Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 2

- Nội dung chế định kết hôn theo Luật Hôn nhângia đình Việt Nam năm 2000.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp khoa học duy vật biện chứng: phương pháp thống kê, quy nạp, so sánh đối chiếu… để phân tích các nội dung liên quan đến chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định kết hôn trong tình hình thực tế hiện nay.

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người nghiên cứu, học tập về chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, giúp người đọc có cái nhin sâu hơn về chế định kết hôn.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về chế định kết hôn.

Chương 2: Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 và một số kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỂ CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 2


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG‌


1.1.1. Khái niệm chế định pháp luật

Hệ thống pháp luật Việt Nam phân chia thành các ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Mỗi ngành luật được tập hợp bởi nhiều chế định khác nhau, mỗi chế định bao gồm nhiều quy phạm pháp luật giống nhau điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng loại.

Chế định pháp luật "bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng" [66].

Từ điển giải thích thuật ngữ luật học cũng đã định nghĩa chế định pháp luật là: "Tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giống nhau trong phạm vi một ngành luật".

Theo đó, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì chế định pháp luật được coi là các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nó là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.

Dù hiểu như thế nào thì nói chung các khái niệm đều tương đối giống nhau, tất cả đều thống nhất một số đặc điểm chung của chế định pháp luật là:

- Mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng nhưng đều có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau.

Một chế định pháp luật không bao giờ tạo nên được một ngành luật mà cần phải có nhiều chế định pháp luật khác nhau. Sự tồn tại của nhiều chế định pháp luật khác nhau đó đòi hỏi chúng phải có sự liên kết với nhau. Có vậy mới tạo nên một ngành luật hoàn chỉnh. Vì thế, việc xác định tính chất chung của nhóm quan hệ xã hội là yếu tố quan trọng để xây dựng một chế định pháp luật, làm cơ sở để tạo nên một ngành luật.

- Là hệ thống các quy phạm pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.

Chế định pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật vì vậy nó phải mang đặc điểm của quy phạm pháp luật.

Trước hết nó phải là những quy tắc xử sự chung. Nói đến xử sự chung là có thể hiểu ngay nó không phải dành cho một cá nhân, một tổ chức đơn lẻ nào mà nó phải dành cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia trong quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Những "khuôn mẫu" xử sự chung đó tuy có những điểm riêng nhưng chúng thống nhất với nhau và đều do Nhà nước ban hành. Nhà nước áp đặt ý chí của mình bằng các quy phạm pháp luật đó. Theo đó, các đối tượng chịu sự điều chỉnh của nhóm quan hệ xã hội nào sẽ có những quyền, nghĩa vụ pháp lý tương ứng với nhóm quan hệ xã hội đó. Nhà nước đảm bảo cho những quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Đây chính là bản chất của pháp luật.

- Điều chỉnh nhóm các quan hệ xã hội tương đối giống nhau. Nói đến nhóm quan hệ xã hội tức là nói đến nhiều quan hệ xã hội. Không phải quan hệ nào cũng giống nhau. Ví dụ như quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm nhiều quan hệ khác nhau như quan hệ giữa hai vợ - chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột thịt... Mỗi quan hệ đều có những điểm riêng nhưng chúng lại có điểm chung nhất đều là quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Mỗi quan hệ riêng có những quy phạm pháp luật riêng tương ứng điều chỉnh nhưng đều phải tuân theo những nguyên tắc chung của Luật Hôn nhân và gia đình

Như vậy, hiểu một cách khái quát chế định pháp luật là một thuật ngữ luật học dùng để chỉ một số các quy phạm pháp luật có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tương ứng.

Mỗi chế định pháp luật luôn có những đặc điểm riêng nhưng chúng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy chế định pháp luật bao giờ

cũng tuân theo quy luật vận động khách quan, chịu ảnh hưởng và tác động của các chế định khác trong hệ thống pháp luật.

1.1.2. Khái niệm chế định kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được tạo thành bởi nhiều chế định pháp luật khác nhau như chế định kết hôn, chế định ly hôn... Các chế định đều điều chỉnh chung cho nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, là sự tổng hợp của nhiều quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó.

Những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhauKhi những quan hệ xã hội này chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình thì các quan hệ đó được coi là quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình.

Ví dụ: Khi hai bên nam - nữ kết hôn với nhau, theo nguyên tắc chung tại Điều 11 và Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nam - nữ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn. Kể từ thời điểm đó phát sinh quan hệ vợ chồng hợp pháp giữa nam - nữ mà nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng; những quan hệ phát sinh từ quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng như quan hệ giữa cha mẹ và con, giữa vợ chồng …

Tất cả những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh là quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy rằng không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn sự điều chỉnh bởi quan hệ giữa các thành viên của một gia đình mà còn điều chỉnh cả những quan hệ đã từng có quan hệ với gia đình đó. Ví dụ như không phải hai vợ chồng sau khi ly hôn thì mọi quan hệ giữa hai vợ chồng chấm dứt mà họ vẫn có trách nhiệm, nghĩa vụ với con chungMục đích của hôn nhân là nhằm

xây dựng gia đình, quan hệ vợ chồng lâu dài và bền vững dựa trên sự yêu thương giữa vợ chồng. Để đạt được điều đó đòi hỏi vợ chồng phải yêu thương, chung thủy, quý trọng và chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, có những lúc, quan hệ vợ chồng có mâu thuẫn không thể giải quyết được và dẫn họ đến ly hôn. Dù là kết hôn hay ly hôn thì yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể phần lớn quyết định việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Chính những sự kiện như kết hôn, ly hôn, các quan hệ huyết thống hay nuôi dưỡng được gắn bởi yếu tố tình cảm đã khiến các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình trở nên đặc biệt so với các quan hệ khác.

Xét về mặt lý thuyết, quan hệ hôn nhân và gia đình không có yếu tố hàng hóa và ngang giá mà mang tính chất bền vững lâu dài. Đây là lý do không áp dụng thời hiệu kiện trong các quan hệ hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bao gồm hai nhóm là quan hệ nhân thân và tài sản nhưng chúng khác so với quan hệ pháp luật dân sự thông thường. Nếu quan hệ pháp luật dân sự thông thường có nội dung chính là quan hệ tài sản thì quan hệ hôn nhân và gia đình có nội dung chính là quan hệ nhân thân. Hai nhóm quan hệ trong Luật Hôn nhân và gia đình tồn tại độc lập với nhau. Chẳng hạn, khi hai vợ chồng ly hôn với nhau, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng chấm dứt nhưng quan hệ tài sản không hẳn đã chấm dứt. Giữa họ lúc đó tồn tại quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con, là quan hệ cấp dưỡng giữa các bên nếu có. Quan hệ nhân thân không xuất phát từ quan hệ tài sản. Sự tồn tại độc lập này, điểm khác biệt về tình cảm khiến quan hệ nhân thân đã chiếm một vị trí ưu thế hàng đầu trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Tất cả nhằm "xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững" [44].

Chế định kết hôn được coi là một chế định rất quan trọng, thiết yếu của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chế định kết hôn được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình những điểm chung giống nhau cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ pháp luật về vấn đề kết hôn.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định chế định kết hôn từ Điều 9 đến Điều 17. Việc quy định này chứng tỏ tầm quan trọng của chế định kết hôn. Đây là chế định mở đầu cho những quy định điều chỉnh những quan hệ phát sinh sau này liên quan đến hôn nhân và gia đình.


1.2. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN TRONG PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM‌

1.2.1. Chế định kết hôn trong cổ luật Việt Nam

Ngay từ thời cổ luật, vấn đề hôn nhân và gia đình đã được chú ý quan tâm khi các triều đại vua chúa ngày xưa xây dựng luật. Dưới thời phong kiến có hai bộ luật được coi là tiêu biểu đó là Quốc triều hình luật (Quốc triều hình luật) của Triều Lê và Hoàng Việt luật lệ của Triều Nguyễn.

- Quốc triều hình luật (còn gọi là bộ Luật Hồng Đức) được ban hành dưới Triều Lê niên hiệu Hồng Đức (1470-1497)

Theo các nhà nghiên cứu thì không xác định chính xác được thời điểm công bố bộ luật mà chỉ có thể xác định được trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497). Bộ luật này cũng được bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua Triều Lê.

Bộ Quốc triều hình luật có 13 chương, ghi chép trong 06 quyển (trong đó, 05 quyển có 02 chương/quyển và 01 quyển có 3 chương) gồm 722 điều. Bộ luật quy định khá đầy đủ những vấn đề của thời đại đó như: Danh lệ, cấm vệ, quân lính, điền sản, tăng bổ hương hỏa, gian thông, đạo tặcTrong đó quy định 60 điều về Hộ hôn (hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân và gia đình và những tội phạm trong lĩnh vực này).

- Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ luật Gia Long. Lúc bấy giờ Gia Long lên ngôi ra lệnh soạn bộ luật mới để có cơ sở về pháp luật. Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành đã theo lệnh vua chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều và sau đó được vua Gia Long cho ban hành chính thức vào năm 1815.

Bộ luật gần như lấy nguyên mẫu là luật nhà Thanh và được sử dụng trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn.

Cả hai bộ luật đều đã chú ý đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Đây là sự quan tâm của giai cấp thống trị trong xã hội nhằm duy trì sự thống trị của vương triều, củng cố trật tự xã hội và chế độ gia đình gia trưởng trong xã hội phong kiến thời xưa.

Vấn đề kết hôn đã được hai bộ luật này đề cập tới gồm những quy định về điều kiện kết hôn và hình thức kết hôn.

* Về điều kiện kết hôn

Kết hôn phải có sự đồng ý của hai bên cha mẹ. Cả hai bộ luật đều quy định việc kết hôn chỉ được thực hiện khi có cha mẹ hoặc một người tôn thuộc đứng đầu làm chủ hôn (Điều 413 Quốc triều hình luật và Điều 94 Hoàng Việt luật lệ). Có thể coi đây là điều cơ bản nhất, loại trừ hẳn quyền tự do kết hôn của hai bên nam nữ. Điều này xuất phát từ quan điểm phong kiến cho rằng hôn nhân là quan hệ xuất phát từ quyền lợi gia đình, dòng họ nhằm giao hiếu giữa hai dòng họ và kế truyền dòng họ tông tộc. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trường hợp: việc kết hôn có thể do hai bên nam nữ quyết định vì họ chỉ còn bà con xa hoặc trong trường hợp họ ở xa nhà.

Kết hôn không vi phạm những điều mà pháp luật cấm. Pháp luật thời kỳ này quy định cấm kết hôn rất khắt khe nhằm mục đích bảo vệ vương quyền, trật tự đẳng cấp xã hội, đạo đức chính yếu:

+ Cấm kết hôn khi có tang, cha mẹ bị giam cầm, tù tội (Điều 318 Quốc triều hình luật và Điều 99 Hoàng Việt luật lệ)

+ Cấm kết hôn giữa những người thân thích (Điều 319 Quốc triều hình luật và Điều 100, 101, 102 Hoàng Việt luật lệ)

Ngoài ra trong mỗi bộ luật còn có thêm những quy định cấm khác như: Cấm quan lại và con cháu không được lấy con gái hát xướng làm vợ (Điều 323 Quốc triều hình luật)

Về độ tuổi kết hôn thì cả hai bộ luật này không quy định rõ về độ tuổi cho phép hai bên nam nữ kết hôn. Nhưng trong văn bản "Hồng Đức hôn giá lễ nghi" có quy định rõ "con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi trở lên mới có thể thành hôn". Đây là một quy định vừa thỏa mãn được nhu cầu sớm có người chăm sóc cha mẹ, thờ phụng tổ tiên vừa tránh tệ nạn tảo hôn thường thấy ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Trong trường hợp hôn nhân vi phạm một trong các điều kiện trên đây thì hai bên kết hôn buộc phải ly dị và phải chịu những hình phạt nhất định tùy từng trường hợp cụ thể. Ví dụ theo Hoàng Việt luật lệ tại Điều 98, kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng thì bị tội đồ, phạt 100 trượng; Điều 99 quy định: kết hôn khi ông bà, cha mẹ bị giam tù thì bị xử biếm ba tư và vợ chồng phải phân dị, phạt 80 trượng

* Về thủ tục kết hôn

Thủ tục kết hôn của cả hai bộ luật đều quy định bao gồm: hình thức đính hôn và nghi lễ kết hôn.

Hình thức đính hôn:

Hình thức đính hôn là cách thức để Quốc triều hình luật công nhận một cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý. Theo đó, Quốc triều hình luật chỉ coi là đính hôn sau khi nhà trai đã nộp đủ sính lễ (gồm vàng, bạc, tiền, lụa, heo, rượu) cho nhà gái, tức là phải có sự hứa hôn của hai họ. Việc nạp sính lễ mang tính chất long trọng cùng với sự cáo tổ trước từ đường hai họ là bằng chứng công khai và chắc chắn cho việc hứa hôn. Quốc triều hình luật cũng quy định "gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng... Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước" (Điều 315 - Quốc triều hình luật).

Khác với Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ quy định hình thức của sự đính hôn là các "hôn thư" hoặc tư ước. Đó là lời cam kết của hai người chủ hôn (Điều 94 Hoàng Việt luật lệ). Hoàng Việt luật lệ cũng quy định nếu

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí