Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại Tp. HCM - 10

5


Hình 3.12: Điều tra ý kiến khách hàng về tiêu chuẩn bao bì của sản phẩm


19,48%

12,30%

12,21%

11,64% 11,36%

11,15%

11,13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

10,72%

Mq

Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại Tp. HCM - 10

20,00%

18,00%

16,00%

14,00%

12,00%

10,00%

8,00%

6,00%

4,00%

2,00%

0,00%

Bắt mắt,

Giúp dễ

Thể hiện

Thể hiện

Thể hiện

Bao bì

Khác biệt

Độc đáo,

hấp dẫn

nhận biết

đủ nội

s ản phẩm

bánh bên sang trọng/

với các

mới lạ

đó là sản phẩm

dung cần thiết

tươi mới

trong có c hất lượng c ao

hiện đại

bao bì khác


3.3 . Đề xuất một số giả i pháp nâng cao vị t hế cạnh tranh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở thị trường TP. HCM

Như phân tích ở trên bây giờ có 4 công ty có thể trả lời được câu hỏi để tiến

hành thực hiện chiến lược nâng cao vị nâng cao vị thế cạnh tranh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở thị trường TP. HCM


Trong luận văn, chúng ta đề cập điển hình đến công ty tác giả đã thực tập là KD sẽ trả lời các câu hỏiđể t iến hành các hoạt động phát triển thị trường như sau:

3.3.1 Chúng ta đang ở đâu?

Sản phẩm của KD đang ở vị trí thứ 2 của thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM tại tháng 08 năm 2011 so với sản phẩm của 3 công ty cạnh tranh khác.

3.3.2 Tại sao chúng ta lại ở vị trí này?

Nhờ vào thương hiệu của công ty ở mức khá và thị phần cũng ở mức khá rộng. Do vậy phải chú trọng đầu tư vào công tác Marketing và sự hỗ trợ phù hợp của công ty.

3.3.3 Chúng ta muốn gì?

Nghĩa là chúng ta muốn đi về đâu? Chúng ta phải làm gì? KD đang có gắng phát triển thị trường, mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm để vươn lên vị trí dẫn đầu thịtrường. Muốn như thế thì KD phải tuân theo 9 chỉdẫn khác nhau của thịtrường nêu trong luận văn.

3.3.4 Làm cách nào để đạt được như vậy?

KD phải luôn chú trọng về thương hiệu của sản phẩm, mở rộng thị phần và phát triển sản phẩm vì đối thủ cạnh tranh thứ 1 và thứ 3 cũng đang có thương hiệu và thị phần cao.

3.3.5 Sẽ cùng làm với ai?

KD đang đứng ở vị trí thứ 2 của thị trường và cũng đứng thứ 2 về thương hiệu và thị phần. Lợi thế của KD là thương h iệu và thị phần ở loại khá nên khả

năng mở rộng thị trường và thị phần là hoàn toàn có thể. Mặc dù đối thủ cạnh tranh của KD là HN đang đứng ở vịtrí thứ 1 và PN đang đứng ở vị trí thứ 3.

PN cũng có thị phần và thương hiệu đứng thứ 3 trên thị trường, đặc biệt AB là là một đối thủ có sản phẩm mới và có khả năng phát triển mạnh đang đứng hạng 4 ở mọi chỉ t iêu. Điều này, KD cần lưu ý về kỹ năng cạnh tranh trong hoạt động tiếp thị nâng cao thương hiệu để tăng thị phần bánh mì.

3.3.6 Khi nào bắt đầu?

KD cần bắt đầu ngay công việc phát triển sản phẩm mới để mở rộng thị phần và nâng cao thương hiệu sản phẩm của công ty vì đối thủ PN đang đứng rất gần KD ở cả th ị phần và thương hiệu. Mặt khác, KD cũng cần có chiến lược về chất lượng sản phẩm để nâng cao thương hiệu của mình lên.

Giải pháp 1: Nâng cao thương hiệu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của KD

Chỉ dẫn 1: Trên 51% số ý kiến cho rằng họ biết đến thương hiệu và chọn sử dụng sảnphẩm là do uy tín và thương hiệu của công ty.


