Hiệu Quả Can Thiệp Đối Với Người Chăm Sóc Bệnh Nhân Alzheimer


nhân đến tập không đều: nhà xa, người nhà (con cái) phải đi làm không đưa bệnh nhân đến tập đều được. Đây cũng là điều cần lưu ý khi xây dựng chính sách hỗ trợ cho bệnh nhân Alzheimer và người cao tuổi nói chung. Trong quá trình luyện tập, không xảy ra bất kỳ biến cố bất lợi nào cho bệnh nhân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiệu quả của các biện pháp không dùng thuốc đối với bệnh nhân Alzheimer được xem xét trong việc thay đổi tình trạng nhận thức thông qua điểm MMSE, hoạt động hàng ngày ADL, hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện IADL, các triệu chứng hành vi, tâm thần NPI và chất lượng cuộc sống (QOL-AD) của bệnh nhân Alzheimer theo bệnh nhân đánh giá và người chăm sóc đánh giá. Kết quả thu được cũng theo xu hướng chung của các tác giả khác. Ở nhóm can thiệp, có sự thay đổi đáng kể một số chỉ số về tình trạng lâm sàng của nhóm can thiệp. Điểm số MMSE trung bình tăng lên 1,1 điểm; từ 17,67±3,90 điểm trước can thiệp lên 18,77±3,77 sau can thiệp. Điểm đánh giá hoạt động hàng ngày ADL và IADL cũng tăng lên: điểm ADL từ 4,37±1,61 tăng lên 4,93±1,31 và IADL từ 4,57±1,96 tăng lên 4,93±1,93. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cải thiện đáng kể, dù do người nhà bệnh nhân hay do bản thân bệnh nhân đánh giá. Chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân đánh giá tăng từ 28,03±4,89 lên 30,10±4,78 điểm, còn theo người chăm sóc đánh giá tăng từ 24,67±5,12 lên 27,37±4,11điểm. Các thay đổi trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các kết quả này thể hiện, đối với các bệnh nhân thuộc nhóm can thiệp, tình trạng bệnh và chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn trước. Hầu hết bệnh nhân can thiệp đều có cảm nhận hài lòng với việc luyện tập, nhưng nhóm bệnh nhân tham gia tập đều có sự hài lòng cao hơn.

So sánh kết quả của nhóm can thiệp so với nhóm chứng cho thấy có sự khác biệt đáng kể sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Các chỉ số lâm sàng như đánh giá trạng thái tâm trí thu gọn MMSE, khả năng hoạt động hàng ngày ADL, hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện IADL, chất lượng cuộc sống QOL-AD của bệnh nhân trong nhóm được can thiệp tăng lên, còn mức độ trầm trọng và ảnh hưởng của các triệu chứng hành


vi, tâm thần (NPI) lại giảm đi. Ở bệnh nhân nhóm chứng, xu hướng hoàn toàn ngược lại. Sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các chỉ số của nhóm can thiệp đều cao hơn nhóm chứng; đặc biệt về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo bệnh nhân tự đánh giá ở nhóm can thiệp là 30,10±4,78 cao hơn hẳn ở nhóm chứng là 25,03±3,41 (p = 0,001) và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo người chăm sóc đánh giá là 27,37±4,11 của nhóm can thiệp cao hơn so với 23,02±3,63 ở nhóm chứng (p = 0,001).

Như vậy việc thực hiện phối hợp các biện pháp không dùng thuốc đã mang lại hiệu quả can thiệp đối với bệnh nhân Alzheimer: tình trạng nhận thức chung của bệnh nhân tăng lên 15,7%, hoạt động hàng ngày (ADL) tăng 22,5%, hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL) tăng 16,2%, mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần giảm đi 28,3%, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần giảm đi 65,5%, chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân đánh giá tăng 16,4%; chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo đánh giá của người chăm sóc tăng 19,4%. Kết quả cho thấy can thiệp đã thực sự cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân, làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân một cách có ý nghĩa.

Khi đưa vào mô hình hồi quy đa biến, kết quả mô hình cho thấy, yếu tố can thiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer. Các yếu tố như sự thay đổi hoạt động hàng ngày ADL, điểm chất lượng cuộc sống ban đầu cũng là một yếu tố có thể sử dụng để dự báo sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mô hình trên sau khi hiệu chỉnh giải thích được 71,6% sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer theo người chăm sóc đánh giá sau can thiệp (p<0,001).

Theo Woods và cộng sự, tình trạng nhận thức (MMSE) của nhóm bệnh nhân can thiệp được cải thiện có mối tương quan có ý nghĩa với sự tăng lên của chất lượng cuộc sống (p<0,05), còn ở nhóm chứng suy giảm MMSE


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

không có mối tương quan với sự giảm chất lượng cuộc sống. Có một mô hình kết nối sự cải thiện nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống trong ba lĩnh vực chung: trí nhớ, chức năng xã hội (quan hệ với người thân, bạn bè) và mức độ hoạt động (sinh lực và khả năng làm các việc vặt trong gia đình). Những phát hiện này phù hợp với những nhóm nhận được sự kích thích nhận thức trong phạm vi các hoạt động mang tính xã hội và gây ra thích thú. Hơn nữa, cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sa sút trí tuệ cũng có liên quan có ý nghĩa với việc giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện giao tiếp. Trong phân tích hồi quy đa biến, các yếu tố chủ yếu nhất dự báo sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer là nữ giới, có điểm QOL-AD ban đầu thấp, sự cải thiện chức năng nhận thức và giảm trầm cảm. Điểm QOL-AD ban đầu thấp là một ví dụ của sự hồi quy tới trung bình mà nhờ đó điểm số thấp nhất hoặc cao nhất có khuynh hướng tiến gần hơn tới trung bình theo thời gian. Hiệu quả này là độc lập với hiệu quả của điều trị trong nghiên cứu của Woods và cộng sự. Hiệu quả lớn hơn đối với bệnh nhân nữ có thể liên quan tới sự không cân bằng giới tính điển hình trong quần thể bệnh nhân Alzheimer [147].

Nghiên cứu gần đây của Maci đã đánh giá hiệu quả khi phối hợp các biện pháp kích thích nhận thức, hoạt động thể lực và xã hội đối với chất lượng cuộc sống và tính tình của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc. Mười bốn bệnh nhân Alzheimer được chia thành hai nhóm: can thiệp và đối chứng. Khi kết thúc điều trị, có sự cải thiện có ý nghĩa về thờ ơ, lo lắng, trầm cảm và chất lượng cuộc sống ở nhóm can thiệp người chăm sóc của nhóm can thiệp cũng có sự cải thiện có ý nghĩa về tinh thần và nhận thức của họ về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phối hợp các biện pháp kích thích nhận thức, hoạt động thể lực, hòa nhập xã hội là công cụ khả thi giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc của họ [85].

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc - 18


Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, việc nghiên cứu về sa sút trí tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng rất được quan tâm. Bệnh viện có Khoa Phục hồi chức năng với các bác sĩ, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm trong việc phục hồi chức năng cho người cao tuổi nên việc thực hiện các biện pháp can thiệp không dùng thuốc có được những thuận lợi nhất định. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp những khó khăn do tính chất của bệnh, bệnh nhân Alzheimer bị suy giảm nhận thức nên thực hiện các bài tập rất chậm, hay quên. Bệnh nhân phải phụ thuộc vào người nhà trong việc đưa đến tập. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc luyện tập cho bệnh nhân. Đây cũng là lần đầu tiên thực hiện các biện pháp can thiệp không dùng thuốc ở Việt Nam nên chưa có các tài liệu hướng dẫn. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu đã tham khảo tài liệu, học tập các mô hình của các nước và sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam. Người chăm sóc và bệnh nhân thường xuyên được nghiên cứu viên động viên. Bệnh nhân được luyện tập miễn phí. Như vậy, các biện pháp can thiệp không dùng thuốc được sử dụng đối với bệnh nhân Alzheimer trong nghiên cứu bao gồm tâm lý trị liệu (luyện tập kích thích trí nhớ, nhận thức, định hướng thực tại), ngôn ngữ trị liệu hoạt động trị liệu, thể dục trị liệu. Kỹ thuật đơn giản, các vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm nên sau khi hướng dẫn, các bài tập này có thể chuyển giao cho các tuyến dưới thực hiện.

4.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

Bên cạnh các biện pháp can thiệp không dùng thuốc đối với bệnh nhân Alzheimer, chúng tôi cũng tiến hành truyền thông, giáo dục sức khỏe về các triệu chứng của bệnh, tư vấn hướng dẫn cho người chăm sóc về cách giao tiếp với bệnh nhân, cách chăm sóc bệnh nhân. Đồng thời thông qua việc luyện tập theo nhóm của bệnh nhân, người chăm sóc cũng được thư giãn, có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Việc phối hợp những biện pháp trên đã mang lại kết quả không chỉ đối với bệnh nhân mà cả với người chăm sóc. Các


biện pháp không dùng thuốc đã giúp cải thiện tình trạng nhận thức, chất lượng cuộc sống và làm giảm mức độ trầm trọng, ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần của bệnh nhân, góp phần làm giảm gánh nặng của người chăm sóc. Mặt khác, người chăm sóc khi được hỗ trợ đặc biệt về mặt tinh thần cũng sẽ cảm thấy gánh nặng chăm sóc nhẹ bớt đi, từ đó chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe nhất là sức khỏe tâm thần được cải thiện.

Sau can thiệp, gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân nhóm can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi giảm gần 8 điểm (còn 22,56±13,36 so với điểm 30,20±15,01 điểm trước can thiệp), chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất tăng lên 2 điểm ( từ 44,62± 9,91 lên 46,67±8,92 điểm); đặc biệt là sức khỏe tâm thần tăng lên 5 điểm (từ 39,17± 10,00 lên 44,31±7,33 điểm). Sự cải thiện này là rõ rệt và có ý nghĩa thống kê so với tình trạng trước can thiệp (p=0,001 và 0,049; Wilcoxon test). Trong khi nhóm chứng, tình trạng ngược lại: Gánh nặng chăm sóc tăng lên 4 điểm (từ 23,96±11,37 lên 28,13±11,46; p = 0,001), sức khỏe tâm thần giảm đi 4 điểm (p = 0,001), không có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe thể chất (p= 0,545). Như vậy, khi thực hiện phối hợp một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc, gánh nặng của người chăm sóc giảm đi 42,7%; tình trạng sức khỏe thể chất của người chăm sóc tăng được 5,4% và sức khỏe tâm thần tăng thêm 23%.

Những kết quả thu được từ nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả trên thế giới. Trong nghiên cứu của Mohamed, sự thay đổi sau 6 tháng can thiệp chỉ ra rằng giảm các triệu chứng hành vi tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có liên quan với giảm gánh nặng chăm sóc và có thể giải thích được phần lớn sự thay đổi trong đánh giá gánh nặng. Các can thiệp bằng thuốc và tâm lý xã hội nhằm vào hai yếu tố rối loạn này không chỉ làm giảm bớt sự đau khổ của bệnh nhân mà còn cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người chăm sóc [89]. Stella và cộng sự tiến hành


chương trình luyện tập aerobic cho bệnh nhân Alzheimer trong 6 tháng. Sau can thiệp, bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng hành vi, tâm thần và góp phần làm giảm gánh nặng cho người chăm sóc [128].

Saeed và cộng sự đã tiến hành chương trình can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc mỗi tuần một buổi trong 5 tuần, bao gồm thuyết trình và thảo luận nhóm về các triệu chứng, các giai đoạn bệnh, các yếu tố nguy cơ, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh, các cách cải thiện giao tiếp với bệnh nhân, nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh cho bệnh nhân, các cách đối phó, kiểm soát các triệu chứng hành vi tâm thần của bệnh nhân. Kết quả cho thấy gánh nặng của người chăm sóc sau can thiệp giảm đi, từ 42 điểm xuống còn 35,44 điểm, trong khi đó ở nhóm chứng, gánh nặng tăng từ 43,28 điểm lên 46,8 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [101].

Ostwald và cộng sự tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá can thiệp giáo dục tâm lý đa ngành học thuật trong vòng 3 năm, hai giờ mỗi ngày cho nhóm người nhà bệnh nhân nhằm làm giảm cảm nhận về tần suất và mức độ trầm trọng của các vấn đề hành vi của bệnh nhân sa sút trí tuệ và phản ứng của họ đối với những vấn đề này thông qua giáo dục sức khỏe, hỗ trợ gia đình và đào tạo về kỹ năng cho 94 người chăm sóc và người thân trong gia đình. Đánh giá ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng định kỳ 5 tháng/lần. Can thiệp đã thành công trong việc làm giảm các phản ứng tiêu cực của người chăm sóc đối với các hành vi gây phiền nhiễu của bệnh nhân và trong việc làm giảm gánh nặng của người chăm sóc theo thời gian [98].

Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu mô tả qua quan sát hàng loạt các ca bệnh Alzheimer tại Bệnh viện Lão khoa nên kết quả nghiên cứu chỉ có thể đại diện cho cộng đồng bệnh nhân Alzheimer đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa.


Nghiên cứu can thiệp được thực hiện trên một nhóm nhỏ gồm 30 cặp bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc của họ, can thiệp có đối chứng nhưng không thực hiện lấy can thiệp – đối chứng một cách ngẫu nhiên được do những đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân và đặc điểm của các biện pháp can thiệp không dùng thuốc trong bệnh Alzheimer có thể làm hạn chế khoảng số liệu và việc khái quát hóa các kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, nghiên cứu này lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam với mong muốn bước đầu mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc của họ và thử nghiệm một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc. Kết quả của nghiên cứu này có thể là tiền đề của các nghiên cứu sâu rộng hơn trong tương lai trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân Alzheimer nói riêng và sa sút trí tuệ nói chung cũng như trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ bệnh nhân cao tuổi và người chăm sóc của họ.



KẾT LUẬN


Kết quả nghiên cứu 120 bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc của họ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho thấy:

1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, gánh nặng và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer

- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer thấp dù theo đánh giá của bệnh nhân hay của người chăm sóc chỉ đạt từ 35% đến 52,9% tùy theo mức độ bệnh so với mức điểm chất lượng cuộc sống tốt nhất.

- Tình trạng bệnh (mức độ suy giảm nhận thức, sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần đặc biệt là trầm cảm, rối loạn hành vi ban đêm, hành vi ăn uống, suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày) càng nặng thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer càng bị suy giảm.

Gánh nặng, chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc

bệnh nhân Alzheimer

- 24,2% người chăm sóc có gánh nặng ở mức độ nặng theo thang điểm Phỏng vấn gánh nặng chăm sóc của Zarit (ZBI), 43,3% người chăm sóc ở mức độ trung bình. 32,5% có gánh nặng ở mức độ nhẹ.

- Những người chăm sóc là vợ hoặc chồng của bệnh nhân, từ 65 tuổi trở lên có gánh nặng chăm sóc cao hơn rất nhiều so với những người chăm sóc là con hay anh, chị em ruột, cháu (p<0,005).

- Người chăm sóc của những bệnh nhân nặng có chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần thấp hơn đáng kể so với người chăm sóc bệnh nhân nhóm nhẹ và trung bình (p= 0,004 và 0,012).

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí