Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 15

- Nội dung: các phim tài liệu khoa học, phim tài liệu hiện thực lịch sử, phim quảng bá, phóng sự về các vấn đề dư luận quan tâm, mang tính giáo dục chính trị, kinh tế, văn hoá, thẩm mỹ, nghệ thuật, du lịch vv…do Phòng Chuyên đề của Ban BT Kênh tổ chức sản xuất hoặc khai thác từ nguồn tin quốc tế.

C - Hệ thống Thông tin đa phương tiện:


Cập nhật liên tục thông tin dưới dạng: Tin chữ mới nhận, Tin chữ chạy dưới, Tin ảnh, Tin đồ hoạ, Tin âm thanh, tin văn bản theo yêu cầu (teletext) để bổ trợ cho hệ thống các Bản tin và phát xen kẽ giữa các chương trình hoặc vào thời gian không lên hình (từ 12h00 đến 6h00, và từ 24h00 đến 5h00 trong năm 2010).

Ngoài ra, tuỳ yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn, với mục tiêu cập nhật và cung cấp thông tin liên tục, TTXVN sẽ tiếp tục dựng format một số chuyên đề mang tính thông tin đa dạng khác.

IV - TÊN GỌI, CƠ CẤU TỔ CHỨC, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG

1 - Tên gọi:

Để thể hiện một cách rò ràng tôn chỉ mục đích của một kênh truyền hình hoàn toàn thông tin, kênh truyền hình của TTXVN có tên gọi chính thức và giao dịch bằng tiếng Việt là: “Truyền hình Thông tấn”, và tiếng Anh là:

“Vietnam News Agency Television”, viết tắt là “VNATV”.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

2 - Cơ cấu tổ chức:


Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 15

Truyền hình Thông tấn sử dụng chủ yếu nguồn nhân lực sẵn có của TTXVN tại tất cả các đơn vị thông tin ở Tổng xã, các phóng viên TTXVN tại 90 phân xã trong và ngoài nước, và các cộng tác viên thông tin của TTXVN.

Truyền hình Thông tấn được cơ cấu gọn nhẹ và hoạt động chủ yếu như một đơn vị tổ chức sản xuất, bao gồm Ban Biên tập và một số phòng chức năng như: Thông tin Thời sự, Thông tin Chuyên đề, Thư ký Biên tập và Khai

thác chương trình, Quay phim, Kỹ thuật truyền hình, Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng, và Phòng Tổng hợp vv…với 145 đến 150 cán bộ, phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên.

3 - Mô hình tổ chức:


BAN BT TRUYỀN HÌNH THÔNG

PHÒNG TT THỜI SỰ

PHÒNG TT CHUYÊN ĐỀ

PHÒNG TK & KHAI THÁC CT

PHÒNG QUAY PHIM

PHÒNG KT

TRƯỜNG

PHÒNG KT TRUYỀN

PHÒNG KT

TRUYỀN DẪN PHÁT

PHÒNG TỔNG HỢP


4 - Chức năng nhiệm vụ:

Kênh Truyền hình Thông tấn nên được tổ chức theo mô hình một Ban Biên tập trực thuộc Ban Lãnh đạo TTXVN với chức năng cụ thể sau:

Ban Biên tập THTT:

+ Đề ra các chương trình thông tin trên các tuyến theo định hướng thông tin của Ngành; Phân công trách nhiệm cho các đơn vị cấp phòng; duyệt thông tin trước khi phát sóng; phối hợp với lãnh đạo các đơn vị thông tin của ngành (Ban BTT Trong nước, Ban BTT Kinh tế, Ban BTT Thế giới, Ban BTT Đối ngoại, Ban Ban BT & SX ảnh báo chí, Trung tâm Dữ kiện Tư liệu, Ban BT Thông tin Đa phương tiện…và các Toà soạn báo), và các phân xã trong và ngoài nước của TTXVN, để đảm bảo nguồn thông tin phát sóng và phát mạng.

+ Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung thông tin phát sóng.

+ Quản lý và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc TTXVN về toàn bộ các hoạt động khác của đơn vị: nhân sự, tổ chức cán bộ, hoạt động tài chính, hoạt động hành chính.

+ Có thể bao gồm Trưởng Ban (hoặc Tổng Biên tập) và 03 Phó TB (hoặc Phó TBT phụ trách các mảng Thời sự, Chuyên đề, Kỹ thuật - Tổng hợp)

Phòng Thông tin Thời sự:

+ Thu thập, biên soạn, xử lý, phối hợp sản xuất, tổ chức sản xuất thông tin thời sự hàng giờ, hàng ngày do các đơn vị thông tin của ngành, các phân xã trong và ngoài nước của TTXVN cung cấp. Dự kiến bao gồm các tổ: Nội chính - Ngoại giao - Kinh tế - Xã hội - Văn hoá - Khoa học Công nghệ - Tin đối ngoại - Tư liệu. Được chia làm 03 kíp trực thông tin. Dự kiến có 40 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, chuyên gia.

Phòng Thông tin Chuyên đề:

+ Phối hợp với các đơn vị thông tin và các phân xã trong và ngoài nước của TTXVN, các cộng tác viên tổ chức sản xuất, khai thác các chuyên đề thông tin hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Dự kiến (tại thời điểm phát sóng 24/24h/ngày) có 40 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên.

Phòng Thư ký biên tập và Khai thác Chương trình:

+ Giúp Ban Biên tập xây dựng khung chương trình và nội dung phát sóng; Tổ chức biên tập và phát thông tin đa phương tiện vào giờ không phát hình; Xếp lịch phát sóng; Thảo kế hoạch công tác định kỳ…Dự kiến có 06 cán bộ.

Phòng Quay phim :

+ Phối hợp với các Phòng TT Thời sự, Phòng TT Chuyên đề, các đơn vị thông tin trong ngành, các cộng tác viên tổ chức ghi hình thời sự, chuyên

đề và các thông tin khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban Biên tập. Dự kiến có 15 phóng viên quay phim chính.

Phòng Kỹ thuật Truyền hình:

+ Thực hiện việc dựng hậu kỳ (hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh), quản lý, cung cấp, lưu trữ tư liệu hình ảnh, âm thanh hỗ trợ cho tất cả các sản phẩm thông tin trước khi đưa lên sóng (off). Dự kiến có 10 kỹ thuật viên dựng và 04 lưu trữ viên.

Phòng Kỹ thuật Trường quay:

+ Tổ chức trường quay ghi hình phát sóng trực tiếp (live) và gián tiếp (off): bao gồm các khâu: đạo diễn hình, trang trí trường quay, âm thanh, ánh sáng. Dự kiến có 06 kỹ thuật viên (03 âm thanh, 03 ánh sáng).

Phòng Kỹ thuật Truyền dẫn Phát sóng:

+ Thao tác, quản lý các thiết bị kỹ thuật phát sóng tín hiệu các chương trình truyền hình đã được lên lịch trước và chương trình truyền hình trực tiếp; đảm bảo hệ thống điện phục vụ tác nghiệp và phát sóng 24/24h; Đảm bảo kỹ thuật thu tín hiệu do các phân xã trong và ngoài nước của TTXVN, các hãng thông tấn quốc tế, các đài TH đối tác trong và ngoài nước, các cộng tác viên cung cấp. Phòng gồm các tổ: Kỹ thuật phát sóng, Kỹ thuật thu tín hiệu, kỹ thuật điện. Dự kiến có khoảng 10 kỹ thuật viên (chia làm 03 ca trực).

Phòng Tổng hợp:

+ Thực hiện công tác kế toán tài chính; Thương thảo và soạn các Hợp đồng kinh tế, quảng cáo, tài trợ; Thực hiện công tác tiếp thị và quan hệ công chúng; Quản lý hoạt động hành chính: công văn đi, đến; quản lý, điều phối xe truyền hình lưu động, xe công tác; quản lý, xuất-nhập kho băng, thiết bị tác nghiệp, văn phòng phẩm; vv Dự kiến có 10 cán bộ.

Như vậy, trong thời gian đầu, Ban Biên tập Kênh truyền hình thông tấn cần có 145 cán bộ. Hiện Trung tâm Nghe nhìn Thông tấn có 45 cán bộ. Số còn lại, trong đó chủ yếu là lực lượng phóng viên, biên tập viên sẽ được điều

chuyển từ một số đơn vị thông tin của ngành. Lực lượng cần tuyển thêm chủ yếu là phóng viên quay phim và một số kỹ thuật viên chuyên ngành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022