Chỉ dẫn 2: Trên 82% số ý kiến cho rằng họ biết đến sản phẩm của công ty thông qua các phương tiện quảng cáo và nhân viên tiếp thị, các chính sách tiếp thị của công ty. Công ty cần đầu tư vốn vào công tác quảng cáo và đào tạo hoàn thiện nhân viên tiếpthị bằng cách:


Hoàn thiện lực lượng bán hàng cá nhân trực tiếp

Đào tạo tốt đội ngũ nhân viên bán hàng cá nhân cả về nghiệp vụ khi tiếp xúc với khách hàng về chất lượng, giá cả cuả sản phẩm bằng cách cho giám sát bán hàng học bồidưỡng thêm về quản trị bán hàng sau đó về hướng dẫn cho nhân viên.

Xây dựng chính sách khen thưởng thích đáng cho nhân viên bán hàng đạt chỉ tiêu đề ra, nhằm khuyến khích nhân viên thi đua, từ đó tăng doanh số cho công ty.


Hoàn thiện chính sách quảng cáo

Nên tăng cường quảng cáo sản phẩm bằng các băng rôn, áp phích ở khu vực cáctrường học, các cửa tiệm tạp hóa hay ở kí túc xá sinh viên hay trên các xe buýt và ởtrạm xe buýt.


Ngoài ra, để hoàn thiện hệ thống quảng cáo, cần quan tâm đến thông điệp quảng cáo của công ty. Thông điệp quảng cáo phải làm nổi bật sản phẩm của công ty so với các đối thủ cạnh.

Cung cấp poster quảng cáo trước các cửa hàng nhằm tạo sự chú ý và gây ấn tượng cho khách hàng khi mua hàng.

Giải pháp 2: Mở rộng thị trường


Chỉ dẫn 1: Gần 60% số ý kiến cho rằng giá của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu hiệnnay trên thị trường vẫn còn cao, cần giảm giá xuống từ 10 – 30%.

Vì vậy, công ty cần có chiến lược đa dạng hóa về giá ở các mức cao, trung bìnhvà thấp. Điều này sẽ phù hợp với mức thu nhập của mọi ngành nghề trong xã hội; đặcbiệt là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng.


Nhằm giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm thì KD cần:

Ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào để tránh việc tăng giá quá nhanh và quá cao là rất quan trọng vì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế sản phẩm của KD.

Tổ chức công tác thu mua, cung ứng thông qua việc tìm hiểu thị trường, lựa chọn người bán, tính toán lượng dự trữ, có chế độ khuyến khích thích đáng đối với cán bộ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng có mức giá rẻ hơn.

Mặt khác, công ty cần phát triển kênh một cấp, hạn chế các các nhà trung gian:những người bán hàng ở căn tin trường học hay các tiệm tạp hóa phải mua lại củanhững trung gian khác. Việc cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng qua nhiều trunggian dẫn đến tăng giá bán, ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng, đặc biệt học sinh,sinh viên, nhân viên văn phòng là tầng lớp nhạy cảm vớigiá.


Chỉ dẫn 2: Trên 73% số ý kiến cho rằng họ thường mua bánh mì đóng gói có nhãnhiệu thông qua kênh phân phối truyền thống như chợ, các tiệm tạp hóa, các đại lý…

Vì vậy, bên cạnh chiến lược phát triển kênh phân phối hiện đại như các metrol,

siêu thị… thì công ty cần có chiến lược duy trì và mở rộng kênh phân phối truyềnthống.


Chỉ dẫn 3: Trên 72% số ý kiến cho rằng họ thích chương trìng khuyến mãi bằng cáchđược tặng quà như tặng sản phẩm, tặng bộ xếp hình hay trò chơi…


Công ty cần xây dựng chương trình khuyến mãi thường xuyên hơn vì các chương trình khuyến mại luôn thu hút khách hàng có nhu cầu về sản phẩm. Sản phẩm của KD hiện nay chưa có đợt khuyến mãi nào đáng kể đối với người t iêu dùng. Một chương trình khuyến mãi phải được thực hiện nghiêm túc, có sự cân nhắc kỹ về phương thức và các hình thức hoạt động. KD có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi như:

Khuyến mãi mua một trúng một.

Mua sản phẩm trúng bút bi Thiên Long.

Mua sản phẩm trúng tập Việt Tiến.

Mua sản phẩm số lượng lớn trong một tháng, khách hàng có cơ hội tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng mềm do KD tổ chức.

Chiết khấu số lượng lớn hay tổ chức đi du lịch cho những nhà phân phối, người bánlẻ có doanh số bán cao trong trong năm.

Tặng quà nhân ngàysinh nhật cho các nhà phân phối lớn.


Chỉ dẫn 4: Trên 55% số ý kiến cho rằng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu phải được sửdụng nguyên liệu cao cấp, có độ mềm mịn vừa phải và không bị khô khi ăn.

Qua đó, công ty cần chú trọng nâng cao chất lượng nguyên liệu sản phẩm vì ngoài phần nhân bánh thì chất lượng của bột mì – thành phần chính trong mỗi chiếc bánh tươi quyết định quan trọng đến sự tiêu dùng của khách hàng. Phần bánh mì mềm,mịn là yêu cầu luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, việc đầu tư vào


chất lượng bột mì cho dòng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu luôn cần được KD quantâm.


Chỉ dẫn 5: Trên 64% số ý kiến cho rằng một sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu phải có bao bìđẹp, bắt mắt và thể hiện sự hấp dẫn của sản phẩm.

Vì vậy, công ty cần chú trọng công tác đa dạng hóa bao bì sản phẩm và đầu tư cho bộ phận thiết kế để bao bì của sản phẩmphù hợp với th ị hiếu người tiêu dùng.

Chỉ dẫn 6: Trên 78% số ý kiến cho rằng ho thích ăn bánh mì đóng gói có nhãn hiệu nhân ngọt như nhân bơ sữa, socola, sữa dừa…

Không chỉ dừng lại ở những mùi vị sẵn có, mà KD vẫn phải luôn thường xuyêncải tiến chất lượng về phần nhân sản phẩm, để tạo được sự khác biệt đặc trưng về mùivị hơn nữa và qua đó định vị được từng loại bánh mì nhân ngọt trong tâm trí kháchhàng mục tiêu.


KẾT LUẬN

Luận văn được thực hiện trong 3 tháng, từ 11/07/2011 đến 03/10/2011 với mục đích tìm ra vị thế cạnh tranh của các sản phẩm của các công ty sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM. Kết quả cho thấy sự khác biệt về vị thế cạnh tranh của các loại sản phẩm của các công ty. Mặc dù các phiếu điều tra chỉ đại diện ở khu vực TP. HCM, chưa triển khai ở diện rộng nhưng luận văn đã điều tra được vị thế cạnh tranh của các loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các công ty. Bước triển khai quá trình thực hiện các chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vàkinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu xin được đề nghị tiến hành theo nhu cầu của từng công ty.

Qua việc thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp cận được với phương pháp đánh giá vị thế cạnh tranh, đồng thời cũng thu được một số ý kiến thực tế đánh giá của khách hàng tiêu thụ sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của công ty nơi tác giả đã thực tập và đề xuất một số giải pháp áp dụng cho chiến lược mở rộng thị trường

cạnh tranh cho nhóm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu này. Và cũng có thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm bánhkẹo nói chung.

Các phương thức đánh giá cũng là một công cụ đánh giá hiệu quả, nó cần thiết cho các doanh nghiệp áp dụng vị thế cạnh tranh để mở rộng thị phần, giúp cho doanh nghiệp có được nhận thức mới để phát triển vì họ biết được vị trí mình đang ở đâu. Đây là quy trình mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa tiêu dùng nói chung để phát triển bền vững.

Trong kinh doanh, cạnh tranh là quá trình tất yếu mà các doanh nghiệp phải chấp nhận, cạnh tranh là một quá trình so sánh tri thức, nếu biết áp dụng cái mới thì các doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ph ilip Kotler, Marketing căn bản, lược dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng và Giang Văn Chiến, Nhà xuất bản thống kê, 1997.

2. Ph ilip Kotler, Quản t rị Marketing, Nhà xuất bản thống kê, 2003.


3. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th. S Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản lao động – Xã hội, 2006.

4. Nguyễn Tiến Dũng, Sách lược cạnh tranh trong th ương tr ường , Nhà xuất bản văn hóa thông tin .

5. Th. S nguyễn Hữu Lam, Đinh Thá i Hòa – Phạm Xuân Lan, Quản Trị Chiến Lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản thống kê, 2007.

6. Trần Xuân Khiêm và Nguyễn Văn Thi, Nghiên cứu tiếp thị, Nhà xuất bản thống kê, 2004.

7. Chủ biên GSTS Võ Thanh Thu, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, Nhà xuất bản lao động xả hội, 2006.


8. Các bài báo, tạp chívà các thông tin trên Internet


9. Website của các công ty


10. Một số đề tàinghiên cứu của các anh/ chị khóa trước.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí