Nghĩa Vụ Riêng Của Vợ, Chồng Về Tài Sản

toàn hợp lý , mở rôn

g quyền tự do thỏa thuân

của vơ ̣ chồng , bảo đảm quyền

lợi của vợ, chồng trong quan hệ tài sản, tạo sự linh hoạt trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp trong thực tế.

Khi quy định về quyền nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung, pháp luật cũng dự liệu trường hợp giải quyết nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Cụ thể là đối với những nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung thì được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2.3.3.2. Nghĩa vụ riêng của vợ, chồng về tài sản

Bên cạnh việc ghi nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, pháp luật HN&GĐ quy định tài sản riêng của vợ, chồng được dùng để đảm bảo nghĩa vụ riêng về tài sản của người đó. Điều này có nghĩa là đối với những nghĩa vụ riêng về tài sản thì vợ, chồng phải dùng tài sản riêng của mình để chi trả.

Điều 45 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 11

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng trước khi kết hôn là những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được xác lập trước thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn. Nghĩa vụ này có thể là những khoản nợ mà vợ, chồng đã vay trước khi kết hôn; nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của vợ chồng trước khi kết hôn; nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự mà vợ chồng đã xác lập trước khi kết hôn… Nói chung tất cả những nghĩa vụ của vợ, chồng được xác lập trước thời điểm vợ chồng đăng ký kết hôn đều là nghĩa vụ riêng của vợ chồng và phải được đảm bảo bằng tài sản riêng của vợ, chồng.

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng là trường hợp vợ, chồng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình có phát sinh nghĩa vụ thì nghĩa vụ này là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng. Ví dụ: vợ, chồng thuê người quản lý tài sản cho mình có nghĩa vụ trả tiền thuê; thuê người sửa, tôn tạo lại nhà là tài sản riêng; trao đổi tài sản phải bù thêm tiền… Luật HN&GĐ năm 2014 quy định những nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như đã nêu trên là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình. Đó là những nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên thực hiện vì mục đích riêng như vay tiền để đầu tư kinh doanh riêng; mua sắm tài sản mà không phải phục vụ cho nhu cầu của gia đình…

Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng là trường hợp vợ, chồng có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho xã hội, cho người khác phải bồi thường; hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền, buộc khôi phục tình trạng ban đầu… Ví dụ như vợ, chồng có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác hoặc có hành

vi phá hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại, khi đó nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.

Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật HN&GĐ năm 2014 quy định đầy đủ, cụ thể hơn. Luật HNGĐ năm 2000 quy định nghĩa vụ về tài sản riêng của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó nhưng không xác định cụ thể nghĩa vụ nào là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng. Điều này gây ra khó khăn và vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, không đảm bảo việc hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Để khắc phục thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 đã liệt kê cụ thể các nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng tại một điều luật riêng (Điều 45).

Luật HN&GĐ năm 2014 bỏ quy định “Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng” tại khoản 4 Điều 33 Luật HNGĐ 2000. Vì việc sử dụng cụm từ “cũng được” dẫn đến những cách hiểu khác nhau: Tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng vì các nhu cầu thiết yếu của gia đình là quyền hay nghĩa vụ của vợ chồng? Chúng tôi cho rằng, điều này là hợp lý, vì nếu là nghĩa vụ thì trường hợp họ không đưa vào sử dụng chung thì họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý gì từ việc không tuân thủ quy định của pháp luật. Khi đó, có chế tài gì để một bên vợ hoặc chồng có thể sử dụng để yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ hay không? Nếu đây được xem là quyền của bên có tài sản riêng thì thật sự quy định này không có tính khả thi. Ngoài ra, một vấn đề khác là nếu cả vợ và chồng đều có tài sản riêng thì việc đưa tài sản riêng vào dùng chung theo tỷ lệ đóng góp là bao nhiêu?

Tuy nhiên, khi liệt kê những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng, Điều 45 Luật HN&GĐ lại không quy định về nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng ví dụ như các khoản chi phí (nuôi dưỡng, giáo dục) đối với con riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 57: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

riêng của bên kia cùng sống chung với mình”; hoặc khoản chi phí phát sinh từ việc người vợ, chồng làm người giám hộ cho người khác… Theo chúng tôi, đây là một thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 2014, sự thiếu sót này nếu như không được khắc phục sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào đời sống. Do đó, thiết nghĩ cần bổ sung nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng trong quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1. Trên cơ sở kế thừa, phát triển hệ thống pháp luật HN&GĐ trước đây và đảm bảo sự phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, Luật HN&GĐ năm 2014 dự liệu chế độ tài sản vợ chồng pháp định là chế độ cộng đồng tạo sản. Theo chế độ cộng đồng tạo sản, trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng tồn tài ba khối tài sản: tài sản chung của vợ chồng; tài sản riêng của chồng; tài sản riêng của vợ.

2. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định việc xác định tài sản chung căn cứ vào thời kỳ hôn nhân (tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân ); nguồn gốc tài sản; thoản thuận của vợ chồng; và nguyên tắc suy đoán. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung mà không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Luật

cũng quy định tài sản chung của vợ chồng phải được đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, đồng thời xác định cụ thể nghĩa vụ chung của vợ chồng tại Điều 37. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; vợ chồng ly hôn; một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa

án tuyên bố là đã chết.

3. Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng và xác định cụ thể thành phần khối tài sản riêng của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Đồng thời, pháp luật

HN&GĐ quy định tài sản riêng của vợ, chồng được dùng để đảm bảo nghĩa vụ riêng về tài sản của người đó. Những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được xác định rõ tại Điều 45.

4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 có những điểm mới, tiến bộ so với pháp luật HN&GĐ trước đây như sau: Quy định quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài s ản chung của vợ chồng; hướng dẫn cụ thể về thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân ; quy định chia tài sản chung của vợ chồng có tính đến lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng; xác định cụ thể khối tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng; hướng dẫn về tài sản riêng khác của vợ chồng; quy định tài sản riêng còn là các “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình”; quy định cụ thể nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng…

CHƯƠNG 3: THƯC

TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N

CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N CỦ A VỢ CHỒ NG PHÁP Đ ỊNH VÀ MÔT SÔ KIẾ N NGHI ̣

3.1. THƯC

TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I

SẢN CỦA VỢ CHỒ NG PHÁP ĐỊNH

Thống kê số liệu về công tác thụ lý, giải quyết vụ việc về HN&GĐ trên cả nước theo Báo cáo số 153/BC-BTP ngày 15/7/2013 của Bộ Tư pháp Tổng kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, như sau: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 30/9/2000 đến ngày 30/9/2011 Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình. Trong đó, số vụ việc về hôn nhân và gia đình là

875.282 (chiếm khoảng 30% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý). Qua số liệu thống kê cho thấy, các vụ việc về hôn nhân và gia đình do Tòa án thụ lý ở cấp sơ thẩm có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2001, Tòa án thụ lý 55.082 vụ việc HN&GĐ, đến năm 2005 thụ lý 65.238 vụ việc, đến năm 2011 thì tổng số vụ việc HN&GĐ Tòa án đã thụ lý lên tới121.848 (tăng gấp đôi so với năm2005).

Theo Báo cáo số 2158/BC-VP ngày 03/11/2014 của Tòa án nhân dân

thành phố Hà Nội Kết quả công tác năm 2014, nhiệm vụ công tác năm 2015 của hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Năm 2014, tổng số vụ việc của hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý là 26.705 vụ việc, đã giải quyết 25.811 vụ việc, tăng 672 vụ so với năm 2013. Trong đó, vụ việc về HN&GĐ đã thụ lý là 11.631 vụ việc, đã giải quyết 11.445 vụ việc, tăng 618 vụ so với cùng kỳ năm trước, các vụ việc HN&GĐ chiếm khoản 44% trong tổng số vụ việc đã thụ lý, giải quyết.

Tại Báo cáo số 296/BC-TAND ngày 15/6/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình Tình hình công tác xét xử, giải quyết các loại án, giám đốc, kiểm tra, thi hành án hình sự và công tác xây dựng Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình trong 6 tháng đầu năm 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng

Bình đã thống kê được trong 6 tháng đầu năm 2015, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Bình đã thụ lý 1.263 vụ việc các loại (so với cùng kỳ năm 2014, số lượng án trong 6 tháng đầu năm nay tăng 113 vụ, trong đó án HN&GĐ tăng 30 vụ).

Qua các số liệu nêu trên có thể thấy, các vụ việc về HN&GĐ có số lượng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ lớn trong t ổng số vụ việc mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết. Hơn nữa, các vụ việc về HN&GĐ có xu hướng ngày càng tăng, đồng thời cũng rất phức tạp. Đặc biệt là các vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, có trường hợp vụ án tranh chấp với giá trị tài sản

lên đến tiền tỷ.

Thực tiễn xét xử các vụ việc HN&GĐ trong những năm qua nảy sinh khá nhiều vấn đề vướng mắc, gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật hoặc áp dụng theo đúng pháp luật nhưng không phù hợp với tình hình thực tế, không đảm bảo sự công bằng cho các bên vợ, chồng, điển hình như:

- Việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung, nhưng chưa làm các thủ tục nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Ví dụ: Bà Nguyễn Thu Lan và Ông Tr ần Huấn Dũng kết hôn năm 1980. Năm 2014, ông bà quyết điṇ h ly hôn . Khi phân chia tài sản ly hôn , tài sản chung của vợ chồng ông bà đã thỏa thuận được , chỉ có căn nhà t ập thể Viện 108, số 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội là tài sản đang tranh chấp.

Nguồn gốc ngôi nhà là do bà Tr ần Thị Tâm, mẹ ông Dũng được cơ

quan cấp nhà tại tập thể Viện 108, số 39, Trần Khánh Dư, Hà Nội, có diện tích 40,02m2. Theo ông Dũng, bà Tâm thì căn nhà trên là tài sản mà bà Tâm tặng cho riêng cho ông Dũng vào năm 1982, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đứng tên ông Dũng. Sau đó, bà Lan và ông Dũng đã đập toàn bộ tường, xây lại toàn bộ nội thất trong căn hộ thành phòng ở chi phí sửa nhà hết

74.000.000đồng. Còn theo bà Lan, mặc dù không có văn bản thỏa thuận nhập tài sản này vào khối tài sản chung, nhưng thực tế ngôi nhà này đã được vợ

chồng ông bà sử dụng chung hơn ba mươi năm, cùng nhau sửa chữa, tôn tạo lại. Điều này cho thấy ông Dũng bằng hành động thực tế đã đồng ý nhập tài sản riêng này vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Tại phiên tòa sơ th ẩm, Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội kết luâṇ :

Công nhân căn nhà t ại tập thể Viện 108, số 39 Trần Khánh

Dư, thành phố Hà Nội là tài sản riêng của ông Dũng, được mẹ anh tăṇ g cho riêng . Bà Lan có công s ức đóng góp trong việc sửa chữa nhà, do đó, ông Dũng phải hoàn trả cho chị Lan 3/5 chi phí tiền sửa nhà = 44.400.000 đồng. Bà Lan được lưu cư tại phòng thứ 3 thời hạn lưu cư 12 tháng.

Sau đó , bà Lan kháng cáo. Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

Như vậy, trong vụ án nêu trên, cả Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đều xét xử dựa trên quan điểm đối tài sản riêng của vợ, chồng đã và đang được đưa vào quản lý và sử dụng chung mà không có văn bản thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng.

Mặc dù áp dụng đúng quy định pháp luật nhưng bản án sơ thẩm và phúc thẩm lại không phù hợp với thực tế, không đánh giá đúng bản chất của vụ án là việc tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung trong thời gian rất dài. Việc công nhận căn nhà là tài sản riêng của ông Dũng thì không công bằng đối với bà Lan. Nhưng nếu công nhận căn nhà nêu trên là tài sản chung của ông Dũng bà Lan thì lại không đúng quy định pháp luật.

Môt

ví du ̣khác : Ông Nguyên

Văn N và bà Pham

Thu B k ết hôn vào

tháng 5 năm 1995. Trước thời điểm kết hôn, ông N đã được giao sử dụng diện tích đất thổ cư 640m2. Sau khi kết hôn 2 tháng (tháng 7 năm 1995) thì ông N

́i đư ợc cấp giấy chứ ng nhân

quyền sử dun

g đất . Sau đó , ông N và bà B

cùng nhau góp tiền , công sứ c để xây nhà trên di ện tích 48m2. Đến năm 2010,

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí