bộ biểu hiện công tác quản lý trong quá trình đầu tư xây dựng các khu cụm công nghiệp, hướng dẫn các cơ chế chính sách của nhà nước, ưu đãi khuyến khích đầu tư của địa phương đến các doanh nghiệp trên địa bàn chưa kịp thời .

2.2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997-2007

2.2.1. Các giai đoạn hình thành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Ngay khi được tái lập, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ cấp bách, khắc phục những khó khăn trước mắt nhanh chóng ổn định hoạt động. Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2000, tỉnh Bắc Ninh đã rà soát, hoàn thiện kế hoạch phát triển giai đoạn 1997-2000, đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2010. Tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, điện, giao thông - vận tải,... đến năm 2010, xác định kế hoạch và bước đi cho từng giai đoạn.

Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp tỉnh Bắc Ninh qua 10 năm (1997 – 2007) có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

1- Giai đoạn 1997 - 2000: Giai đoạn thực hiện các biện pháp ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp khu vực truyền thống và tìm tòi chính sách đột phá phát triển công nghiệp trên địa bàn.

2- Giai đoạn 2001 - 2005: Giai đoạn ban hành các chính sách tạo bước đột phá phát triển công nghiệp.

3- Giai đoạn 2006 - 2007: Rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp với giai đoạn mới và tiếp tục xây dựng lộ trình đổi mới chính sách phát triển công nghiệp cho các giai đoạn tiếp theo.

2.2.1.1. Giai đoạn ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp (1997 - 2000)

Ngay sau khi tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới (01/01/1997), UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch với 10 giải pháp cấp bách, trong đó tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế và ổn định, thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống. Năm 1998, Tỉnh uỷ Bắc Ninh ban hành Nghị quyết 04/NQ - TU về củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống. Khu vực làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư địa phương. Giai đoạn 1991 - 1996, giá trị sản xuất khu


vực làng nghề tăng trưởng bình quân 13,5%/năm; tỷ lệ tăng vốn đầu tư bình quân 17,2%/năm. Tuy nhiên, tiềm năng kinh tế làng nghề tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được phát huy đầy đủ do thiếu những biện pháp cụ thể. Do vậy, tỉnh xác định trọng tâm khắc phục những yếu kém và phát triển làng nghề truyền thống để tạo ra ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện ngân sách tại thời điểm đó.

Từ đó, chính sách phát triển công nghiệp tại Bắc Ninh bao gồm hai khu vực đồng thời được quan tâm thúc đẩy:

(1) - Công nghiệp nông thôn với trọng điểm là các làng nghề truyền thống và các điểm, cụm công nghiệp nông thôn;

Chính sách đặt ra mục tiêu “Giữ vững, phát triển và hiện đại hoá các làng nghề hiện có, tạo thêm nghề ở các huyện, nhân rộng những điển hình về công nghiệp hộ gia đình, khắc phục dần tình trạng thuần nông trong từng hộ gia đình”(Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ 15). Trên cơ sở đó phương hướng phát triển làng nghề là:

Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư phát triển các làng nghề đang có điều kiện phát triển tốt; khôi phục các làng nghề cũ và xây dựng các làng nghề mới gắn với phát triển văn hoá-du lịch; hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng, trước mắt là những cụm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; chuyển dần những mặt hàng tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu; phát triển làng nghề theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.

Những định hướng chính sách ấy đã tạo ra sức bật mới cho phát triển làng nghề, phù hợp với tình tình thực tế, đem lại lợi ích to lớn và có tác động mạnh mẽ vào khu vực nông thôn, đem lại hiệu ứng chính sách tức thì. Cùng với xu hướng này, chính quyền cũng tìm tòi để xác định trọng tâm đột phá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương.

(2)- Khu công nghiệp tập trung

Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 - 1998, nền kinh tế Việt Nam rơi vào điểm đáy của sự tăng trưởng năm 1998 - 1999, nhưng với phương pháp tiến hành đầu tư thận trọng, phù hợp theo hình thức "cuốn chiếu', khu công nghiệp Tiên Sơn là KCN đầu tiên của tỉnh đã thu được kết quả thành công.

Với sự phát triển đáng kể của cả hai khu vực công nghiệp nêu trên; chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương đã có tìm tòi sáng tạo ngay từ khi khi tỉnh có quyết sách tổ chức lại sản xuất ở khu vực làng nghề thông qua tổ chức


các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề và sản xuất đa nghề ở khu vực nông thôn. Đồng thời, phát huy và vận dụng chính sách trong phát triển các khu công nghiệp phù hợp với điều kiện thích hợp của địa phương. Với sự phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, công nghiệp nông thôn đã được tháo gỡ tách ra khỏi kiểu tổ chức sản xuất theo quy mô gia đình, xen kẽ trong khu dân cư kiểu cũ.

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc định hình chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương tỉnh Bắc Ninh theo xu hướng đổi mới cơ chế, tăng cường hiệu lực của chính sách quốc gia. Chính sách đã mang lại hiệu quả rõ dệt:

- Chính sách phát triển làng nghề, công nghiệp nông thôn hướng vào khai thác, phát huy mọi nguồn vốn trong dân với vịêc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Do đó trong giai đoạn 1997 - 2000 vốn đầu tư của khu vực này là nguồn vốn duy nhất trong 3 nguồn (tư nhân, Nhà nước, FDI) tăng liên tục qua các năm. Định hình phương thức đầu tư, phát triển các khu công nghiệp theo cơ chế thị trường, tạo môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, thông thoáng hơn; cải cách thủ tục hành chính, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp giai đoạn này gặp một số khó khăn sau:

- Tư duy về phát triển công nghiệp theo mô hình công nghiệp hoá kiểu cũ vẫn còn tồn tại trong nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân. Một số địa phương chưa coi trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, chưa coi phát triển công nghiệp là phương tiện để cải biến cấu trúc nền kinh tế hướng tới hiện đại. Do đó, các chính sách phát triển công nghiệp chậm đi vào cuộc sống.

- Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong nước và dân cư còn hạn chế trong khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đang gặp khó khăn đã làm cho tiến độ triển khai các khu công nghiệp chậm.

- Chưa định hình được các phương thức hỗ trợ, khai thác nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp. Chính sách tạo điều kiện cho tiếp cận đất đai với các doanh nghiệp còn thiếu rõ ràng; khu vực làng nghề chưa có sự chuyển sản xuất mạnh mẽ theo phương thức mới.

2.2.1.2. Giai đoạn ban hành các chính sách đột phá (2001 - 2005 )

Với sự thành công trong thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2000, tạo đà cho những năm sau. Trên cơ sở Nghị quyết số 12/NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá 15), Ban quản lý các khu công

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí