Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


HÀ THỊ MAI HOA


CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 60 38 30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN


HÀ NỘI - 2007


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỤC LỤC


Trang

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ................................................. 5

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................... 6

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 6

2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................... 7

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài...................... 8

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................... 9

5. Cơ cấu của luận văn................................................................ 9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN

CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN ........................ 10

1.1. Khái niệm căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn ................ 10

1.1.1. Khái niệm ly hôn .............................................................. 10

1.1.2. Khái niệm căn cứ ly hôn ................................................... 14

1.1.3. Khái niệm các trường hợp ly hôn ..................................... 16

1.2. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn qua các giai đoạn

phát triển ......................................................................................... 18

1.2.1. Thời kỳ Nhà nước phong kiến............................................ 18

1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc ........................................................... 23

1.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám đến nay ...................... 26

1.2.3.1. Giai đoạn 1945 - 1975.......................................... 25

1.2.3.2. Giai đoạn 1975 đến nay ........................................ 32

1.3. Khái quát một số nét về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly

hôn theo pháp luật một số nước trên thế giới ................................ 36

1.3.1. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật

Thái Lan ..................................................................................... 37

1.3.2. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật

của Pháp .................................................................................... 39

1.3.3. Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật

Nhật Bản..................................................................................... 41

1.3.4. Vấn đề ly thân theo quy định pháp luật một số nước trên

thế giới ....................................................................................... 42

1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về căn cứ ly hôn

và các trường hợp ly hôn ............................................................... 43

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC

TRẠNG LY HÔN ........................................................................... 46

2.1. Căn cứ ly hôn ............................................................................ 46

2.2. Các trường hợp ly hôn ............................................................. 59

2.2.1. Thuận tình ly hôn ............................................................. 59

2.2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên ...................................... 63

2.3. Tình hình ly hôn và nguyên nhân ly hôn ở nước ta hiện nay .. 65

2.3.1. Tình hình ly hôn ............................................................... 65

2.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn ................................. 67

CHƯƠNG 3. NHỮNG VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN

CỨ LY HÔN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN ........................ 74

3.1. Những vướng mắc khi áp dụng căn cứ ly hôn và các trường

hợp ly hôn trong công tác xét xử của Toà án ................................ 74

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật .......................... 82

3.2.1. Cần quy định chế định ly thân........................................... 82

3.2.2. Cần quy định trình tự và thủ tục cho công tác hoà giải .... 83

3.2.3. Cần thành lập Toà chuyên trách về HN & GĐ ................. 85

3.2.4. Cần nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án đối với các vụ

án ly hôn ............................................................................................ 86

3.2.5. Cần quy định người có lỗi gây nên sự đổ vỡ của

quan hệ hôn nhân phải gánh chịu trách nhiệm ........................... 87

3.2.6. Cần có những quy định pháp luật cụ thể và chặt chẽ hơn

để giải quyết hậu quả của ly hôn ...................................................... 88

KẾT LUẬN....................................................................................... 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 92

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


1. BLDS: Bộ luật dân sự

2. CHLB: Cộng hoà liên bang

3. DLBK: Dân luật Bắc kỳ

4. DLGY: Dân luật giản yếu

5. HĐTP: Hội đồng Thẩm phán

6. HLTK: Hộ luật Trung Kỳ

7. HN & GĐ: Hôn nhân và gia đình

8. TAND: Toà án nhân dân

9. TANDTC: Toà án nhân dân tối cao

10. VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

11. VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa

PHẦN MỞ ĐẦU‌

I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách con người mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.

Thực trạng của quan hệ HN & GĐ không chỉ phát triển theo chiều hướng thuận theo ý tưởng và mong muốn của chúng ta, sự tan vỡ của những gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra một chiều hướng ngược lại mà mọi ngành khoa học xã hội, trong đó có ngành khoa học luật phải nghiên cứu. Việc chia tay của nhiều cặp vợ chồng bằng ly hôn với những nguyên nhân nào đó có ảnh hưởng lớn tới mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người, đặc biệt là ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con trẻ và trong nhiều trường hợp không đủ điều kiện để đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho chúng.

Việc thiết lập gia đình bắt đầu bằng hôn nhân và hôn nhân đã trở thành hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan. Nếu kết hôn là hiện tượng xã hội bình thường thì ly hôn là mặt trái của quan hệ hôn nhân, nhưng lại không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Ly hôn được coi là biện pháp giải phóng cá nhân khỏi quan hệ vợ chồng để họ thoát khỏi những xung đột khi hôn nhân đã thực sự tan vỡ, đây cũng là biện pháp nhằm loại bỏ các quan hệ hôn nhân không còn sức sống, không còn lành mạnh để góp phần củng cố các quan hệ gia đình trên cơ sở vững chắc hơn.

Hậu quả của ly hôn không chỉ là việc chấm dứt các quan hệ nhân thân, tình cảm giữa vợ và chồng mà còn làm phát sinh hàng loạt các vấn đề về tài sản, về con cái, về cấp dưỡng… tất cả những vấn đề đó đều có tác động và phần nào ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội; do đó, nếu không có sự điều chỉnh một cách chính xác, hợp tình, hợp lý của các chế định pháp luật, mà cụ thể là

luật HN & GĐ thì tình trạng ly hôn như hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển chung của xã hội.

Hơn nữa, ly hôn còn là một vấn đề xã hội và thời đại, việc nghiên cứu nó ở mọi lúc, mọi khía cạnh luôn là cần thiết, nhất là ngày nay, do những điều kiện kinh tế, xã hội, người ta đề cao cá nhân, đề cao cái cá thể thì ly hôn lại càng nổi lên như một vấn đề đáng được quan tâm.

Luật HN & GĐ năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1/1/2001, đã quy định: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”( Điều 89). Tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Việc đi sâu nghiên cứu “căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn giúp cho các Toà án giải quyết các vụ ly hôn được chính xác, góp phần củng cố gia đình và xã hội. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” chưa được đề cập một cách toàn diện và đầy đủ trong một công trình chuyên khảo nào ở nước ta. Cũng có nhiều sách, tạp chí, các bài báo công trình khác nghiên cứu về ly hôn trong đó có đề cập đến căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn nhưng những bài báo, công trình cũng chỉ nghiên cứu hay xem xét ở một khía cạnh nào đó hay một giai đoạn nào đó như: Luận văn thạc sĩ luật học: “Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hằng, Luận văn thạc sĩ luật học: “Ly hôn có yếu tố nước ngoài

tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hồng Quang hay Luận văn thạc sĩ luật học: “Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ ly hôn tại Toà án Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuý Hoa hoặc bài viết: “Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Vân đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2005. Và rất nhiều khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về ly hôn, cũng như hậu quả pháp lý của ly hôn trong đó có đề cập đến căn cứ ly hôn, nhưng chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn như ở đề tài này.‌

III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau đây:

- Làm rõ về mặt lý luận các căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000 cũng như tìm hiểu những quy định này theo tiến trình phát triển của lịch sử, đưa ra được bức tranh toàn cảnh về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ Việt Nam;

- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn và nhu cầu hoàn thiện pháp luật cũng như hoạt động xét xử của Toà án;

- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ án ly hôn của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án.

2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Làm rõ một số vấn đề về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn như khái niệm: “căn cứ ly hôn”, căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn qua các giai đoạn lịch sử, so sánh với căn cứ ly hôn của một số nước trên thế giới;

- Nghiên cứu những quy định của Luật HN & GĐ năm 2000 về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn

- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôn của TAND từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn.‌‌

2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Xác định và phân tích căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo pháp luật Việt Nam kể từ khi có pháp luật thành văn, có so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới;

- Đánh giá và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án ly hôn của TAND.

IV. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài: “Căn cứ ly hôn và các trường hợp ly hôn theo Luật HN & GĐ năm 2000” được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, có sự phân tích tổng hợp, so sánh và phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. Lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận.

V. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn này có Phần mở đầu, 3 chương, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022