Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 17


Rất không hài lòng Không hài lòng Trung lập Hài lòng Rất hài lòng

x

Câu 6: Cục ATVSTP đã phối hợp/ liên hệ/ hợp tác với anh chị để truyền thông trong chiến dịch truyền thông VSATTP của họ như thế nào?

Như tôi đã nói, về mặt chủ động phối hợp/liên hệ/hợp tác với các cơ quan báo chí là không có, ngoại trừ những vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận, cần phải “nói thêm cho rò để nhận được sự đồng thuận cao” thì các phóng viên được mời đến dự một cuộc họp chung, trong đó lãnh đạo Cục sẽ trình bày, giải đáp những thắc mắc để phóng viên viết bài, tuyên truyền đến người dân.

Trong việc viết bài hoặc làm các nội dung liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, hầu như phóng viên phải chủ động liên hệ và đặt ra vấn đề.

Xin cho biết mức độ hài lòng của anh/ chị về sự phối hợp đó bằng cách đánh dấu vào thang đo dưới đây.


Rất không hài lòng Không hài lòng Trung lập Hài lòng Rất hài lòng

x

Câu 7: Để nâng cao chất lượng truyền thông trong chiến dịch truyền thông VSATTP do Cục ATVSTP thực hiện, anh chị có đề xuất/ đóng góp ý kiến gì?

Tôi nghĩ có mấy điểm sau:

- Thứ nhất là xây dựng nội dung truyền thông phải phù hợp với mục tiêu. Cụ thể: truyền thông cho lãnh đạo phải khác với truyền thông cho người tiêu dùng, khác với truyền thông cho người kinh doanh thực phẩm. Ví dụ: Người kinh doanh thực phẩm phải được truyền thông để hiểu vì sao cần khám sức khỏe khi bán thức ăn, vì sao cần bảo quản thức ăn trong lồng kính và để thức ăn cách mặt đất ít nhất 60cm… Còn người tiêu dùng, cần truyền thông kiến thức về VSATTP để họ biết thế nào là thực phẩm không đảm bảo, lựa chọn và bảo quản, chế biến ra sao thì tốt, vv … Còn với lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố, thực ra cũng khó mà tuyên truyền với đối tượng này, vì họ hiểu biết về ATVSTP nhưng họ có quyết tâm làm tốt trên địa bàn của mình không mới là vấn đề.

- Thứ 2: Nội dung truyền thông tránh hô hào, hình thức, cần đi vào thực tế của vấn đề, nội dung cần cụ thể, theo cách “cầm tay chỉ việc” để người dân hiểu và cứ thế mà làm.



- Thứ 3: Cách truyền thông cũng cần quan tâm. Hiện chúng ta truyền thông “mạnh” hưng mạnh trên giấy tờ, trên công văn hoặc cam kết chính trị, cùng lắm là loa phóng anh của phường thông báo. Như vậy thì không đến được người dân. Nếu cục ATVSTP m điều tra xem có bao nhiêu người được bổ sung kiến thức về ATVSTP nhờ chiến dịch uyền thông của chương trình mục tiêu QG về ATVSTP thì họ sẽ biết được hiệu quả thực của cách truyền thông này.

- Thứ 4: Nên có cán bộ truyền thông chuyên trách. Hiện người làm truyền thông đều các chuyên viên của Cục, họ được đào tạo về các vấn đề khác chứ không được đào tạo ề truyền thông. Nếu có cán bộ truyền thông chuyên trách, họ sẽ xây dựng được kế hoạch, ưa ra phương pháp truyền thông hợp lý để nâng cao hiệu quả.

Xin cho biết mức độ tin tưởng của anh/ chị về sự lắng nghe, tiếp thu của Cục VSATTP

ong các chiến dịch VSATTP bằng cách đánh dấu vào thang đo dưới đây

Rất

tưởng

không

tin

Không

tưởng

tin


Trung lập

tin tưởng

Rất tin tưởng


x










127


Trả lời ngày 16/04/2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 17

n t là tr tế


là v đ


tr


Trưởng ban biên tập báo Việtnamnet

Câu 1:Trong quá trình viết bài có những bài VSATTP của phóng viên không được đăng. Xin anh/chị cho biết lý do?

- Thứ nhất: thông tin của mình chưa được kiểm chứng hoàn toàn chắc chắn.

VD: Trường hợp “Tấy trẳng trứng gà” trên Vietnamnet chỉ vì mình không chuẩn bị tốt khâu hậu kỳ là mời cơ quan chức năng vào cuộc để họ chứng kiến lấy mẫu trứng đó, mẫu axit tẩy trắng đó. Mình không mời họ mình tự làm và tự đăng lên (cơ quan báo chí không phải là cơ quan chức năng họ không thể thu mẫu đấy và việc làm đó không có giá trị pháp lý chỉ đơn thuần về mặt thông tin), do đó sau bài đầu tiên thì các bài sau không đăng được vì thông tin tiếp theo của mình bị đuối, mình khó chứng minh được

- Thứ hai: trong trường hợp cơ quan chức năng ko trả lời phỏng vấn thì thông tin của mình rất yếu, yếu theo kiểu không thể đứng 1 mình được thì mình buộc phải dừng nó lại để mình chờ đợi hoặc đợi đến khi sự kiện nó xảy ra thì mình đẩy bài của mình vào đúng dịp thời sự đấy thì nó sẽ ổn hơn.

Câu 2: Số lượng bài giảm trong tháng hành động có phải do tác động của chiến dịch không?

Tôi nghĩ là trùng hợp nhiều hơn bởi vì đối với việc phân công phóng viên là người trực tiếp làm thì ngay cả khi phát động một tháng cao điểm như thế thì tòa soạn cũng chỉ có yêu cầu: Em ơi sắp tới là dịp tết mình làm mạnh cái thực phẩm lên. Ngay cả những lãnh đạo trưởng ban chúng tôi không có ý định triển khai mạnh thực phẩm trong tháng đấy, tôi nghĩ là trùng hợp vì nó rơi vào dịp tết.

Câu 3: Anh/chị suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của tờ báo đối với truyền thông VSATTP:

Bây giờ các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển rất nhiều người dân có thói quen đọc báo rất tốt đặc biệt là mạng internet báo mạng vì thông tin nhanh, tất nhiên về độ chính xác nhiều khi còn phải kiểm chứng lại nhưng báo chí là một trong những công cụ truyền tải thông điệp về an toàn thực phẩm rất hữu hiệu. VD người đọc báo hiện nay có tâm lý tin tưởng những gì báo chí phát ngôn hơn là các cơ quan chức năng như báo chí cũng tìm tòi vấn đề A,B để đối chiếu vấn đề A để chứng mình sản phẩm này tốt hay không tốt. Người ta cũng đăng tin là đu đủ với chuối được dấm bằng hóa chất chẳng hạn. Tự dưng người dân cũng có những thay đổi là người ta phải tìm những sản phẩm an toàn. Báo chí có


vai trò quan trọng việc thứ nhất cung cấp thong tin cho họ, thứ hai định hướng họ tiêu dùng những sản phẩm an toàn.

Câu 4: Báo Vietnamnet có chủ trương xây dựng trang chuyên đề về VSATTP không?

Bên báo Vietnamnet không có chủ trương đấy, vì sao mà ATTP luôn là vấn đề nóng mà mình không xây dựng một chuyên đề như vậy. Bên tòa soạn tôi xác định vấn đề ATTP là vấn đề nóng mà đã triển khai thì triển khai 1 điểm nào đấy thật sâu VD vụ làm về trứng chẳng hạn, làm những cái như thế thì mình không thể làm thường xuyên được như tôi nói ATTP là cái hay nhưng rất khó làm mà khó làm thì mình không thể làm thường xuyên theo dạng bài vở chất lượng được trừ khi hôm nay bạn phản ánh cốc trà đá này dung đá này không đảm bảo có thể gây ngộ độc, ngày mai bạn phản ánh sản phẩm mít tại sao các gai của nó chưa nứt ra mà bên trong đã chín như vậy thì mình đặt ra một mối nghi ngờ. Ý tôi là hôm nay mình làm bài này, ngày mai ngày kia mình làm một bài, nếu mình làm được như thế thì mình xây dựng 1 chuyên trang nhưng bên tôi không có chủ trương làm như vậy bởi vì mình phản ánh những sản phẩm nhỏ lẻ như vậy thì không giải quyết được vấn đề gì. Vậy thì bây giờ làm thế nào, hôm nay mình bảo mít như vậy thì hướng dẫn thế nào cho người ta tiêu dung biết được nơi bán mít an toàn rất khó. Thị trường bây giờ tràn lan và rất khó. Mình không có chủ trương thành lập vì ATTP là cái rất khó làm hay mình không thể cung cấp bài vở một cách thường xuyên để nuôi nó. Bây giờ có vấn đề gì thường xuất bản chung vào một trang xã hội. Ngày xưa có trang về bảo vệ người tiêu dùng nhưng chủ yếu do bạn đọc cung cấp, làm sao mình tìm ở đâu đấy một chai bia có cái gì ở trong hoặc sản phẩm thạch lại có ruồi ở trong, đó là một địa chỉ đề bạn đọc phản ánh cung cấp thông tin, ở đó như một cái dạng là đường dây nóng mình thiết lập riêng để lắng nghe ý kiến về sản phẩm, mọi sản phẩm trong đó có cả sản phẩm điện máy. Có sự tương tác và bạn đọc chủ động cung cấp thông tin cho mình. Bài được đăng trên trang xã hội VD như kiểm định hạt hướng dương, cái đấy phải có thông tin nguồn từ Cục ATVSTP ra thì bên tôi mới đưa tin và theo dòi bám sát kết luận kết quả hướng dương đấy là như thế nào? Mình không thể chủ động được vì tự mình đi lấy mẫu xong đưa lên viện kiểm nghiệm làm thì kết quả đấy không được công nhận bởi vì mình không đảm bảo quy trình lấy mẫu, không ai xác nhận cho mình mẫu này lấy ở đâu rồi nhỡ đâu mình về mình chưa mang lên mình lại cho cái gì vào mà mình lại mang đi thì rất khó cho nên một tờ báo đi làm không có giá trị pháp lý ở kết quả kiểm nghiệm. Cho nên thong thường phải phối hợp rất chặt chẽ với cơ quan chức năng trong vấn đề thực phẩm.

Trả lời ngày 16/04/2013


TS Trần Quang Trung

Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế


Câu 1: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về các hoạt động truyền thông trong chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm đã thực hiện trong những năm qua?

- Trước hết về công tác truyền thông, phải nói rằng là mỗi năm chúng ta đều được quan tâm hơn. Công tác truyền thông với nhiều hình thức, không chỉ có hình thức truyền thông đại chúng như báo đài hay tivi, mà còn truyền thông đến các loa đài ở xã phường rồi các đội lưu động ở trong các cơ sở; hay trong từng doanh nghiệp họ có những băng rôn trước cổng nhà máy của mình hay ở các cơ sở của mình, tôi cho rằng đấy cũng là hình thức tuyên truyền mà phải nói rằng là trong Tháng hành động cũng như trong hàng năm chúng ta triển khai khá đồng bộ. Tuy nhiên vấn đề ATTPcòn có rất nhiều vấn đề mà chúng ta phải đặc biệt quan tâm có trọng tâm trọng điểm tôi nói ví dụ như đối tượng của bà con mình ở miền núi hay sử dụng nấm độc mà họ không biết đấy là nấm độc thì chúng ta phải tuyên truyền hướng dẫn như thế nào để cách họ chọn lựa thế nào nấm nào được ăn, nấm nào không được ăn, rồi là tuyên truyền cái đó thì phải bằng nhiều hình thức bởi vì có những người không biết chữ, có những người không có điều kiện xem ti vi thì chúng tôi cũng phải sử dụng cả phương tiện radio của đài tiếng nói việt nam hoặc là radio của các địa phương bằng các thứ tiếng dân tộc để làm sao bà con mình có thể nghe được, rồi là chúng tôi cũng tuyên truyền đưa vào các trường học hay các trạm y tế xã để làm phổ biến cho người dân ngay cả màu sắc cây nấm thế nào là ăn được, thế nào là không ăn được hay là vấn đề bánh trưng ôi vừa rồi chẳng hạn, chúng ta đã tuyên truyền rất lâu, năm nào cũng tuyên truyền; cũng giao đến các huyện, các xã phải tuyên truyền, các ủy ban nhân dân như là UBND các tỉnh miền núi phía bắc họ cũng rất quan tâm đến vấn đề này nhưng mà rồi cũng nhiều bà con mình ở vùng sâu vùng xa từ bản này sang bản khác mà chúng ta tuyên truyền đôi khi không được đến từng người dân để thay đổi tập quán của họ cho nên thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ ngộ độc như vậy. Cho nên công tác tuyên truyền về VSATTP chúng ta phải làm lâu dài để làm sao mà đưa các kiến thức về an toàn, vấn đề về vệ sinh như thế nào cho đúng để bà con có thể là hiểu cho đúng và thực hành cho đúng về sử dụng thực phẩm.

Câu 2: Vậy trong quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông VSATTP, ông nhận thấy có những khó khăn và khúc mắc gì từ ngân sách, nguồn lực, báo chí….?


Cũng phải nói rằng là công tác tuyên truyền thì chúng tôi cũng phải rất cám ơn hệ thống các cơ quan truyền thông như các báo cũng như là các đài hầu như ngày nào cũng đưa tin về các công tácVSATTP kể cả nơi làm tốt kể cả nơi có vụ việc thì qua đó để mà vừa động viên vừa cảnh báo cho người tiêu dùng . Tôi thì phải nói rằng là đấy là sự ủng hộ rất là lớn và trách nhiệm của các giới truyền thông đối với sức khỏe của người dân. Tôi cho rằng cái đấy là cái sự tham gia rất là tích cực của các cơ quan báo đài không chỉ ở trung ương mà cả ở địa phương, rồi các ban ngành cũng tham gia vào. Tuy nhiên tôi vẫn nói rằng là công tác tuyên truyền này chúng ta phải chọn lựa những trọng tâm những vấn đề mà dư luận cần phải được nhận thức đầy đủ cả về mặt khoa học cả về mặt hành vi để chúng ta thay đổi cái hành vi của mình giảm thiểu được ngộ độc thực phẩm hay là những ảnh hưởng chất lượng của thực phẩm không đảm bảo

Câu 3: Cơ quan báo chí đã phối hợp/ liên hệ/ hợp tác với Cục ATTP để truyền thông trong chiến dịch truyền thông VSATTP như thế nào?

Phải nói rằng là chúng tôi cũng định kỳ hàng quý họp với các nhà báo của các báo cũng khá nhiều ở Hà nội; rồi chúng tôi cũng mời các cơ quan phóng viên để thông tin lại những kiến thức mới hay những vấn đề mới hay là những chủ trương mới hay những chiến dịch gì đó chúng tôi cũng đều mời được, các phóng viên cũng rất là nhiệt tình và trách nhiệm của chúng tôi là cũng phải cố gắng cung cấp đầy đủ thông tin. Khi các phóng viên của các báo đài cần được nhận thông tin đó chúng tôi rất thẳng thắn và truyển tải ngay cả cái kết quả kiểm tra hay kết quả xét nghiệm hay những vấn đề mà thực sự dư luận xã hội đang bức xúc thì chúng tôi cũng cố gắng trả lời rồi và cũng cố gắng cũng thông qua các kênh truyền thông để cho các người dân người ta hiểu sử dụng thế nào cho đúng các sản phẩm đó


Xin cho biết mức độ hài lòng của anh/ chị về sự phối hợp đó bằng cách đánh dấu vào thang đo dưới đây.

Rất không hài lòng Không hài lòng Trung lập Hài lòng Rất hài lòng

x



Tôi phải nói rằng là hiện nay tôi rất hài lòng mà cũng có lẽ chưa có vấn đề gì tôi phải phiền lòng về các cơ quan truyền thông trong việc đưa tin nhưng vấn đề là chúng ta vẫn


còn nói ít đến các cái doanh nghiệp, đến các cơ sở sản xuất đến những cái sản phẩm nhất là sản phẩm, người việt chúng ta phải dùng hàng việt để tuyên truyền làm sao mà người dân chúng ta bởi vì có nhiều sản phẩm mà của người việt sản xuất mà chúng ta còn xuất khẩu đi ra thế giới như là các sản phẩm của vinamilk chẳng hạn thì chúng ta cũng tuyên truyền nói về các cái sản phẩm tốt rồi các cơ sở điển hình làm sao tôi cho rằng là cũng được nhân lên và đồng thời chúng ta cũng chỉ thẳng những cơ sở nào không đảm bảo tất nhiên là phải trên cơ sở đúng pháp luật để mà chúng ta nói được cả hai mặt cả vấn đề tốt cả không tốt trên thi trường hiện nay để cho nó lành mạnh cái lượng thông tin truyền thông ở trên thị trường


Câu 4: Để nâng cao chất lượng truyền thông trong chiến dịch truyền thông VSATTP, anh chị có đề xuất/ đóng góp ý kiến gì?

Tôi vẫn có một mong muốn làm sao mà tôi cũng được cùng với các nhà báo chúng ta phải cập nhật thường xuyên các kiến thức về vấn đề vsattp. Đay là một ngành khoa học, đây là một ngành ứng dụng các tiến bộ khkt của thế giới để đưa vào các chế biến nhất là khi chúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới sư nghiệp cnh hđh thì ngành thực phẩm cũng phải cnh hđh muốn như vậy chúng ta phải hiểu đúng. Tôi cũng xin hứa là sẽ cùng với các nhà báo sẽ có buổi trao đổi mời các chuyên gia đến để chúng ta hiểu rò thêm. Tôi nói vấn đề sữa chẳng hạn, cũng có những người không hiểu thế nào là sữa công thức cứ nghĩ sữa là sữa, không hiểu thế nào là sữa công thức thế nào là sản phẩm thay thế sữa mẹ. thì tôi cho rằng những cái đó để chúng ta hiểu thì chúng ta sẽ tuyên truyền tốt và có hiệu quả hơn

Câu 5: Có một số ý kiến cho rằng hoạt động qua các năm đơn điệu nhàm chán, ông có suy nghĩ gì về điều này

Trước hết tôi vẫn cho rằng là truyền thông hiện nay như là món ăn tinh thầncũng như thực phẩm vậy chúng ta phải đổi món là đổi các hình thức tuyên truyền. như tôi đã nói bây giờ có những hình thức tuyên truyền không nhất thiết cứ phải đài báo. Bởi vì đài báo là đối với một nhóm đối tượng khác, có một số đối tượng ở thành phố họ mới có điều kiện họ đọc báo nhưng ở vùng sâu vùng xa thì chúng ta phải làm sao tuyên truyền đưa đến cho người dân thì mới có thể qua truyền thông mạng lưới của ngành văn hóa thông tin, họ truyền thông làm sao qua mạng lưới loa đài xã phường. Chúng ta làm sao phải xây dựng các bản thông điệp, các sản phẩm thông điệp để truyền tải với địa phương. Hai nữa tuyên truyền về nấm chẳng hạn phải bằng tiếng dân tộc chúng ta chuyển về cho các địa phương để họ phát


thường xuyên liên tục ở dưới địa phương. Tôi cho là có nhiều hình thức. Và tất nhiên chúng tôi cũng phải nhờ các cơ quan truyền thông


Câu 6: Ông có thể cho biết các đề xuất của Cục ATVSTP trong thời gian tới


Hiện nay chúng tôi đang rà soát lại cùng cơ quan truyền thông để định hướng Tuyên truyền vấn đề không ngộ độc rượu cùng ban an toàn toàn giao thông, tuyên truyền cho bà con dân tộc miền núi trong chế biến thức ăn, tuyên truyền về sử dụng nấm độc, hướng dẫn phòng bệnh cho mùa hè này vệ sinh cá nhân vệ sinh trong chế biến thực phẩm gây nguy cơ bùng phát dịch bênh đường ruột cần chú trọng những chủ đề như vậy.

Trả lời ngày 15/05/2013

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022