hoặc theo pháp luật; quyền nhận di sản hay từ chối quyền hưởng di sản; quyền kiện hay không kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền thừa kế của mình.
Tóm lại, quyền thừa kế chỉ có thể được thực hiện khi người có di sản chết, những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của người để lại di sản thể hiện ý chí nhận di sản của người đã chết.
Quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Đó là quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản và những người không có quyền hưởng di sản. Đặc điểm này của quyền thừa kế thể hiện trong quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Theo đó, quan hệ thừa kế chỉ hình thành theo sự kiện một người chết đi có để lại di sản thừa kế; có người thừa kế và người thừa kế thể hiện ý chí nhận di sản mà mình có quyền hưởng. Ngược lại, một người chết đi không để lại di sản (không có di sản); hoặc có để lại di sản nhưng không có người thừa kế hoặc có người thừa kế những đều không có quyền hưởng, đều từ chối quyền hưởng thì quan hệ thừa kế cũng không được xác lập.
1.2. Khái niệm di sản thừa kế
Về di sản thừa kế, Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác” [23, Điều 634].
Về di sản thừa kế còn có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí ngay trong pháp luật qua mỗi thời kì cũng quy định khác nhau. Cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn sáu mươi năm qua, với những chính sách đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần… đến nay thành phần, khối lượng, giá trị tài sản thuộc sở hữu tư nhân - nguồn của di sản thừa kế cũng ngày một phong phú, nhiều hơn và lớn hơn. Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống. Theo quy
định tại Điều 163 BLDS: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [23, Điều 163]. Như vậy, thành phần di sản bao gồm các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
1.2.1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết
Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống, có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào ý chí của người khác và chỉ tuân theo pháp luật. Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng được xác định là tài sản có trước thời kì hôn nhân hoặc có trong thời kì hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng mà người có tài sản riêng đó không định đoạt ý chí sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng. Tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng còn xác định được trường hợp vợ, chồng đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung hoặc yêu cầu Toà án chia khi có lí do chính đáng thì phần tài sản của vợ hoặc của chồng được chia là tài sản riêng của mỗi người. Những tài sản chung của vợ chồng không chia thì vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân hợp pháp là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, khi xác định tài sản chung và tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng, cần thiết phải phân biệt những trường hợp cụ thể sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Vợ chồng đã chia tài sản chung (trong đó có tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở) theo các căn cứ hợp pháp thì phần tài sản được chia của mỗi người là tài sản riêng, việc khai thác tài sản đó thuộc quyền sở hữu của riêng chủ sở hữu là vợ hoặc chồng, theo đó các khoản lợi thu được từ tài sản riêng đó là tài sản riêng. Đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở, vợ chồng đã chia, thì diện tích nhà và diện tích đất ở của mỗi bên vợ và
Có thể bạn quan tâm!
- Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 1
- Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam - 2
- Căn Cứ Phân Chia Di Sản Thừa Kế Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở
- Các Phương Thức Chia Di Sản Thừa Kế Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở
- Chia Di Sản Là Nhà Ở Và Quyền Sử Dụng Đất Ở Theo Di Chúc
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
chồng thuộc quyên sở hữu của riêng người đó. Trong qua trình sử dụng hoặc dùng nhà ở, đất ở để cho thuê, thì các khoản thu được từ các giao dịch này thuộc quyền sở hữu của người có nhà ở và quyền sử dụng đất ở, mà không thuộc về sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng.
Trường hợp thứ hai: Trước thời kì hôn nhân, vợ hoặc chồng có tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tư liệu sản xuất, sau khi kết hôn, các loại tài sản đó không được nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của người chồng hoặc người vợ có các loại tài sản đó. Nhưng tài sản riêng của người chồng hoặc của người vợ được khai thác và thu được những lợi ích nhất định thì các khoản lợi có được từ việc khai thác tài sản riêng đó là của chung vợ chồng [30].
1.2.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
* Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặc chồng và người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với người khác. Trong những trường hợp này, khi người này chết thì tài sản là di sản thừa kế được xác định trong khối tài sản chung đó như sau:
- Đối với sở hữu chung hợp nhất, khi vợ hoặc chồng chết trước, phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định là 1/2 giá trị trong tổng giá trị tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
- Đối với trường hợp thứ hai, khi còn sống người chết là đồng sở hữu chung theo phần đối với tài sản, khi người này chết thì phần quyền tài sản của người này trong khối tài sản chung là di sản thừa kế.
- Các quyền tài sản khác của người chết để lại là di sản thừa kế gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả), các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tiền bảo hiểm là di sản thừa kế của người đó.
Di sản thừa kế của cá nhân được hiểu là toàn bộ tài sản (trong đó có nhà ở và quyền sử dụng đất ở) theo quy định tại Điều 163 BLDS. Di sản thừa kế chỉ bao gồm các thành phần tài sản xác định được từ khối tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, không bị hạn chế về phạm vi giá trị. Tài sản của công dân trong giai đoạn hiện nay được quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [25, Điều 32].
Theo quy định của pháp luật, những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân gồm thu nhập hợp pháp, nhà ở, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, các trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, các giấy tờ có giá, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lí khác; quyền đối với phần vốn góp trong các doanh nghiệp… Những loại tài sản này mà một người khi còn sống có quyền sở hữu và khi người đó chết thì những tài sản này là di sản thừa kế, được đem chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị di sản của người này để lại thì khi đó sẽ không còn di sản để chia thừa kế [30].
Từ phân tích trên, khái niệm về di sản thừa kế được hiểu như sau:
Di sản thừa kế là phần tài sản còn lại của người chết sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (nếu có) với các chủ thể khác, phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần di tặng (nếu có), phần
thừa kế của người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và những khoản chi cho người sống nương nhờ, cho việc quản lý, phân chia di sản và những khoản chi hợp lý khác, được đem chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cho người thừa kế có quyền hưởng.
1.3. Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
1.3.1. Di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản. Người để lại di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc hoặc theo pháp luật.
1.3.1.1. Di sản là nhà ở
Điều 21 Luật Nhà ở quy định quyền của chủ sở hữu nhà ở, tại khoản 1 quy định: “Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật” [24, Điều 21]. Như vậy, nhà ở là tài sản dùng vào việc ở của cá nhân khi còn sống và là di sản thừa kế sau khi cá nhân chết.
Về nhà ở tại Việt Nam có số lượng văn bản pháp luật điều chỉnh phong phú, đa dạng. Bởi vì, Việt Nam đã trải qua chiến tranh lâu dài và giữa các thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, đất nước ta có nhiều giai đoạn lịch sử vừa chiến đấu vừa xây dựng, cho nên văn bản pháp luật về nhà ở cũng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ về nhà ở.
Do số lượng trang của một luận văn cao học có hạn, hơn nữa luận văn chỉ chuyên sâu nghiên cứu chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho nên không nghiên cứu sâu về chính sách nhà ở nói chung và luật nhà ở nói riêng. Tuy nhiên, để có sự bao quát chung, học viên chỉ xác định những vấn đề cơ bản của chính sách pháp luật về nhà ở để có căn cứ lập luận về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại chương 2.
Căn cứ vào các nội dung pháp luật về nhà ở, kể từ năm 1945 đến nay, có thể rút ra được những nét cơ bản sau đây:
+ Pháp luật về nhà ở tại Việt Nam luôn gắn chặt với cuộc đấu tranh giai cấp, nhằm triệt tiêu giai cấp tư sản về nhà ở tại Việt Nam trong những năm đầu miền Bắc vừa được giải phóng (1954).
+ Chính sách về nhà ở luôn bảo vệ lợi ích của những người có công với đất nước.
+ Dùng nhiều chính sách cải tạo về nhà ở sau khi giải phóng miền Bắc và giải phóng đất nước.
+ Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà ở tại hai miền Nam - Bắc được áp dụng vào các thời kỳ khác nhau.
+ Chính sách cải tạo nhà ở còn liên quan đến những trường hợp xuất cảnh trái phép.
+ Về nhà ở còn liên quan đến các hợp đồng chuyển dịch nhà ở.
+ Chính sách của pháp luật liên quan đến thanh lý tài sản là nhà ở của nhà nước cho tư nhân.
+ Khi xã hội phát triển, Pháp luật điều chỉnh nhà thương mại, nhà chung cư. Căn cứ vào những quy định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013; BLDS năm 1995, BLDS năm 2005; Luật Nhà ở 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006). Về nhà chung cư có các văn bản dưới luật điêu chỉnh như: Nghị định số 90/2006/NĐ-CP; Nghị định số 71/2010/NĐ-CP; Thông tư số 01/2009/TT-BXD và Thông tư số 16/2010/TT- BXD; Qui chế quản lý và sử dụng nhà chung cư (2008). Về nhà ở có những quy định thật rõ:
Hiến pháp năm 1946, Điều 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bao đảm” (có nhà ở) [13, Điều 12]; Hiến pháp năm 1959, tại
Điều 28 có qui định: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm...” [14, Điều 12]; Hiến pháp năm 1980, Điều 27: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở...” [16, Điều 27].
Hiến pháp năm 1992, Điều 58 qui định về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân; Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 32.
Xét về hiệu lực pháp luật, có Pháp lệnh nhà ở (ngày 26 tháng 3 năm 1991), gồm 42 điều; tại Điều 2 qui định:
Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu về nhà ở của cá nhân và các chủ thể khác [23, Điều 163].
Nhà ở mà nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất là thuộc sở hữu của nhà nước [8, Điều 2].
Điều 4 Pháp lệnh nhà ở qui định: Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đầu tư kinh doanh nhà ở theo qui định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [8, Điều 4].
Điều 16 Pháp lệnh: Người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc trong thời gian định cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có qui định khác [8, Điều 16].
Trong thời gian này, Chính phủ có Quyết định số 297- CT ngày 2 tháng 10 năm 1991 của Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở.
Quyết định này liên quan đến việc cải tạo sót về nhà ở trước đây. Điều 1: “Nhà ở do nhà nước quản lý, đang sử dụng theo chính sách cải tạo về nhà ở (Nghị định số 19-CP ngày 29 tháng 6 năm 1960, Nghị định số 24-CP ngày 13 tháng 2 năm 1961 của HĐCP và các văn bản hướng dẫn do cấp Bộ ban hành áp
dụng cho các tỉnh phía Bắc); Quyết định số 111-CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, Quyết định số 305-CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 của HĐCP và các văn bản hướng dẫn do cấp Bộ ban hành áp dụng cho các tỉnh phía Nam) bao gồm toàn bộ nhà ở đã có hoặc chưa có quyết định quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nhưng đã bố trí sử dụng, là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. “Đối với nhà ở tuy thuộc diện cải tạo nhưng tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1991 nhà nước không tiến hành các thủ tục quản lý và thực tế nhà nước không quản lý hoặc không bố trí sử dụng thì nhà nước công nhận quyền sở hữu của chủ nhà” [38].
Đặc biệt, đoạn cuối Điều 4 QĐ qui định:
Diện tích nhà ở do người thuê nhà đã tự làm thêm mà không có khiếu nại của chủ nhà tại thời điểm làm nhà và được phép bằng văn bản của cấp có thẩm quyền thì thuộc quyền sở hữu của người thuê nhà [38, Điều 4].
Theo Điều 5 của QĐ: Người xuất cảnh hợp pháp, trừ qui định tại khoản 2 Điều này, có quyền bán hoặc uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình. Trong trường hợp nhà được đem bán thì nhà nước được quyền ưu tiên mua. Người xuất cảnh hợp pháp, nếu trước đây có nhà thuộc diện cải tạo theo QĐ 111- CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, QĐ số 305 – CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 nhưng chưa giao nhà cho nhà nước quản lý thì nay phải giao nhà đó cho nhà nước khi xuất cảnh [38, Điều 5].
Điều 6: Đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu của người xuất cảnh trái phép mà không có ít nhất là một trong những đối tượng là cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đang cùng sống hợp pháp trong nhà đó ở lại thì nhà đó thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nếu có một người trong số họ ở lại, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà quyết định cho họ được quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ nhà họ đang ở… [38, Điều 6].