Căn Cứ Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng

vơ ̣ chồng ông N, bà B nảy sinh mâu thuẫn , dân N và bà B ly hôn , tại bản án sơ th ẩm đã nhâṇ

đến ly hôn. Khi vơ ̣ chồng ông điṇ h vi ệc thỏa thuận đóng góp

tiền và công sức để xây nhà trên thể hiện ông N đã đồng ý nhập diện tích đất

640m2 trên vào tài sản chung vợ chồng. Theo đó, tuyên xử chia đôi ph ần diêṇ tích đất đ ất đó cho hai bên vợ chồng. Tuy nhiên, khi lên cấp phúc thẩm , Tòa án phúc thẩm lại cho rằng nguồn gốc đất là tài sản riêng của ông N , không có chứng cứ chứng minh việc ông N đồng ý nhập diện tích đất vào tài sản chung

nên diện tích đất đó vẫn là tài sản riêng của ông N. Măṭ khác, trên thực tế ngôi nhà chung của hai người chỉ xây trên 48m2 đất. Do đó, cấp phúc thẩm đã chấp nhận 48m2 đất trong tổng số 640m2 là tài sản chung của vợ chồng ông N bà B.

Diện tích đất còn lại là tài sản riêng của ông N.

Như vâỵ , viêc

xác điṇ h tài sản đã đươc

đưa vào quản ly, ́̉ dụng chung là

tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ chồng vẫncòn những quan điểm khác nhau, gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật hoặc áp dụng theo đúng pháp luật nhưng không phù hợp với tình hình thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Chế độ tài sản vợ chồng trong thời gian vợ chồng ly thân. Ví dụ:

Vơ ̣ chồng ông Văn Hồng Quảng và bà Nguyên

Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 12

Thi ̣Phương , trú tại Khu

11, thôn Thụ Ích, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc . Khi phân chia tài sản ly hôn , vơ ̣ chồng ông bà đã thống nhất được thành phần khối tài

sản chung , còn số tiền 225.000.000 đươc

̉ i tiết kiêm

taị Phòng giao d ịch

Liên Châu- Chi nhánh Ngân hàng nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Lạc là đang tranh chấp . Bà Phương cho rằng đây là tài sản chung của ông bà và đề nghị Tòa án chia.

Theo Bà Nguyễn Thị Nguyệt, người đã chung sống với ông Quảng như vợ chồng trong thời gian ông Quảng và bà Phương ly thân, trình bày: Số tiền 225.000.000đ ông Quảng gửi tiết kiệm này là tiền của bà làm ăn tích cóp được. Bà và ông Quảng sống với nhau như vợ chồng từ năm 2001 cho đến nay nên bà có nhờ ông Quảng đứng ra gửi tiết kiệm số tiền trên.

TAND huyên

Yên Lac

cho rằng:

Ông Quảng và bà Phương k ết hôn với nhau năm 1968, đến năm 1988 vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và sống ly thân nhau từ năm 2000 cho đến nay. Giữa ông Quảng và bà Phương không còn tình cảm và cũng không chung nhau về kinh tế. Từ năm 2001 đến nay ông Quảng làm ăn riêng và chung sống với bà Nguyệt như vợ

chồng, theo bà Nguyệt số tiền 225.000.000đ là của bà do làm ăn tích cóp mà có, bà nhờ ông Quảng gửi tiết kiệm, ông Quảng cũng thừa nhận. Bà Phương đề nghị chia, ông Quảng, bà Nguyệt không đồng ý. Mặt khác, bà Phương không cung cấp được tài liệu chứng cứ nào chứng minh cho yêu cầu của mình. Do vậy không có căn cứ khẳng định số tiền số 225.000.000đ là tài sản chung của ông Quảng, bà Phương nên yêu cầu chia số tiền này của bà Phương không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Theo đó, TAND huyên

Yên Lac

đã căn cứ vào tình hình thưc

tế để phân

chia tài sản , cho rằng vì sổ tiết kiêm

đươc

̉ i trong thời gian vơ ̣ chồng ông

Quảng và bà Phương ly thân nên số tiền này không phải là tài sản chung của vơ ̣ chồng ông bà.

Trong khi đó , nếu như áp dụng đúng tinh thần của Luật HN&GĐ thì sổ

tiết kiệm ông Quảng gửi trong thời gian ông và bà Phương chưa ly hôn phải là tài sản chung của ông bà. Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc xử như trên là không có căn cứ. Vì Luâṭ HN &GĐ không quy điṇ h về chế điṇ h ly thân cũng như chế đô ̣tài sả n của vơ ̣ chồng trong thời gian vơ ̣ chồng ly thân . Thời gian

ly thân vân

là khoảng thời gian trong thời kỳ hôn nhân và đối với những tài

sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.

- Về việc xác định công sức đóng góp của các bên đối với khối tài sàn chung, trên thực tế, Tòa án không có căn cứ cụ thể cho việc xác định này. Do đó, khi xét xử, hầu hết các Tòa án đã xác định tỷ lệ đóng góp theo phương án định tính.

Ví dụ thứ nhất: Cũng trong vụ án ly hôn giữa ông Nguyên Văn N và ba

Phạm Thu B đã nêu ở trên , tài sản tranh chấp còn m ảnh đất v ợ chồng ông N bà B nhận chuyển nhượng của ông M có diện tích 265,24m2, Tòa án sơ thẩm cho rằng bà B là người kinh doanh, buôn bán nên có thu nhập cao hơn, do đó, chia cho bà B 60% giá trị mảnh đất mà vợ chồng ông N bà B nhận chuyển

nhượng của ông M. Nhưng, Tòa phúc thẩm lại nhân điṇ h không có ch ứng cứ

chứng minh bà B dùng số tiền kinh doanh, buôn bán góp vào để mua diên tích

đất nêu trên . Do đó , Tòa phúc thẩm cũng sửa bản án sơ thẩm phần này , chia cho vơ ̣ chồng ông N và bà B mỗi người 50% giá trị mảnh đất.

Ví dụ thứ hai : Một vụ án HN&GĐ khác do TAND huyện Yên Lạc thụ lý, như sau:

Vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Trường và bị đơn là ông Nguyễn Văn Nhâm. Về tài sản chung: Ngoài những tài sản ông Nhâm và bà Trường cùng xác nhận là tài sản chung của vợ chồng, còn 01 thửa đất số 319, diện tích 561m2, do ông Nhâm đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Trường cho rằng, thửa đất này là tài sản chung của vợ chồng. Nhưng theo ông Nhâm, thửa đất này là tài sản riêng của ông, nguồn gốc thửa đất do cha ông để lại.

Theo Bản án số 13/2015/HNGĐ- ST ngày 19 tháng 5 năm 2015 của TAND huyện Yên Lạc, nhận định:

Đối với thửa đất số 319, diện tích 561m2, tờ bản đồ số 05 ở

thôn Thiệu Tổ, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo bà Nguyễn Thị Trường đất này là do bố mẹ ông Nhâm cho vợ chồng bà nên bà Trường đề nghị chia mỗi người một nửa đất và tài sản gắn liền trên đất. Ông Nhâm khẳng định đất và nhà trên là của bố mẹ ông cho riêng ông nên ông không đồng ý chia tài sản này. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án mà Tòa án đã thu thập, được xem xét công khai tại phiên tòa có căn cứ khẳng định tài sản trên là

của bố mẹ ông Nhâm cho riêng ông mà không phải là tài sản chung như bà Trường đã trình bày. Do vậy bà Trường đề nghị chia đôi đất và tài sản trên đất này là không có căn cứ nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Về công sức đóng góp: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa hôn nay bà Trường đề nghị ông Nhâm phải thanh toán công sức cho bà. Xét thấy, bà Trường và ông Nhâm kết hôn với nhau từ năm 1989 tính đến thời điểm ly hôn là 25 năm. Khi chung sống với ông Nhâm, bà Trường đã có công sức duy trì, tôn tạo khối tài sản là nhà đất của ông Nhâm, công chăm sóc, nuôi dưỡng và xây dựng gia đình cho con riêng của ông Nhâm là anh Nguyễn Văn Tùng. Ngoài ra, bà Trường còn có công chăm sóc, nuôi dưỡng và lo tang lễ cho bố mẹ ông Nhâm. Do vậy, yêu cầu của bà Trường buộc ông Nhâm phải thanh toán công sức cho bà là có căn cứ cần chấp nhận. Xét thấy, bà Trường có nhiều công sức đóng góp khi chung sống với ông Nhâm. Ly hôn bà Trường không có chỗ ở nào khác, hiện tại đang ở nhờ nhà anh trai ruột và các cháu. Để bảo đảm cuộc sống của bà Trường có nơi ở ổn định sau ly hôn cần buộc ông Nhâm phải thanh toán công

sức cho bà Trường bằng một phần diện tích đất có diện tích 125.6m2

của thửa đất số 319, diện tích 561m2.

Như vâỵ , trong vu ̣án ly hôn giữa ông N và bà B hay v ụ án ly hôn giữa ông Nhâm và bà Trường , Tòa án đều phân chia theo phương án định tính, không có căn cứ chính xác, dẫn đến việc xử thế nào cũng đúng.

Ngoài những ví dụ nêu trên , thưc

tiên

xét xử liên quan đến nguyên tắc

suy đoán tài sả n chung; căn cứ xác điṇ h tài sản riêng của vơ ̣, chồng; quy điṇ h

về han

chế quyền tài sản riêng của vơ,

chồng; người có quyền yêu cầu chia tài

sản chung của vợ chồng , hủy bỏ thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân cũng tồn taị nhiều vướng mắc , bất câp

. Tác giả sẽ

phân tích cu ̣thể những điểm vướng mắc , bất câp nghị dưới đây.

này trong phần môt

số kiến

3.2. MÔT

́ KIẾ N NGHI

Từ những số liệu thống kê và những vụ án cụ thể nêu trên, có thể thấy, tranh chấp tài sản giữa vợ chồng ngày càng gia tăng và phức tạp, nhưng những quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập, làm cho hoạt động xét xử chưa được hiệu quả, vẫn còn tình trạng xử sai, áp dụng luật không thống nhất, hoặc áp dụng đúng pháp luật nhưng không phù hợp với thực tiễn, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và người thứ ba. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng tương đối cụ thể. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tế lại nảy sinh những quan điểm khác nhau, cụ thể:

- Về tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung, quan điểm thứ nhất cho rằng, đối với những tài sản có trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân do m ột người đứng tên đã và đang được đưa vào quản lý và sử dụng chung mà không có văn bản thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng; quan điểm thứ hai lại cho rằng, dù nguồn

gốc tài sản là tài sản riêng của vợ chồng, nhưng đã được đưa vào quản lý và sử dụng chung thì sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng;

Nếu căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện nay thì quan điểm thứ nhất hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là tài sản riêng của vợ, chồng chỉ có thể trở thành tài sản chung của vợ chồng khi hai vợ chồng thỏa thuận việc nhập tài sản riêng đó vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, quan điểm này lại không hợp tình, không phản ánh đúng thực trạng của quan hệ tài sản của vợ chồng.

Theo chúng tôi , Luâṭ HN &GĐ cần thiết quy điṇ h th ời hạn để tài sản

riêng của vơ ̣ chồng đã đươc

đưa vào sử dun

g , quản lý chung trong thời gian

dài sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng, để đảm bảo quyền và lợi ích của cả gia đình và đánh giá đúng thực trạng quan hệ tài sản của vợ chồng . Tương tự như khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu”.

- Liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng còn có những vướng mắc về việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời gian vợ chồng ly thân. Trong xã hội ngày nay, ly thân là tình trạng diễn ra không ít trong các gia đình, hầu hết các cặp vợ chồng trước khi ly hôn đã ly thân một thời gian dài. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sau thời gian ly thân vợ chồng lại trở về sống chung với nhau. Thực tế, khi thời gian ly thân kéo dài, vợ chồng có thể tạo ra tài sản riêng của mình, trong trường hợp này, nếu vợ chồng ly hôn sẽ gây khó khăn cho Tòa án trong việc xác định tài sản chung. Về mặt

nguyên tắc, thời gian vợ chồng ly thân vẫn được coi là trong thời kỳ hôn nhân và tất cả những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời gian này phải được coi là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên nếu xét về mặt thực tế, nếu xác định đây là tài sản chung của vợ chồng là không công bằng cho hai bên.

Về vấn đề này, cũng theo Báo cáo số 153/BC-BTP, những vấn đề liên quan đến chế định ly thân như sau:

Tại Hội nghị Tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, Tòa án nhân dân tối cao đã có kết luận: “Luật HN-GĐ không quy định Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu ly thân, nhưng Điều 18 Luật HN-GĐ quy định, khi hôn nhân tồn tại, nếu một hoặc các bên yêu cầu và có lý do chính đáng thì có thể chia tài sản chung vợ chồng. Trong trường hợp này thông thường quan hệ vợ chồng đã rạn nứt,

các đương sự thực tế đã ly thân. Khi chia tài sản nếu họ đặt vấn đề Tòa án xác nhận tình trạng ly thân thì Tòa án có thể xác nhận. Nếu các đương sự chỉ đơn thuần xin ly thân thì Tòa án giải thích cho họ tự định đoạt mà không thụ lý giải quyết cho ly thân hay không”.

Như vậy, vấn đề ly thân đã được Tòa án nhân dân tối cao nhắc đến và hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện ở những năm trước đây khi chưa có Luật HN&GĐ năm 2000.

Khi soạn thảo dự thảo Luật HN&GĐ năm 2000, chế định ly thân đã được đưa vào dự thảo Luật nhưng không được Quốc hội chấp thuận. Vừa qua dự thảo Luật HN&GĐ năm 2014 cũng đưa chế định ly thân vào Luật nhưng vẫn không được Quốc hội thông qua.

̀ những phân tích nêu trên , cần thiết bổ sung chế điṇ h ly thân vào

Luâṭ và quy điṇ h cu ̣thể chế đô ̣tài sản của vơ ̣ chồng trong trường hơp vơ

chồng ly thân theo hướng ly thân là tình tr ạng vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo yêu cầu của hai vợ chồng hoặc của vợ, chồng; ly thân góp phần công khai , minh bạch về tình trạng hôn nhân của vơ ̣ chồng ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con, các thành viên khác trong gia đình và những người thứ ba . Tuy

nhiên, cần nhấn maṇ h rằng , quy điṇ h về ly thân không có nghia là b ắt buộc

các cặp vợ chồng muốn ly thân thì phải giải quyết theo quy định của Luật, mà chỉ áp dụng khi vơ ̣ , chồng yêu c ầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ly thân. Về chế độ tài sản của vợ chồng, kể từ ngày việc ly thân có hiệu lực, vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với những tài sản mà mỗi bên có được và tự chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ mà mình xác lập, thực hiện. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trước việc vợ chồng ly thân và thanh toán tài sản, cần quy định các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Đồng thời, để khuyến khích vợ chồng quay trở về chung sống với nhau, cần thiết quy

định về chấm dứt ly thân và giải quyết chấm dứt ly thân theo hướng đơn giản như vợ chồng có thỏa thuận chấm dứt ly thân và yêu cầu cơ quan đã giải quyết ly thân công nhận. Khi chấm dứt ly thân, chế độ tài sản mà vợ chồng áp dụng trước khi ly thân sẽ đương nhiên có hiệu lực.

- Về nguyên tắc suy đoán tài sản chung , đây là môt

quy điṇ h có ý nghĩa

rất quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong thực

tiễn. Trong trường hơp vơ ̣, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình hoăc

người thứ ba mu ốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng để thưc

hiên

nghia

vu ,

thì phải chứng minh. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng tao ra không ít trở ngai

đối với vơ ̣, chồng và đăc

biêṭ là ́i người thứ ba k hi thưc

hiên

viêc

chứ ng

minh. Trong khi đó , Luâṭ HN&GĐ năm 2014 không quy định cu ̣thể v ề các

loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp. Với viêc bo

ngỏ nghĩa vụ chứng minh ở đó , sẽ được hiểu t ất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận, bao gồm b ằng chứng viết, lời khai của nhân chứng,

hóa đơn, chứng từ và thâm

chí c ả sự thừa nhận của bên còn lại trong tranh

chấp (nếu có). Mặc dù trong thực tiễn, Tòa án thường vận dụng nguyên tắc ưu tiên chứng cứ bằng văn bản, sau đó mới đến chứng cứ khác. Tuy nhiên, việc không quy định cụ thể trong luật về nguyên tắc áp dụng có thể sẽ gây ra sự tùy tiện trong việc sử dụng chứng cứ; khó khăn cho trong việc xác định bằng chứng có tính chính xác và thuyết phục cao, có thể dẫn đến phán quyết không công bằng. Hoặc có trường hợp, Tòa án không chấp nhận chứng cứ khác ngoài chứng cứ bằng văn bản.

Chúng tôi cho rằng nên quy định cụ thể về việc chứng minh tài sản riêng trong Luật HN&GĐ trên cơ sở thực tiễn xét xử trong những năm qua, cũng như theo hướng tiếp thu, vận dụng Điều 1402 BLDS Cộng hòa Pháp:

Mọi tài sản, dù là động sản hay bất động sản, đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng theo quy định của pháp luật;

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí