Sự Kiện Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế:

giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại hàng. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 eur và giá mua thay thế là 1,98, tòa án thấy rằng chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng thay thế vì thế đã không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp lý được quy định tại điều 75 CISG. Vì thế, khoản thiệt hại này bị tòa bác bỏ.

Tòa án ra phán quyết rằng người mua chỉ đòi được 3.000 eur chứ không phải là 32.490 eur.

Tranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thường thiệt hại thành công, bên bị vi phạm phải tuân thủ hai nguyên tắc rất quan trọng sau đây:

Thứ nhất, nguyên tắc hạn chế tổn thất. Theo đó, bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng những biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trường hợp này, một cách hợp lý, người mua Pháp đáng lẽ có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa.

Thứ hai, nguyên tắc các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý. Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng như mức giá của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà người mua tính toán là bất hợp lý, không khách quan, không phù hợp với thực tiễn.

Cả hai nguyên tắc này đều được ghi nhận bởi pháp luật hợp đồng thương mại của VN (Điều 302 và 305 Luật Thương mại 2005). Như vậy, các nguyên tắc về đòi bồi thường thiệt hại của VN và CISG là khá tương thích và vì vậy, các doanh nghiệp VN có thể tham khảo các tranh chấp về CISG để rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

d. Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại


Điều 302 Luật Thương mại Việt Nam quy định nghĩa vụ này thuộc về bên yêu cầu bồi thường thiệt hại. Họ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Bộ nguyên tắc Unidroit thì đòi hỏi ở Điều 7.4.3 rằng “những thiệt hại chỉ được bồi thường khi chúng được thiết lập với một mức độ hợp lý về tính xác thực”. Bộ nguyên tắc của Unidroit còn quy định thêm trường hợp “khi không thể thiết lập với một mức độ đầy đủ tính xác thực về khoản tiền bồi thường thì thiệt hại được xác định tùy theo Tòa án”. Về vấn đề trên, Công ước CISG như đã đề cập, không quy định về tính xác thực của thiệt hại và cũng không xác định mức độ mà bên bị thiệt hại cần chứng minh về tổn thất được đền bù.

e. Về đồng tiền tính toán thiệt hại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Cả Luật Thương mại Việt Nam và Công ước CISG đều không có điều khoản về đồng tiền dùng để tính toán thiệt hại. Tuy nhiên, Bộ nguyên tắc Unidroit có Điều 7.4.12 quy định về đồng tiền thanh toán thiệt hại như sau: “Thiệt hại được tính bằng đồng tiền quy định trong điều khoản về nghĩa vụ thanh toán, hoặc bằng đồng tiền tại nơi thiệt hại phát sinh tùy theo đồng tiền nào thích hợp nhất”.

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 11

f. Về điều khoản tiền lãi


Công ước CISG có Điều 78 quy định về việc tính lãi trên khoản tiền chưa trả và không xác định cụ thể cách tính lãi suất nợ “Nếu một bên hợp đồng không thanh toán tiền hàng hoặc một khoản tiền nào đó thì bên kia có quyền được hưởng tiền lãi tính trên khoản tiền đó mà không ảnh hưởng đối với bất cứ yêu cầu nào về bồi thường thiệt hại có thể nhận được theo quy định của Điều 74”. Trong khi đó, Bộ nguyên tắc Unidroit lại có một điều khoản chi tiết về tiền lãi từ việc không thanh toán (Điều 7.4.9) với việc xác định tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của

ngân hàng cho đồng tiền thanh toán của hợp đồng… Bên cạnh đó, Điều 7.4.10 của Bộ nguyên tắc còn quy định cụ thể về tiền lãi khoản tiền bồi thường thiệt hại “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, tiền bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ không phải là nghĩa vụ thanh toán làm phát sinh tiền lãi từ ngày không thực hiện”.

Ở đây, do Công ước CISG không quy định cụ thể cách xác định lãi suất, nên có thể áp dụng mức lãi suất của Bộ nguyên tắc Unidroit để giải quyết câu hỏi đặt ra bởi Công ước CISG. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng chung lại thường sử dụng luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng để ấn định mức lãi suất phù hợp hơn là lãi suất của Bộ nguyên tắc Unidroit.

Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 306 quy định về tiền lãi: “Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Ở đây, có thể nhận thấy sự khác biệt của Luật Thương mại Việt Nam trong việc sử dụng lãi suất nợ quá hạn so với lãi suất vay của Bộ nguyên tắc Unidroit – loại lãi suất bị cho là trong một số trường hợp đã bồi thường vượt quá cho bên bị vi phạm và không được áp dụng phổ biến so với lăi suất tiết kiệm. Một sự khác biệt thứ hai có thể nhận thấy là sự đổi thay về lãi suất của Điều 306 Luật Thương mại 2005 so với Điều 233 Luật Thương mại 1997. Tiền lãi theo Điều 306 được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường, khác với lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định vào thời điểm thanh toán trong Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 1997: “… thì bên kia có quyền đòi lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm thanh toán

tương ứng với thời gian chậm trả…”. Việc áp dụng mức lãi suất thị trường của Luật Thương mại 2005 xem ra là hợp lý bởi vì phương pháp này sẽ đặt bên bị vi phạm vào vị trí như là họ đã đầu tư khoản tiền này trên thị trường.


II. Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại quốc tế:


Bất cứ hợp đồng nào đều bắt buộc mỗi bên đương sự có trách nhiệm thực hiện những điều đã hứa. Thế nhưng, có những lúc không thực hiện được như vậy về vật chất hoặc pháp luật. Ví dụ: Một trận động đất phá huỷ xí nghiệp duy nhất có thể sản xuất mặt hàng bán đi và việc thực hiện đúng hạn hợp đồng trở nên không thể được về vật chất. Hoặc là: Một sắc lệnh ban hành sau ngày ký hợp đồng cấm xuất khẩu từ nước người bán sang nước người mua và sự thực hiện hợp đồng trở nên không thể được về pháp luật. Những tình huống như vậy được xếp vào tiêu đề "Việc không thể làm được", mất tác dụng, thiếu do các điều kiện giả thiết trước kia hoặc như chúng được gọi ở đây là bất khả kháng.

Ðôi khi, việc thực hiện hợp đồng không phải là không thể được, nhưng những sự kiện xảy ra bất ngờ buộc một trong các bên đương sự phải chịu một gánh nặng quá mức. Lấy ví dụ: một hợp đồng dài hạn về giao dầu thô theo một giá cố định trở thành tai nạn tài chính cho người cung cấp vì giá dầu đã tăng lên nhiều lần hoặc trường hợp ngược lại đối với người mua. Trong tình huống đó, một bên đương sự có thể mong muốn viện dẫn khó khăn trở ngại làm cơ sở miễn trừ về việc không thực hiện được hợp đồng.

Luật pháp của đại đa số quốc gia có những điều khoản giải quyết "Bất khả kháng" và luật pháp ở một vài nước cũng giải quyết ngay cả "khó khăn trở ngại". Tuy nhiên, các điều khoản này từ nước nọ sang nước kia và có thể không đáp ứng được những đòi hỏi trong các hợp đồng quốc tế. Vì vậy, các bên đương sự của hợp đồng quốc tế thường cần có những điều khoản hợp đồng "Bất khả kháng" và " khó

khăn trở ngại’. Những điều khoản này càng tăng ý nghĩa quan trọng trải qua nhiều năm, đặc biệt trong các hợp đồng chứa đựng những dự án quy mô lớn cần đòi hỏi hoàn thành trong một thời gian dài. Dự án "kinh doanh chìa khoá trao tay", hợp đồng về công trình công cộng và xây dựng, liên doanh, thoả thuận về quản trị và thị trường và hợp đồng vận tải dài hạn là những thí dụ. Trong thời hạn của các hợp đồng như vậy, các điều kiện kinh tế – chính trị và vật chất có thể bị thay đổi về căn bản và cũng có thể làm cho dự án không thể thực hiện được hoặc làm sụp đổ cơ sở mà hợp đồng được xây dựng bên trên.

Phòng thương mại Quốc tế soạn thảo hai dạng điều khoản nhằm giúp đỡ các bên khi lập hợp đồng. Dạng thứ nhất đề ra những điều kiện cho phép giải miễn trách nhiệm khi việc thực hiện hợp đồng trở nên hoàn toàn hoặc trên thực tế không thể được (bất khả kháng). Dạng thứ hai bao gồm tình hình trong đó những điều kiện bị thay đổi đã làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên nặng nề quá mức (" khó khăn trở ngại").

Không có dạng điều khoản nào bị lệ thuộc vào bất kỳ chế độ luật pháp riêng biệt. Thế nhưng, nên lưu ý đảm bảo sao cho không mâu thuẫn với quy định luật pháp cưỡng chế được áp dụng. Ðiều khoản bất khả kháng cho phép giảm nhẹ những trừng phạt của hợp đồng và bao gồm các quy định về đình chỉ và chấm dứt hợp đồng. Ðiều khoản khó khăn trở ngại đề xuất một cuộc đàm phán lại và sự tu chỉnh các điều khoản hợp đồng sao cho việc thực hiện hợp đồng có thể được tiếp tục, chúng được dành cho những dự án lâu dài.

Những hợp đồng mang tính tổng hợp như hiện nay thường cần được áp dụng cho những hoàn cảnh đặc biệt của một hợp đồng riêng lẻ. Chúng có thể thích hợp đối với vài loại sản phẩm nào đó hay cách giao dịch. Do vậy các bên đương sự nên lưu ý khi sử dụng các điều khoản này.

Tuy thế, các bên đương sự cần thiết có một điều khoản tiêu chuẩn "bất khả

kháng" của Phòng Thương mại Quốc tế, mà họ có thể lồng vào hợp đồng của họ bằng viện dẫn đơn giản. Vì lẽ ấy, điều khoản bất khả kháng đã được soạn thảo trong những điều kiện khái quát và không nhằm đề xuất những cách giải quyết mới một cách căn bản.

Ðiều khoản này có thể được ghi trong văn bản hợp đồng hoặc được lồng vào bằng viện dẫn. Khái niệm "khó khăn trở ngại" còn tương đối mới trong luật pháp và thực hành cuả hợp đồng quốc tế. Nó còn đang trên đà phát triển và được thấy chủ yếu trong các hợp đồng dài hạn, nó đòi hỏi dự thảo chi tiết riêng lẻ trên mọi mặt. Cho nên, điều khoản "khó khăn trở ngại" không giống điều khoản "bất khả kháng", nó không được trình bày dưới dạng một điều khoản tiêu chuẩn đơn độc, được lồng vào hợp đồng bằng viện dẫn đơn giản. Ít khi nó cung cấp cho người soạn thảo hợp đồng một số chọn lọc có thể hỗ trợ cho công việc của họ Ðiều khoản bất khả kháng (miễn trách)

Điều khoản bất khả kháng (miễn trách) Lý do của miễn giảm trách nhiệm

1. Một bên đương sự không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất cứ bộ phận nào khi chứng minh được rằng:

- Việc không thực hiện là do một khó khăn trở ngại xảy ra ngoài sự kiểm soát của mình, và

- Họ đã không thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết.

- Họ đã không thể né tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất tác động của nó một cách hợp lý.

2. Trở ngại nêu ở đoạn (1) nói lên có thể nảy sinh từ những sự kiện sau đây gây ra – liệt kê này chưa phải toàn diện:

(a) Chiến tranh mặc dù có tuyên bố hay không, nội chiến, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, hành động phá hoại

(b) Thiên tai như: bão tố dữ dội, gió lốc, động đất, sóng thần, huỷ diệt bởỉ sét đánh

(c) Nổ, cháy, huỷ diệt máy móc, nhà xưởng và bất cứ loại thiết bị nào


(d) Mọi hình thức tẩy chay, đình công, chiếm giữ nhà xưởng và cơ sở ngưng việc trong xí nghiệp của người đang mong tìm miễn giảm.

(e) Hành động hợp pháp hay phi pháp của người cầm quyền từ những hành động mà bên đương sự mong tìm miễn giảm phải gánh chịu rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng và trừ những vụ việc nêu ở đoạn (3) dưới đây.

3. Nhằm vào mục đích của đoạn (1) nói trên và trừ khi có quy định khác đi trong hợp đồng, trở ngại không bao gồm: thiếu được cấp phép, thiếu chứng chỉ, thiếu giấy do nhập hay cư trú hoặc thiếu chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi nhà chức trách của bất cứ loại nào ở tại nước của bên đương sự mong muốn miễn giảm.

CHƯƠNG IV:


KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG.


1. Một số kiến nghị nhằm cải thiện Luật thương mại năm 2005 về các chế tài trong thương mại


Dù có nhiều tiến bộ hơn so với Luật thương mại 1997 nhưng quá trình thi hành Luật thương mại 2005 cho thấy việc áp dụng các chế tài trong thương mại còn tồn tại nhiều bất cập và cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng hợp đồng, dưới đây là một số kiến nghị cụ thể :

Thứ nhất, Nhà nước xúc tiến hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong pháp luật dân sự, thương mại và một số luật chuyên ngành điều chỉnh về hợp đồng và đặc biệt là điều chỉnh về các chế tài.

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại ở nước ta đã trở nên cấp thiết ngay từ khi chúng ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là khi nước ta tham gia là thành viên của WTO mấy năm gần đây. Các cơ quan xây dựng văn bản pháp luật cần chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề xử lí mối quan hệ về nội dung giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 hiện hành. Do đó cần phải khẩn trương tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong thương mại, về các loại chế tài trong thương mại, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng trong thương mại. Việc hoàn thiện cần tiến hành theo hướng:

Một là, cần xác định rõ mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng trong

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí