tiền tệ trong các năm trước đây đã tạo điều kiện cho CVNO ngân hàng tăng trưởng nhanh.
Vietcombank Tây Hà Nội cũng không nằm ngoài tình trạng đó mà phải tuân theo quy luật của thị trường và quy định của NHNN. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã làm cho các khoản vay trở thành nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng từ 1,2% năm 2017 lên 1,7% năm 2018 và tiếp tục tăng lên 1,8% năm 2019. Nợ xấu của Chi nhánh tăng lên qua các năm là do dự nợ tăng lên và vẫn nằm trong mức giới hạn cho phép, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có những hướng đi hợp lý nhưng cũng cần phải cố gắng hơn nữa để hạ thấp tỷ lệ này đến mức tối thiểu.
Tỷ trọng dư nợ có TSĐB/ Tổng dư nợ
Hầu hết các khoản CVNO tại Vietcombank đều có TSĐB. Điều này được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.10. Tình hình dư nợ có TSĐB
Đơn vị: Tỷ đồng
2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
Giá trị | Tỷ lệ (%) | Giá trị | Tỷ lệ (%) | ||||
Dư nợ có TSĐB CVNO | 281,4 | 523,9 | 1.167,80 | 242,50 | 86,18 | 643,90 | 122,91 |
Tổng dư nợ CVNO | 319 | 577 | 1.283,30 | 258,00 | 80,88 | 706,30 | 122,41 |
Tỷ trọng dư nợ có TSĐB CVNO/ Tổng dư nợ CVNO | 88,20% | 90,80% | 91,00% | 0,03 | 2,95 | 0,00 | 0,22 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khcn Của Nhtm
- Thực Trạng Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Tây Hà Nội
- Thực Trạng Chính Sách Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khcn Áp Dụng Tại Chi Nhánh
- Kết Quả Đánh Giá Năng Lực Phục Vụ Của Khách Hàng
- Định Hướng Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khách Hàng
- Tăng Cường Công Tác Phòng Ngừa Nợ Quá Hạn, Nợ Xấu
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Nguồn: [13]
Tỷ trọng dư nợ có TSĐB CVNO tại Vietcombank Tây Hà Nội là rất cao (xấp xỉ 90%), chính vì thế, rủi ro CVNO của chi nhánh là rất thấp. Hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay: Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở; Biên bản định giá tài sản theo quy định của Vietcombank, hợp đồng cầm cố, thế chấp…
Bảng 2.11. Tiêu chuẩn chấm điểm tài sản đảm bảo của Vietcombank
Điểm | ||||||
100 | 75 | 50 | 25 | 0 | ||
1 | Loại TSĐB | TKTG, GTCG do Chính phủ hoặc BIDV phát hành | GTCG do tổ chức phát hành (trừ cổ phiếu) | BĐS (nhà ở) | BĐS (không phải nhà ở), động sản, cổ phiếu | Không có TSĐB |
2 | Giá trị TSĐB/ tổng nợ vay | >200% | 150-200% | 100- 150% | 70-100% | <70% |
3 | Rủi ro giảm giá TSĐB trong 2 năm gần đây | 0% hoặc có xu hướng tăng | 1-10% | 10-30% | 30-50% | >50% |
Nguồn: [14]
Bảng 2.12. Hệ thống đánh giá tài sản đảm bảo của Vietcombank
Mức xếp loại | Đánh giá TSĐB | |
225 - 300 | A | Mạnh |
75 - 224 | B | Trung bình |
<75 | C | Thấp |
Nguồn: [14]
Mức độ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro CVNO:
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức cho vay, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có thể tính được mức trích lập dự phòng theo quy định của Nhà nước tại Vietcombank Tây Hà Nội như bảng dưới đây:
Bảng 2.13. Bảng tính trích lập dự phòng theo quy định của Nhà nước tại Vietcombank Tây Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
+/- | % | +/- | % | |||||
1 | Nợ nhóm 1 (0%) | |||||||
Số dư nợ gốc | 311 | 562 | 1.253,3 | 251 | 80,71% | 691,3 | 123,01% | |
TSĐB | 274,30 | 510,30 | 1.140,50 | 236 | 86,04% | 630,2 | 123,50% | |
Trích lập dự phòng | 0 | 0 | 0 | 0 | - | 0 | - | |
2 | Nợ nhóm 2 (5%) | |||||||
Số dư nợ gốc | 4 | 5 | 7 | 1 | 25,00% | 2 | 40,00% | |
TSĐB | 3,53 | 4,54 | 6,37 | 1,01 | 28,61% | 1,83 | 40,31% | |
Trích lập dự phòng | 0,1764 | 0,227 | 0,3185 | 0,0506 | 28,68% | 0,0915 | 40,31% | |
3 | Nợ nhóm 3 (20%) | |||||||
Số dư nợ gốc | 3 | 5 | 12 | 2 | 66,67% | 7 | 140,00% | |
TSĐB | 2,65 | 4,54 | 10,92 | 1,89 | 71,32% | 6,38 | 140,53% | |
Trích lập dự phòng | 0,5292 | 0,908 | 2.184 | 0,3788 | 71,58% | 2183,09 2 | 240428, 63% | |
4 | Nợ nhóm 4 (50%) | |||||||
Số dư nợ gốc | 1 | 4 | 9 | 3 | 300,00% | 5 | 125,00% | |
TSĐB | 0,88 | 3,63 | 8,19 | 2,75 | 312,50% | 4,56 | 125,62% | |
Trích lập dự phòng | 0,441 | 1.816 | 4.095 | 1815,55 9 | 411691,38 % | 2279 | 125,50% | |
5 | Nợ nhóm 5 (100%) | |||||||
Số dư nợ gốc | 0 | 1 | 2 | 1 | - | 1 | 100,00% | |
TSĐB | 0,00 | 0,91 | 1,82 | 0,91 | - | 0,91 | 100,00% | |
Trích lập dự phòng | 0,00 | 0,91 | 1,82 | 0,91 | - | 0,91 | 100,00% | |
6 | Tổng phải trích lập dự phòng | 1.147 | 3.859 | 8.418 | 2712 | 236,44% | 4559 | 118,14% |
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Mức trích lập dự phòng thực tế tại Vietcombank Tây Hà Nội được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.14. Trích lập dự phòng thực tế tại Vietcombank Tây Hà Nội
ĐVT: tỷ đồng
2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
1. Trích lập dự phòng thực tế | 1,703 | 3,979 | 8,93 | 2,276 | 133,65% | 4,951 | 124,43% |
2. Mức phải trích lập dự phòng | 1,147 | 3,859 | 8,418 | 2,712 | 236,44% | 4,559 | 118,14% |
3. Chênh lệch trích lập dự phòng thực tế và mức phải trích lập dự phòng | 0,556 | 0,12 | 0,512 | -0,436 | -78,42% | 0,392 | 326,67% |
Nguồn: [13]
Qua bảng trên, tổng số tiền dự phòng Vietcombank Tây Hà Nội thực trích trong giai đoạn 2017-2019 cao hơn so với yêu cầu trích lập dự phòng theo phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ càng cao thì hoạt động của ngân hàng càng được đảm bảo. Vietcombank Tây Hà Nội trích lập dự phòng cao hơn nhằm phòng ngừa các rủi ro phát sinh. Điều này giúp chi nhánh chủ động trong việc quản trị rủi ro, tuy nhiên khi trích lập dự phòng nhiều sẽ khiến ứ đọng vốn và thiếu sự linh hoạt trong quay vòng vốn, giảm hiệu quả hoạt động CVNO.
Trên cơ sở kết quả xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (đối với những KH đủ điều kiện xếp hạng) hoặc tình hình trả nợ của KH (nợ quá hạn, nợ cơ cấu – đối với khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng), Vietcombank Tây Hà Nội thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của NHNN (theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN). Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng cụ thể được tính bằng giá trị còn lại của các khoản nợ trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu theo tỷ lệ quy định của NHNN:
Bảng 2.15. Tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với khoản CVNO theo hạng KHCN
Nhóm | Phân loại nợ | Tỷ lệ dự phòng cụ thể | |
AAA, AA, A | 1 | Nợ đủ tiêu chuẩn | 0% |
BBB, BB | 2 | Nợ cần chú ý | 5% |
B, CCC, CC | 3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | 20% |
C | 4 | Nợ nghi ngờ | 50% |
D | 5 | Nợ có khả năng mất vốn | 100% |
c. Các chỉ tiêu về thu nhập
Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.16. Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh
Nguồn: [14]
Đơn vị: Tỷ đồng
2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
Giá trị | Tỷ lệ (%) | Giá trị | Tỷ lệ (%) | ||||
Tổng dư nợ CVNO | 319 | 577 | 1.283,30 | 258,00 | 80,88 | 706,30 | 122,41 |
Tổng nguồn vốn huy động | 318,7 | 456,34 | 661,6 | 137,64 | 43,19 | 205,26 | 44,98 |
Hiệu suất sử dụng vốn (%) | 100,09 | 126,44 | 193,9 | 26,35 | 26,33 | 67,46 | 53,35 |
Nguồn: [13]
Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm từ 2017 đến 2019. Năm 2017 là 100,09 %, năm 2018 tăng lên 126,44% đến năm 2019 hiệu suất sử dụng vốn tăng lên 193,9%. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh ngày càng cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, tốc tộ tăng trưởng dư nợ CVNO lại cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động (Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2017-2018 và 2018-2019 lần lượt là 43,19%; 15,02%). Đây chính là vấn đề Chi nhánh cần xem xét
tích cực hơn trong việc sử dụng các biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như công tác tiếp thị, quảng bá, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu CVNO để chủ động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, khi có nhu cầu vốn cao hơn, chi nhánh thường vay của Hội sở chính, như vậy sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của chi nhánh.
Thu nhập từ hoạt động CVNO
Bảng 2.17. Thu nhập từ hoạt động CVNO
Đơn vị: Tỷ đồng
2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
Giá trị | Tỷ lệ (%) | Giá trị | Tỷ lệ (%) | ||||
Tổng thu nhập | 105,39 | 147,91 | 228,2 | 42,52 | 40,35 | 80,29 | 54,28 |
Thu từ hoạt động CVNO | 39,87 | 59,3 | 128,3 | 19,43 | 48,73 | 69,00 | 116,36 |
Thu từ hoạt động CVNO/ tổng thu nhập | 37,80% | 40,10% | 56,20% | 0,02 | 6,08 | 0,16 | 40,15 |
Nguồn: [13]
Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của Ngân hàng từ hoạt động CVNO có chiều hướng gia tăng qua các năm 2017-2019. Trong năm 2019, thu nhập từ hoạt động CVNO chiếm hơn 56,2%, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang thuận lợi. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần phải tìm những biện pháp tích cực mở rộng quy mô CVNO, tiếp tục giảm thiếu tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động CVNO của chi nhánh tăng với mức cao, cho thấy chất lượng CVNO của chi nhánh ngày càng tăng lên.
2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
Vietcombank Tây Hà Nội là một NH có lịch sử hoạt động khá lâu và cơ sở vật chất trang thiết bị tốt đồng thời NH tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa không ngừng ứng dụng các dịch vụ NH mới, nên Vietcombank Tây Hà Nội có tổng nguồn vốn huy động lớn, ổn định và có lượng khách vay đông đảo chứng tỏ
NH có uy tín lớn. Điều này sẽ giúp khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh.
Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của KH với thủ tục đơn giản, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của KH. Đây là ưu thế lớn của Vietcombank Tây Hà Nội khi làm vừa lòng KH, nên Vietcombank Tây Hà Nội vừa giữ được những KH cũ, thân thiết lại vừa có lợi thế khi có KH mới đang lựa chọn NH để vay vốn.
Để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ tại Chi nhánh, đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ CVNO, định kỳ, bộ phận chăm sóc khách hàng tại chi nhánh thường xuyên gọi điện lấy ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ CVNO tại chi nhánh. Tuy nhiên hiện tại, việc lấy ý kiến phản hồi của khách hàng chủ yếu là đối với khách hàng có khối lượng giao dịch lớn.
Sự tin cậy
Bảng 2.18. Kết quả đánh giá sự tin cậy của khách hàng
Biến quan sát | Điểm đánh giá | |
1 | Ngân hàng thực hiện giải ngân theo đúng kế hoạch trong hợp đồng tín dụng | 3,69 |
2 | Ngân hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp tín dụng | 3,68 |
3 | Cán bộ quan hệ khách hàng tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng phù hợp ngay lần đầu tiên | 3,74 |
4 | Ngân hàng luôn làm đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng tín dụng | 3,77 |
5 | Ngân hàng tính toán gốc và lãi vay chính xác | 3,59 |
6 | Ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn đúng thời hạn | 3,74 |
7 | Ngân hàng luôn bảo mật thông tin và giao dịch của khách hàng | 3,75 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Nhìn vào bảng ta thấy: Nếu chọn giá trị trung bình là 3,0 thì các biến quan sát trong sự tin cậy đều được đánh giá cao. Điều này có nghĩa khách hàng rất tin tưởng
vào ngân hàng khi thực hiện giao dịch tín dụng. Trong các biến quan sát thì biến sự tin cậy số 7 (Ngân hàng luôn bảo mật thông tin và giao dịch của khách hàng) được đánh giá cao nhất (3,75). Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng luôn được Vietcombank chi nhánh Tây Hà Nội chú ý thực hiện và đã làm rất tốt.
Sự đáp ứng
Bảng 2.19. Kết quả đánh giá sự đáp ứng của khách hàng
Biến quan sát | Điểm đánh giá | |
1 | Cán bộ quan hệ khách hàng luôn cung cấp cho khách hàng đầy đủ, chính xác thông tin về sản phẩm tín dụng, kế hoạch cung cấp tín dụng | 2,94 |
2 | Cán bộ quan hệ khách hàng giải quyết nhu cầu tín dụng của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể | 3,15 |
3 | Cán bộ quan hệ khách hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng cần | 3,19 |
4 | Cán bộ quan hệ khách hàng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng | 3,07 |
5 | Cán bộ quan hệ khách hàng luôn sẵn sàng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ xin vay | 3,12 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Nhìn vào bảng ta thấy: Nếu chọn giá trị trung bình là 3,0 thì các biến quan sát trong sự đáp ứng hầu như được đánh giá trên mức trung bình. Tuy nhiên yếu tố sự đáp ứng số 1 (Cán bộ quan hệ khách hàng luôn cung cấp cho khách hàng đầy đủ, chính xác thông tin về sản phẩm tín dụng, kế hoạch cung cấp tín dụng) thấp hơn so với mức trung bình. Nguyên nhân của tình trạng này là do các sản phẩm tín dụng cho vay mua nhà ở thường xuyên có sự thay đổi về chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế nên cán bộ quan hệ khách hàng của Chi nhánh chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng. Điều này cho thấy khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng của ngân hàng vẫn chưa thực sự kịp thời, khách hàng vẫn phải chờ đợi lâu, đồng thời thể hiện qua thái độ của