Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TẠ KHÁNH HÀ


CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

HÀ NỘI - 2012


Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TẠ KHÁNH HÀ


CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60.38.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát


Hà Nội - 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.


NGƯỜI CAM ĐOAN


Tạ Khánh Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG 10

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 10

II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 15

1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý 15

2. Khái niệm và đặc điểm của chế tài trong thương mại 17

2.1. Khái niệm chế tài trong thương mại 17

2.2. Đặc điểm của chế tài trong thương mại 19

2.3. Các loại chế tài trong thương mại 21

2.4. Vai trò của chế tài trong thương mại 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30

Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam 30

2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 36

2.2. Chế tài phạt vi phạm: 40

2.3. Chế tài bồi thường thiệt hại 49

2.4.Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng 56

2.5. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận 62

3.Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thương mại Việt Nam 63

3.1.Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại 63

3.2.Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác....

.......................................................................................................................... 65

CHƯƠNG III: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG 74

I. Chế tài Bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua luật thương mại Việt Nam,

công ước CISG và bộ nguyên tắc Unidroit 74

II. Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại quốc tế 84

CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG. 88

1. Một số kiến nghị nhằm cải thiện Luật thương mại năm 2005 về các chế tài trong

thương mại 88

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật thương mại năm 2005 về các chế tài trong thương mại 95

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài:


Trong cuộc sống hàng ngày, trong các quan hệ kinh tế, thương mại, hay dân sự, hợp đồng là một phương tiện quan trọng giúp con người tạo lập các thoả thuận, thoả mãn nhu cầu. Sắm đồ vật, sử dụng dịch vụ, tham gia vào hội hay thành lập công ty... đều được xem là hợp đồng. Trong lĩnh vực kinh doanh, rõ ràng tất cả các toan tính, sự hơp tác đều được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Một người khi tham gia kinh doanh cần phải tham dự vào rất nhiều hợp đồng như: thuê luật sư, thuê chuyên gia, vay tiền, mua sắm tài sản, thuê trụ sở, thuê nhân công,... Bởi vậy “người ta thường nói rằng luật hợp đồng là nền tảng của luật kinh doanh” , và “hợp đồng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường”. Trong hợp đồng các bên thường phải thoả thuận biện pháp hay chế tài đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng do lỗi của một trong hai bên, đây là vấn đề tác giả chọn để nghiên cứu vì những lý do sau:

- Mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế (đặc biệt là những điều ước quốc tế phổ biến) liên quan đến vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng. Hợp đồng ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.

- Việc nghiên cứu vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng một cách thấu đáo sẽ giúp việc lựa chọn sử dụng các biện pháp này hợp lý với thực tế cuộc sống và phù hợp với thông lệ quốc tế một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả thiết thực. Việc thực hiện chế tài nào và mối quan hệ giữa các chế tài phải được thực hiện thận trọng.

- Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng mà các nước khác đang sử dụng và so sánh với tình hình áp dụng chế tài này ở Việt

Nam sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

Vì vậy, Tác giả lựa chọn đề tài “Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:


Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thương mại và chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là một lĩnh vực pháp luật cũng đã được nhiều các nhà khoa học quan tâm. Đã có một số sách nghiên cứu về các chế tài do vi phạm hợp đồng, về hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại như Giáo trình Luật thương mại của một số cơ sở đào tạo Luật (Trường đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học Quốc Gia Hà Nội v.v, …), PGS.TS Nguyễn Như Phát và TS. Phan Thảo Nguyên Pháp luật thương mại dịch vụ Việt Nam và Hội nhập kinh tế quốc tế, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Chuyên khảo Luật kinh tế, “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư” của TS. Nguyễn Thị Dung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội … Ngoài các sách chuyên khảo, ở phạm vi và mức độ khác nhau có một số bài viết, công trình nghien cứu của các nhà luật học bàn về một vài khía cạnh pháp luật liên quan được công bố qua các tài liệu, báo cáo và tạp chí chuyên ngành như “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới” của TS. Vũ Thị Lan Anh Tạp chí Luật học (2008), “Vấn đề áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại” của TS. Nguyễn Viết Tý -Tạp chí Luật học (2008), Luận văn thạc sĩ “Chế tài pháp luật – một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của Thạc sỹ Phạm Thị Minh Phương (2009), Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế tài trong thương mại” Lê Thị Yến (2004)… song chưa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu về chế tài

do vi phạm hợp đồng thương mại ở bình diện lý luận cơ bản cũng như thực trạng ban hành và thực thi pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu: Như một quy luật tất yếu, khi số lượng hợp đồng thương mại gia tang mạnh mẽ thì số lượng tranh chấp thương mại phát sinh giữa các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cũng tang theo. Vì vậy, pháp luật về chế tài thương mại đã góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý luận của vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng trong quan hệ thương mại của pháp luật của Việt Nam, pháp luật quốc tế, và pháp luật một số quốc gia điển hình. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng của việc áp dụng các chế tài vi phạm hợp đồng của Việt Nam, của các nước trên thế giới và các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Đề tài sẽ chỉ nêu ra những vấn đề chung nhất, những quy định cung về chế tài vi phạm hợp đồng chứ không đi sâu phân tích cụ thể từng chế tài.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài vi phạm hợp đồng, so sánh các quy định pháp luật quốc tế và luật pháp của Việt Nam, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng trong thương mại quốc tế, từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nước

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí