Khoảng Trống Của Các Công Trình Nghiên Cứu Nói Trên Đặt Ra Yêu Cầu Giải Quyết Tiếp


+ Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu: Cũng giống như công trình nói trên, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, số liệu thứ cấp, thực trạng tập trung trong giai đoạn 2009 – 2013 và giải pháp đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. Luận án chưa sử dụng phương pháp chuyên gia.

Luân án chưa nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả nước, hoặc nghiên cứu một NHTM có phạm vi rộng nhất, hay sâu hơn một đối tượng khách hàng đông nhất của NHTM. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của luận án này dựa trên việc chia các NHTM Việt Nam thành ba nhóm dựa trên qui mô truyền thống (loại hình NHTM, quy mô vốn điều lệ, tỉ trọng sở hữu vốn của Nhà nước và các cổ đông khác) do đó khó có thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong nâng cao chất lượng tín dụng đối với một NHTM cụ thể, một đối tượng khách hàng cụ thể.

2.3. Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu sinh đã tìm kiếm nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là các bài báo khoa học nước ngoài viết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Song cho đến nay NCS vẫn chưa thấy được một công trình của tác giả nước ngoài nào nghiên cứu về chủ đề như đã đề cập.

Nghiên cứu về rủi ro tín dụng của NHTM, về mặt lý thuyết có hai nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Quan niệm về rủi ro tín dụng, theo nghiên cứu của Ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk] [65]. Theo quan niệm này thì rủi ro tín dụng của NHTM có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác thuộc danh mục tài sản Có của NHTM như đầu tư, phái sinh mà Ngân hàng thực hiện. Từ quan niệm này suy ra chất lượng tín dụng hộ sản xuất có thể hiểu, đó là rủi ro khi cho vay vốn đối với hộ sản xuất mà hộ sản xuất không có khả năng thực hiện đúng cam kết đối với khách hàng.


Một nghiên cứu quốc tế khác, đó là theo quan niệm của hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions Management – A Modern Perpective (2000)] [66] thì rủi ro tín dụng của NHTM được hiểu là “khoản lỗ tiềm tàng khi Ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của Ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”. Cũng từ nghiên cứu này có thể hiểu, chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM đó là khoản lỗ tiềm tàng khi NHTM cấp tín dụng cho một hộ sản xuất không đem lại thu nhập đầy đủ cho NHTM cả về thời gian và số lượng. [66]

2.4. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu nói trên đặt ra yêu cầu giải quyết tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Cho đến nay cả các nghiên cứu trong nước và ngoài nước chưa có công trình nào làm rõ khung lý thuyết toàn diện và cơ bản về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM. Các công trình nghiên cứu trong nước cũng chưa phân tích và đánh giá rõ thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất của toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, đảm bảo có tính cập nhật trong giai đoạn hiện nay, đến năm 2014, chỉ rõ được những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân trong việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong giai đoạn tái cơ cấu TCTD và hội nhập quốc tế theo các cam kết WTO và Asean; đồng thời cũng chưa cố công trình nghiên cứu nào đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn tiếp tục hội nhập sâu rộng đến năm 2020, thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP, thay thế Nghị định 41 nói trên; đồng thời Việt Nam bắt đầu tham giam TPP, mà kinh tế hộ sản xuất làm ăn nhỏ lẻ theo phương thức truyền thống trong sản xuất nông nghiệp bị tác động nhiều nhất.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 3

3.1. Mục đích chung:

Góp phần làm hơn rõ vai trò của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam thông qua các mục đích cụ thể dưới đây.


3.2. Mục đích cụ thể:

- Trả lời và làm rõ câu hỏi: Nền tảng và khung lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM bao gồm những nội dung gì? Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề nào ra sao?.

- Trả lời và làm rõ câu hỏi: Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2009-2014) ra sao? Có những thành công và hạn chế gì? Đâu là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của những hạn chế đó?.

- Trả lời và làm rõ câu hỏi: Để nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam trong giai đoạn tới cần có những giải pháp gì và kiến nghị như thế nào sát thực tiễn và mang tính chất khả thi?.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Hộ sản xuất được tập trung nghiên cứu trong luận án là hộ sản xuất nói chung của NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang quan hệ tín dụng; trọng tâm là hộ sản xuất nông nghiệp - nông thôn.

Tín dụng được tập trung nghiên cứu đó là hoạt động cấp tín dụng hay hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với hộ sản xuất.

+ Về số liệu và tư liệu chủ yếu được nghiên cứu, thu thập tại các phòng ban tại trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam kết hợp nghiên cứu điển hình tại một số chi nhánh NHNo&PTNT ở một số địa phương: Đắc Lắc, Bình Phước, Bạc Liêu, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre và Hà Tây. Đây là các chi nhánh có quy mô cho vay hộ sản xuất khá, có tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng dư nợ cao, đại diện cho 4 vùng kinh tế nông nghiệp - nông thôn: đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền đông Nam Bộ. Việc lựa chọn các chi nhánh này còn phù hợp với việc kết hợp các chuyến công tác chuyên môn và quan hệ công tác của tác giả luận án với các địa phương đó.


+ Về thời gian: Thực trạng tập trung trong 6 năm gần đây: 2009-2014; (riêng trường hợp nghiên cứu điển hình của huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre do không có điều kiện khảo sát bổ sung, nên số liệu được lấy đến hết năm 2013); một số nội dung có tham khảo các thời kỳ trước đó để làm rõ hơn tính khoa học của các nhận xét, đánh giá. Dự báo, phương hướng, tầm nhìn và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, từ phương pháp quy nạp, đến các phương pháp tổng hợp, phân tích và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu của luận án. Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp định tính dựa trên phân tích, đánh giá, sử dụng tư liệu và số liệu từ các báo cáo của Hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.

- Luận án nghiên cứu điển hình chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại một số chi nhánh NHNo&PTNT nói ở phần trên: do điều kiện quan hệ công tác và kết hợp các chuyến đi công tác cơ sở của tác giả luận án.

- Luận án nghiên cứu điển hình, phân tích chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo các chỉ tiêu cơ bản nêu ở chương 1 dựa trên điều kiện công tác và quan hệ công tác của Nghiên cứu sinh với cơ sở.

- Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, thông qua gửi “Phiếu tham khảo ý kiến cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng hộ sản xuất tại Hội sở chính Agribank và một số Chi nhánh Agribank”, cho ý kiến về những đánh giá, kết luận của luận án về những hạn chế trong quản lý chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam; đồng thời làm rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSX trong phần lý luận ở chương 1. Đồng thời Luận án sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn khách hàng vay vốn, chính là Hộ sản xuất đang quan hệ với một số chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam về những nội dung có liên


quan đến đánh giá của luận án. Kết quả tổng hợp phiếu khẳng định thêm tính khách quan trong đánh giá, những phân tích và lập luận trong nội dung của luận án.

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khung lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất, trên cơ sở làm rõ hoạt động tín dụng hộ sản xuất; quan niệm về chất lượng tín dụng hộ sản xuất cũng như làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất; nêu bật kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này. Luận án cho thấy quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất có tính đặc thù so với các đối tượng khách hàng khác của NHTM, như: doanh nghiệp, hộ gia đình ở đô thị,…

Thứ hai, bằng phương pháp định tính, tổng hợp, so sánh, phân tích, luận án đã làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam, tập trung trong giai đoạn 2009-2014. Thông qua đánh giá thực trạng, luận án cho rằng: NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM có quy mô cho vay hộ sản xuất lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu đối tượng khách hàng này thấp hơn các đối tượng khác trên cơ sở so sánh với tỷ lệ nợ xấu chung của Ngân hàng. Tuy nhiên nợ xấu cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam còn tiềm ẩn lớn, vốn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người vay. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là công tác cán bộ và quy trình cho vay, kiểm tra và kiểm soát nội bộ. Thông qua sử dụng phương pháp chuyên gia, luận án cũng cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín dụng HSX cũng như khẳng định tính khách quan của đánh giá về nguyên nhân hạn chế đến chất lượng tín dụng HSX của NHNo&PTNT Việt Nam .

Thứ ba, dựa trên nền tảng lý thuyết ở chương 1, những đánh giá thực trạng ở chương 2, Luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, sát thực tiễn, từ việc tiếp tục mở rộng mạng lưới, nâng cao nhận thức của cán bộ đến tăng cường quản trị rủi ro, đa dạng hóa phương thức cho vay, nâng cao chất lượng điều hành hoạt động tín dụng ở cơ sở,….


7. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

7.1. Về mặt lý luận:

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHTM nói chung và đặc biệt trong trong phát triển nông nghiệp - nông thôn.

7.2. Về mặt thực tiễn:

Góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các chi nhánh NHNo&PTNT cơ sở; góp phần hoàn thiện chính sách cho vay nông nghiệp - nông thôn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Việt Nam. Công trình nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo,… môn khoa học chuyên ngành ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở nước ta.

8. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sinh thực hiện nội dung nghiên cứu đề tài Luận án trong điều kiện, thời gian, khả năng nghiên cứu của cá nhân là chủ yếu và ngân sách sử dụng cho nghiên cứu có hạn, trong khi lĩnh vực nghiên cứu về chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói chung và quản lý chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng là rất rộng lớn trải rộng trên nhiều vùng khác nhau của đất nước, mỗi vùng hộ sản xuất có tính đặc thù cụ thể, phức tạp và liên quan đến nhiều Ngân hàng, đối tượng đầu tư vốn đa dạng, nhiều lĩnh vực đầu tư vốn và nhiều đối tượng khách hàng, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và các cấp, các ngành khác có liên quan. Do đó, để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả nước, cho hộ sản xuất hoạt động trong từng lĩnh vực đầu tư vốn cụ thể đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều thời gian dài với lực lượng nghiên cứu lớn hơn, kinh phí phù hợp. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của luận án này dựa trên một NHTM Nhà nước, hoạt động tín dụng chủ yếu là nông nghiệp - nông


thôn, trong khi đó các NHTM khác của Việt Nam khá đa dạng và hiện nay chủ yếu là NHTM Cổ phần, với các nhóm khác nhau về quy mô vốn điều lệ, về tỷ trọng sở hữu vốn của nhà nước và các cổ đông khác, khách hàng truyền thống và thị trường truyền thống do đó khó có thể bao quát.

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, danh mục ký hiệu chữ viết tắt, danh mục biểu bảng, kết luận của luận án, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được thực hiện trong khoảng 165 trang chuẩn, kết cấu thành 3 chương; trong đó:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1


Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHTM. Trong đó, khái niệm hộ sản xuất, chất lượng tín dụng hộ sản xuất sẽ được phân tích, luận giải làm rõ. Tiếp theo Chương 1 cũng sẽ tập trung phân tích và làm rõ các nội dung: Đặc điểm hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại; Các nguồn vốn chủ yếu phát triển kinh tế hộ sản xuất; Vai trò của hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất; đặc biệt là các nội dung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại; các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tín dụng hộ sản xuất; các nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại cũng được luận giải cụ thể. Phần cuối của Chương 1 sẽ nêu rõ những kinh nghiệm của một số Ngân hàng trên thế giới tập trung là các nước có Ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở châu Á về nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất trên cơ sở đó rút ra các bài học cần thiết cho NHNo&PTNT Việt Nam và cho Chính phủ Việt Nam.

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT

1.1.1. Khái niệm Hộ sản xuất

Hộ gia đình là nền tảng của hộ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn. Về mặt pháp lý, hộ gia đình có đăng ký hộ tịch, hộ khẩu với cơ quan chức năng của Nhà nước. Định cư và sinh sống trong một địa phương cụ thể nhất định. HSX ra đời và hình thành, phát triển cùng với sự phát triển của gia đình trong xã hội. Theo lịch sử phát triển của xã hội thì HSX thường xuất hiện sau, tức là phải đến một trình độ nhất định quá trình sản xuất tiến hành trong gia đình, sau đó đến mức độ cao hơn nữa là trình độ sản xuất hàng hoá.


Theo đó hộ gia đình thường được hiểu là tập hợp một số người, một nhóm người có quan hệ huyết thống cùng cư trú, sinh sống trong một ngôi nhà, ở một địa điểm cụ thể tại một địa phương, có quan hệ cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, tình cảm gắn bó chặt chẽ với nhau. Hộ gia đình cũng có thể chỉ có một người, hoặc hai người,… Hộ gia đình đó có thể tiến hành sản xuất, hoạt động kinh doanh, hay làm dịch vụ, nhưng cũng có thể không tiến hành sản xuất, mà làm công nhân, làm thuê, hay làm việc trong các cơ quan, trường học, hoặc chỉ hưởng chế độ trợ cấp xã hội,… (Nguồn: Trung tâm Từ điển Việt Nam, 1995) [56]

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, vấn đề tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong nền kinh tế cũng có nhiều thay đổi, chú trọng theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá có nhiều thành phần tham gia, tự do lưu thông hàng hoá, lấy hộ sản xuất kinh doanh làm đơn vị kinh tế cơ sở. Các chính sách thay đổi phải phù hợp với yêu cầu thực tế, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với HSX nói riêng.

Mặc dù danh từ “Hộ sản xuất” ngày nay quá quen thuộc trong thực tế đời sống và trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các tài liệu. Song cho đến nay chưa có tài liệu chính thức nào nêu lên định nghĩa về HSX. Trong cuốn từ điển tiếng Việt cũng không có giải thích thuật ngữ về HSX mà chỉ có các từ về hộ gia đình.

Về tiếng nước ngoài, cho đến nay luận án cũng chưa tìm thấy từ hộ sản xuất.

Thuật ngữ tiếng Anh: household được giải thích là hộ, gia đình. Với 2 cách diễn giải: Đó là toàn bộ người nhà; toàn bộ người hầu trong nhà. Hộ, gia đình. | Toàn bộ người nhà; toàn bộ người hầu trong nhà. (Nguồn: Từ điển Lạc Việt (2015) [59]

Giải thích đó cũng không nói lên hộ sản xuất, bởi vì những người sống cùng chung trong một nhà nhưng những người đó không tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào?

Trong phạm vị của luận án này, HSX được hiểu là hộ gia đình tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… khác nhau, nhưng trong phạm vi gia đình. Những hoạt động đó của hộ gia đình cũng được tiến hành trong một phạm


vi không gian, đơn vị hành chính cụ thể, đó là làng, xã, thôn bản, phường, tổ dân phố,….

Tính phổ biến trong thực tế, đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… đó có thể có đăng ký kinh doanh, hoặc không đăng ký kinh doanh, hay chưa đến mức đăng ký thành lập doanh nghiệp, tuỳ theo quy định của pháp luật và tuỳ theo nhận thức, mục đích của mỗi hộ gia đình. Các hoạt động đó cũng có thể nằm trong một phạm vi một tổ chức: hợp tác xã, mạng lưới vệ tinh cho doanh nghiệp, gia công cho doanh nghiệp,… hay tiến hành độc lập. Nội dung này để phân biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ với hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Cũng có thể một gia đình có quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn hoặc bằng một doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí họ có thuê thêm lao động bên ngoài, nhưng họ không đăng ký thành lập doanh nghiệp vì có thể họ thấy không cần thiết, hoặc không có lợi, hoặc chưa có sự bắt buộc của cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu.

HSX bao gồm chủ yếu cha mẹ, con, ông bà cùng chung hộ khẩu, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. Các thành viên trong hộ gắn bó chặt chẽ với nhau thể hiện: Thông qua mối quan hệ hôn nhân và huyết thống; Các thành viên trong hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm và quan hệ pháp lý. (Nguồn:Đại từ điển Tiếng Việt, 1999) [13]

HSX là tập hợp các thành viên trong một gia đình, đại diện là chủ hộ, tự chủ và trực tiếp sản xuất, là chủ thể trong quan hệ sản xuất. Lao động tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất của mình.

HSX là một đơn vị kinh tế tự chủ trong quan hệ đối với Ngân hàng, HSX được coi là một chủ thể kinh tế sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư diêm nghiệp bao gồm cả hộ nông dân và hộ gia đình khác được phép sản xuất kinh doanh dịch vụ.

1.1.2. Đặc điểm hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Đặc điểm chung

- Theo Trần Văn Dự (2005), Các quan hệ giao dịch của hộ sản xuất với NHTM không thường xuyên và quy mô không lớn như doanh nghiệp hay các tổ chức khác, tập trung là trong quan hệ tín dụng:


Trong giai đoạn trình độ sản xuất hàng hoá chưa cao, nền kinh tế thị trường chưa phát triển, hệ thống Ngân hàng ở quốc gia hay địa phương đó còn hạn chế, hay chưa vươn tới được, nên thường họ không mở tài khoản tại Ngân hàng. Khi nào có thu nhập, có khoản để giành, tiết kiệm thì đến gửi tiền vào Ngân hàng. Khi nào có nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thậm chí là nhu cầu cho đời sống thì họ đến vay. Nhu cầu thanh toán chuyển tiền cũng vậy, thường là họ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, hoặc thanh toán chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, nhưng quy mô giao dịch không thường xuyên. Chính vì quy mô nhỏ đó, nên vốn vay thường giải ngân, rút vốn một lần. Trả nợ vốn vay cũng vậy, với món không lớn, thường là họ trả một lần. Do đó, một mặt cho vay an toàn, NHTM phân tán được rủi ro, nhưng chi phí nhiều, nhiều thao tác cho hạch toán kế toán,… [7]

- Cũng theo Trần Văn Dự (2005), vốn vay Ngân hàng của hộ sản xuất thường được sử dụng tổng hợp cho nhiều công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng; nguồn trả nợ tiền vay cũng tổng hợp từ nhiều khoản, nhiều nguồn thu nhập khác nhau của các hoạt động và của các thành viên trong gia đình, người thân, thậm chí là cộng đồng nơi hộ sản xuất sinh sống:

Tính phổ biến đó là, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong gia đình, hộ vay vốn Ngân hàng có mục đích cụ thể, nhưng thường là không phải lúc nào cũng sử dụng vốn vay cho một mục đích nhất định, mà có khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là chộ sản xuất, có khi cho cả mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, cho trả nợ quan hệ vay mượn truyền thống trong dân cư. Nguồn trả nợ cũng vậy, thường là từ nhiều hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm dịch vụ, sản xuất khác; từ tiền lương, tiền công, tiền đền bù, tiền trợ cấp, tiền biếu tặng, thu nhập khác… của nhiều thành viên trong gia đình. Bởi vậy, tính rủi ro cho vay vốn tới HSX của NHTM thường rất thấp, có tính an toàn cao. ,… [7]

- Theo Lê Quốc Tuấn (2000), Hộ sản xuất thường coi trọng chữ tín trong quan hệ tín dụng với NHTM:


Tổng kết từ thực tiễn đã chỉ rõ rằng, HSX sống trong cộng đồng dân cư địa phương, đó là làng xã, phường, tổ dân phố,… đồng thời với bản tính truyền thống, họ thường coi trọng chữ tín với Ngân hàng, không muốn để nợ quá hạn, phát sinh nợ khó đòi, hay phải xiết nợ tài sản. Nếu gặp phải rủi ro bất khả kháng, họ cố gắng vay mượn tiền, tài sản của các thành viên khác trong họ hàng, trong cộng đồng cư trú để trả nợ, hoặc bán tài sản đi để trả nợ Ngân hàng. Đồng thời do sức ép của dư luận, tiếng tăm trong quan hệ gia đình, hàng xóm, nên họ càng cố gắng trả nợ cho Ngân hàng. Tất nhiên cũng có trường hợp mà biện pháp đó đối với họ không thể thực hiện được mới đành chịu, hoặc cá biệt có gia đình rơi vào tình trạng rượu chè, cờ bạc,… nhưng đó chỉ là tỷ lệ nhỏ. [47]

- Theo Trần Văn Dự (2005), trình độ sản xuất, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật của HSX hạn chế và không đồng đều giữa các vùng miền:

Trải rộng ở một quốc gia, một vùng lãnh thổ, ở các vùng miền và dân tộc khác nhau, hộ sản xuất thường có trình độ sản xuất, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật khác nhau. Thông thường các HSX sống ven các đô thị, ở các vùng đồng bằng màu mỡ, có trình độ mọi mặt khá hơn. Trong khi đó hộ sản xuất ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, thuộc đồng bào dân tộc ít người có trình độ hạn chế hơn. Phần đông hộ sản xuất có trình độ sản xuất mang tính truyền thống, thủ công, canh tác theo tập quán, có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng mức độ hạn chế. Tương tự trình độ văn hoá, nhận thức pháp luật, hiểu biết pháp luật,… cũng không cao. Ở một số vùng xa thành phố, xa đô thị, vùng đồng bào dân tộc, gia đình nghèo,… nhiều chủ gia đình còn không biết chữ. Do đó, đây cũng là đặc điểm không thuận lợi cho việc tuyên tuyền các chủ trương chính sách khuyến nông, khuyến lâm, quy chế và hoạt động Ngân hàng, trong quan hệ tín dụng của HSX đối với NHTM thường tiềm ẩn rủi ro,… [7]

- Cũng theo Lê Quốc Tuấn (2000), tính phổ biến tài sản của hộ sản xuất, nhất là các gia đình ở nông thôn, ở vùng miền núi giá trị thấp và khó phát mại, xử lý kéo dài:

Giá trị tài sản của HSX trước hết tuỳ thuộc vào thu nhập, khả năng kinh tế của gia đình; tiếp đến còn tuỳ thuộc vào tâm lý và phong tục tập quán của vùng đó.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí