Giọng Điệu: Tạo Giọng Và Xóa Giọng

thoát… Trong “thế giới hiện hữu” này, dưới cái nhìn của tư tưởng Phật giáo, chị thấy “con người – thực chất chỉ là - những sinh vật đáng thương” và “đời người chỉ là kiếp phù sinh” nhưng chị lại từ chối con đường giải thoát con người khỏi những đau khổ ấy vì chị luôn đề cao tình yêu (Tình yêu mạnh hơn thần quyền, vô hiệu hóa những áp đặt), khát vọng, thậm chí cả dục vọng của con người. Chị cho rằng: con người làm nên tất cả/ con người là nỗi đau. Chị thấy kiếp người là sự đày đọa trong một thế giới hỗn mang, mệt mỏi đầy ám nhiễm: con người không ngây thơ, không nhiều ước mơ và mất dần lãng mạn/ màu dollar nhuộm khắp cả da trời (Thế giới hiện hữu – tập Linh), một thế giới mà “nghịch lý vẫn còn đóng đinh treo đầy những người đeo mặt nạ”, ở đó, cuộc sống là “một chuỗi oái oăm lầm lạc”… Nhưng cũng chính trong thế giới đó chị lại ngợi ca sự ra đời của những đứa trẻ, coi đó là những “mặt trời đang phôi thai trong hi vọng”.

Trong cái tôi đi sâu khám phá vô thức tâm linh con người, trong thơ các nhà thơ trẻ xuất hiện nhiều mô típ về cái chết (trong thơ Vi Thùy Linh 19 lần; thơ Văn Cầm Hải 7 bài; Phan Huyền Thư 4 bài). Đặc biệt, biểu tượng này gây nhiều ấn tượng nhức nhối trong thơ Hải. Đó là nỗi bơ vơ của cái tôi đầy mất mát: Tôi là kẻ tình thơ chết lúc nào chẳng biết (Ảnh tượng); Là những thương vong không dễ khỏa lấp: ru kinh cầu da diết từ đôi môi lặng câm/ đã thắt cổ em tôi/ trong lúc nàng sám hối/ sự sống sinh thành trên cái chết (Cái chết và em); Cũng là niềm tin riêng đầy mạnh mẽ: tôi cũng là đất của đất/ khi cái chết trở về tái sinh (Đất huyền thoại); Là những “xác chết” trong Vĩnh biệt mặt trời và có khi là cả “mùa chết”… Biểu tượng này phản ánh thế giới hoang mang đau thương của tác giả và cũng là lời khẳng định cho một khát vọng giải thoát của bản thân nhà thơ trước áp lực xã hội hiện đại. Cũng là sự giải thoát bản thể, ta gặp hình ảnh giấc mơ. Hình ảnh giấc mơ xuất hiện 43 lần trong thơ Vi Thùy Linh và xuất hiện 17 lần/ 8 bài thơ (của cả 2 tập thơ) trong thơ Phan Huyền Thư: Và giấc mơ của lưỡi/ bắt đầu mở nguyên âm (Giấc mơ của lưỡi); Chiến binh Thạch sùng tặc lưỡi uống đêm/ mơ giấc mơ mỏng tang cánh muỗi… (Men theo mùa hạ); Đoạn tuyệt ngày hôm qua/ Đầu giường sằng sặc giấc mơ mới (Mưa). Từ những “hình ảnh giấc mơ” trong thơ của các nhà thơ trẻ đã tạo thành “cấu trúc thơ theo trật tự giấc mơ”, dẫn dắt người đọc chập chờn theo nhiều mơ tưởng, giải mã mạch nguồn tâm linh nhiều thú vị.

Sự xuất hiện của các yếu tố tôn giáo, huyền thoại trong thơ hiện nay cho thấy nhiều cây bút tỏ ra quan tâm tra vấn những chủ đề siêu hình. Ta có thể bắt gặp những hình ảnh này

trong thơ Văn Cầm Hải: con Sphanh buồn bã, nỗi đau vo ve từng hạt máu, đong đầy nghĩa địa, tượng Chúa vỡ tan, Thần tự do bị gông cùm bằng nguyệt quế, Chúa câm, chiếc búa chém vỡ mặt trời... Các yếu tố tôn giáo, huyền thoại một mặt có tính chất như những chất liệu nghệ thuật giúp cho nhà thơ xây dựng những hình ảnh, biểu tượng giàu sức gợi, mang màu sắc huyền nhiệm. Mặt khác cũng là phương tiện giúp cho nhà thơ biến những kinh nghiệm cá nhân thành những kinh nghiệm phổ quát.

Sự xuất hiện của những hình ảnh, biểu tượng ẩn dụ in đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ, những cách thức làm mới những thi liệu quen thuộc. Chúng tôi tán thành những suy ngẫm của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật: “Thơ hiện đại, cách tân, đổi mới nhưng nhất định phải gửi tới độc giả bông hoa nghệ thuật chứ không phải trái cây chết người” [95]. Những hình ảnh và biểu tượng trong thơ của các tác giả trẻ dù có phần “lạ” và táo bạo, nhưng đã ít nhiều chạm tới tâm lý người thưởng thức, đưa cái tôi của mình rung động trái tim độc giả.

3.3. Giọng điệu: tạo giọng và xóa giọng

Giọng điệu là phương thức cấu thành hình thức nghệ thuật của một tác phẩm, chủ yếu thế hiện phong cách của tác giả. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, có vai trò lớn trong việc tạo nên bản sắc riêng của một cá nhân. Một nhà văn, nhà thơ có tài bao giờ cũng tạo được giọng điệu riêng cho mình Sự biến đổi giọng điệu cho thấy sự thay đổi về chất của thơ ca giai đoạn hiện nay, ngược lại những thay đổi xã hội cũng tạo nên những thay đổi về giọng điệu. Lời nói, cách nói, thái độ sẽ quyết định giọng điệu của từng người. Giọng điệu cũng cho thấy thái độ, tư tưởng, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của mỗi tác giả; cho phép ta nhận thức ra được nét riêng của các tác giả.

Một cách nhìn nhận đánh giá khái quát về thơ trẻ hiện nay là sự đa dạng về giọng điệu. Tính đa dạng đó bắt nguồn từ đề tài được mở rộng. Thơ ca hiện nay không có những vùng cấm, tất cả đều có thể là đề tài của văn học. Mặt khác sự thay đổi về vị trí và tâm thế của người sáng tác: ý thức về vấn đề tiếng nói cá nhân (mỗi cá nhân là một góc nhìn, một cái nhìn về nhân sinh thế sự, sự từng trải và cảm xúc khác nhau; ý thức về sự cách tân hình thức biểu hiện khác nhau đã tạo nên thế giới đa thanh trong thơ hiện nay. Nếu giọng thơ trước đổi mới là giọng cao, là giọng hát (hào hùng, ngợi ca, tin tưởng, kêu gọi, cổ vũ....). Nó gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn như một tất yếu. Thơ hôm nay giọng trầm đã thay cho giọng cao, giọng nói thay cho giọng hát. Mà sắc thái của nó cũng đa dạng, nổi bật lên là các giọng: hoài nghi, chua xót; giọng chất vấn, phê phán; giọng

chiêm nghiệm, triết lí; giọng trào lộng, giễu nhại. Sự đa dạng giọng điệu đã góp phần thể hiện không khí sôi nổi của văn đàn hôm nay cũng như hình thành nhiều cây bút có phong cách độc đáo. Nghiên cứu cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua 3 tác giả Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư và Văn Cầm Hải) chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm đặc về giọng điệu đặc trưng biểu đạt cái tôi của các tác giả. Ở đây chúng tôi chỉ xin được đề cập cụ thể đến hai đặc điểm: tạo giọng và xóa giọng của các nhà thơ.

3.3.1. Tạo giọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

*Vi Thùy Linh

Đọc Vi Thùy Linh, người đọc có thấy nốt chủ âm xuyên suốt các sáng tác của cô là một giọng đắm say, mãnh liệt, nồng nàn, rất nữ tính và cũng rất thanh xuân. Vi Thùy Linh đã phơi mở trong thơ tâm hồn thi ca của mình – một tâm hồn đam mê khao khát sống và yêu hết mình. Linh đã thổi một giọng mãnh liệt cuồng say vào những bài thơ tình yêu. Nói như Nguyễn Huy Thiệp “dấu vết tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh chi chít”; hay như Phạm Xuân Nguyên đã đánh giá qua thơ Linh đã mạnh dạn nói lên “Khao khát nữ tính đàn bà đồng trinh luôn chất chứa và sực sôi trong mình”. Bản thân Linh cũng đã từng chia sẻ “Tôi muốn bằng con mắt tình yêu cải hóa thế giới”. Với niềm mơ ước tha thiết đầy lí tưởng đó, nhà thơ không ngừng cất lên trong thơ mình giọng điệu tình yêu bỏng cháy, yêu đến cuồng điên, nhớ anh không chịu nổi (trong Người dệt tầm gai, Bài ca số phận), yêu say đắm nồng nàn, tuyệt đích. Linh đã nâng tình yêu ấy thành một tôn giáo thiêng liêng, và người yêu là một đấng quyền năng được tôn thờ, ngưỡng vọng. Nhận thức được rõ tình yêu ấy không chỉ có hân hoan, niềm vui, mơ ước mà còn có biết bao nhiêu nước mắt, sự cô độc, những hi vọng không thành... người con gái ấy vẫn nguyện suốt đời làm cây thánh giá tình yêu. Ngay cả khi biết mình bị tình phụ, biết tình mình là tình đơn phương và người mình yêu cũng chỉ là một người trần thế, Vi Thùy Linh vẫn cất lên giọng mê đắm và đầy cao thượng, vị tha: Ngay cả khi anh làm em buồn thảng thốt/ Em vẫn hướng về anh bằng tình yêu trọn vẹn của mình (Người dệt tầm gai). Không chỉ thế, nét đặc sắc cũng là bước tiến của giọng điệu thơ Linh so với nhà thơ trước chủ yếu ở đặc điểm nổi bật; cô không ngần ngại khi viết về tình yêu mang tính nhục thể, trực diện chảy bỏng những khát khao: Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng/... Phát điên nhớ cái hôn phát điên (Chân dung)... Đó là giọng nói của cô gái hiện đại quyết liệt khẳng định quyền được yêu và tự do hết mình với tình yêu không gì trói buộc: Có yêu nhau thương nhau thì vượt đêm mà về/ Có nhớ nhau,

Cái tôi trữ tình thơ trẻ đương đại qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải - 19

có khát nhau hãy cuộn tung thác nguồn/ Cuộn lửa tình mà cháy... (Gọi nguồn); Giá chúng mình mãi mãi ở bên nhau/ Anh chớp mắt đổ một trời ánh sáng/ Những khát vọng thành cỏ đời xanh mướt/ Đi hết ánh nhìn, mình hóa đá trong nhau (Tự tình). Bên cạnh giọng điệu mãnh liệt, đắm say của tình yêu, đọc thơ Linh, người đọc còn bắt gặp một giọng điệu mãnh liệt đắm say, nồng thắm trong những bài thơ thể hiện khát khao làm mẹ. Nguyễn Huy Thiệp “hết sức ngạc nhiên vì những cảm xúc về tình mẫu tử dày đặc” những cảm xúc ấy nảy nở từ một cô gái hai mươi tuổi, chưa hề lập gia đình. Xuân Quỳnh đã viết về con, về gia đình trong sự trải nghiệm, còn với Linh, những bài thơ về con đều là những đứa con trong tương lai. Niềm khao khát làm mẹ đã vô cùng cháy bỏng trong cô từ khi 20 tuổi: Con ơi! Con ơi!/Con đang bay ở đâu? Con đang bay ở đâu!? (Những mặt trời đang phôi thai)... Cô gái mãnh liệt, “nổi loạn” trong tình yêu trở nên dịu dàng khi viết về tình mẫu tử. Vi Thùy Linh càng thấy được vai trò của người yêu – người chồng; người mẹ trong tương lai ấy khẳng định sự che chở mãi mãi của mình với con, đồng thời gián tiếp kêu gọi xã hội hãy để trẻ em sống trong bình yên hạnh phúc: Xù yêu ơi, mẹ không muốn kéo màn che để con biết phần trần trụi sân khấu đời (Cám ơn con). Mãnh liệt đắm say về tình yêu; nồng nàn trong tình mẫu tử, giọng điệu Linh còn quyết liệt, dứt khoát khi nói về sống và viết, cô khẳng định những cá tính dữ dội của mình Quyết làm những gì mình muốn (Tôi); giọng điệu quyết liệt ném thẳng vào những mặt trái của xã hội: Em căm thù sự bất công, giả trá (Những câu thơ mang vị mặn). Và khắc khoải trong niềm mơ ước cháy bỏng trong trắng vô ngần “nếu cả loài người đều yêu nghệ thuật và thơ sẽ hay, sẽ không còn cái ác”... Quả thật, đọc thơ Linh luôn cảm nhận thấy một sức nóng bền bỉ, dai dẳng tỏa ra một tâm hồn rạo rực đam mê.

Bên cạnh giọng đắm say, mãnh liệt trong những bài thơ về tình yêu, giọng nồng nàn với những bài viết về con, về hoài niệm tuổi thơ, Vi Thùy Linh còn ấn tượng với giọng trăn trở, suy tư, đầy hoài nghi về cuộc sống hiện đại. Đó là cái nhìn của một cái tôi trực cảm với sự đa dạng trong thế giới nội tâm sâu sắc trong con người đa cảm Vi Thùy Linh. Linh lo âu về cuộc đời: Tai sao nước mặn chiếm ba phần tư trái đất/ Tại sao con người ít cười hơn khóc (Những đối lập); tiếc nuối về Hà Nội với tuổi thơ tươi đẹp: Nếu không còn cây hồ, nhà cổ/ Hà Nội sẽ ở đâu, Hà Nội ơi (Tình tự Hà Nội – Vili in love); Ai – chụp – lại – tuổi

– thơ – cho – tôi?/... Tôi yêu Hà Nội xưa/ Chỉ Hà Nội xưa mới đẹp (Hà Nội tưởng tượng); âu lo tiếc nuối về tình yêu: ta đã nhầm ư?/ Phác họa không cần mầu sắc/... Người/ đôi mắt

ra sao ánh mắt thế nào/ Ta không vẽ nổi/ Có phải/ Cây bút này mua từ mùa đông (Phác họa – Khát); Em lo âu, nhưng con thuyền tim không vượt nhịp dồn dập/... Em bắt đầu nghi ngại sức mạnh của mình (Người dệt tầm gai – Khát); Lớn rồi, lại hoảng sợ thời gian mỗi lần sinh nhật (Sinh nhật – Đồng tử); Thôi/ Đừng hát tình ca du mục nữa/ Bởi vì lang thang ơi! Hư ảnh tình yêu không ngừng bước giữa lời (Lang thang - Khát); nỗi âu lo về thời gian, tuổi tác kéo theo sự tàn phá nhan sắc của người phụ nữ: Ta âu lo một ngày/ Bàn tay nhăn nheo những sợi tóc bạc ngã gục/ Những sợi tóc không thể mọc thêm không bao giờ đen được nữa/ Màu trắng run lên (Lặng lẽ); Sao đêm nỡ chan trăng vào tận chỗ ta ngồi/ Gương, xin người, đừng để cho ta thấy ta - màu tóc thật (Thằn lằn trắng); Tôi vẫn sợ da mình đồi mồi/ “Lớp lớp” rêu ấy làm sao có thể cọ? (Rêu).

* Phan Huyền Thư

Cũng như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư dùng giọng điệu khẳng định vị thế của cái tôi cá nhân bình đẳng giới, bình quyền nữ, là một thiên chức, một bốn phận và là một sự đẹp đẽ tối thượng. Cái tôi trong thơ Linh dường như chiếm vị trí độc tôn trong tuyên ngôn mạnh mẽ: Tôi tự tin dòng máu chủng tộc (Sinh năm 1980). Giọng điệu Phan Huyền Thư cao ngạo đầy thách thức: Cái liếm môi quy hoạch/ tôi nhường đàn ông/ Cao cả nghĩa hiệp/ tôi nhường bạn bè/ truất yêu đương – Phế ghen tuông – Giáng thù hận/ Tôi nhường cho anh” (Tôi nhường cho anh). Thay vì bị anh chiếm đoạt, “tôi” nhường “tôi” cho “anh”. Từ Nằm nghiêng và hoàn thiện ở Rỗng ngực, Thư đã thể hiện giọng điệu mạnh mẽ, mãnh liệt của người đàn bà khao khát yêu đương, đầy sức sống, lúc nào cũng ngọ nguậy, quẫy đạp để thoát khỏi sự đơn điệu của cuộc sống: Nụ hôn gióng căng ngực miền trắc ẩn; Ngủ vùi trong anh/ Nhịp tim càn lảnh lót/ đòi gỡ. Đòi buộc/ Đòi tỉnh dậy. Đòi/ do dự/ miên man (Do dự). Giọng mạnh mẽ quyết liệt trong những bài thơ tâm sự về nghề viết: Viết/ viết/ viết đi, chữ không còn là chữ/ viết chỉ như ý nghĩ... (Viết). Phan Huyền Thư viết: Tự phá vỡ đối xứng/ bằng nón nghiêng, quang gánh lệch và mắt nhìn ngang/ Huế như nàng tiên câm/ khóc âm thầm không nói/ Muốn thì thầm vuốt ve thật khẽ/ lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam (Huế), viết về Huế kiểu “phá vỡ đối xứng” bằng cách nói lạ như Phan Huyền Thư thì thật hiếm, táo bạo và thật khó quên.

Trong thơ của Phan Huyền Thư chúng ta dễ nhận thấy hình ảnh người con gái với những đau đớn vấp ngã, cô đơn buồn tủi trước cuộc sống hiện đại. Nếu trong thơ Linh, người con gái ấy có vấp ngã đau đớn nhưng rồi lại biết đứng dậy đầy bản lĩnh, lúc nào

cũng đang rượt đuổi thời gian, gấp gáp nóng bỏng đam mê trào ra theo từng con chữ, thì trong thơ của Phan Huyền Thư lại là hình ảnh của một người phụ nữ nhẫn nại với những yêu thương và cam chịu thân phận, người phụ nữ của “khẩn khoản”, của “tự nguyện” của những khát khao dâng hiến và đợi chờ, của sự van nài và mong ngóng hạnh phúc. Tất cả đều được hiện lên rất chân thực: Tay em không vươn tới những năm hai nghìn/ Không chạm được người đàn ông gần nhất/ Anh biết không/ em vẫn chìa tay/ Thế kỉ sau/ Biết có một ngày” (Van nài). Và nỗi cô đơn ăm ắp buồn – buồn đến mức tự truy điệu mình “buồn tập tễnh/ về ăn giỗ”, buồn loang cả vào hồn người khiến mọi thứ trở nên mất phương hướng. Và có những khoảnh khắc thất vọng, bất lực: Mỏi mắt/ Tay buông/ Gối chùn/ Đầu gục/ Mệt/ đùa dai (Mệt); và như vừa ra lệnh vừa lại hạ thấp mình: Em xanh xao từ thuở/ Không dạy bảo được tim (Nghĩ lại); và tận sâu trong con tim người đàn bà đa đoan tình đó xuất hiện cảm thức cô đơn: Em thở dài/ buốt mùa đông rỗng ngực/ buồn xa xa thương cũng xa xa (Rỗng ngực); nỗi âu lo về sự trống rỗng: những khoảng trống đựng đầy khoảng/ trống/ đựng đầy thất vọng/ đầy hơi thở/ em” và vô tình những khoảng trống đó “làm tan tành cả ngụ ngôn” (Khoảng trống).

So với các tác giả trẻ đương thời, Phan Huyền Thư đã tạo được cho mình một giọng điệu rất riêng biệt, đó là giọng giễu nhại. Đây là giọng điệu góp phần chuyển tải cái tôi nội cảm và hòa đồng của tác giả. Một cái tôi trực cảm và phản biện mạnh mẽ với hiện thực cuộc sống hiện đại. Giễu nhại (pastiche) là một dạng thức của phản biện xã hội mang tính cá nhân. Phan Huyền Thư đã mở ra một vùng tâm thức với những sự yêu, ghét, đợi mong, cô đơn, “thất vọng tạm thời” về cuộc đời, con người, nhân loại. Thái độ giễu nhại những lai căng của xã hội được tạo nên bởi những cặp tương phản, nghịch lý, vênh kệch. Ở bài Tôi đi trên đường đầy bụi, thành phố của tôi, sự tương phản, kệch cỡm biểu hiện ở nhiều lớp, không chỉ ở bản thân đối tượng mà còn ở bối cảnh của đối tượng, ở hướng vận động của đối tượng: “Những cô nàng chân cong váy ngắn/ Loé xoé tiếng địa phương/ những nàng nhâm nhi văn chương/ khen nhau cố hớp giọng thị thành/... thành phố của tôi/ mọi người sống và biết kết quả từng ngày. Giễu nhại cả sự sống là cuộc đi của loài người, Người người đi tương lai, nhưng cuộc đi ấy dường như lại dẫn con người tới vực thẳm: Tôi nằm đây đợi loài người trở lại/ để nói về sự đi. Có khi Phan Huyền Thư tạo nên cái tự trào từ hiệu ứng của sự chơi chữ, giũa chữ: “Về thôi – giao thừa thừa tôi”, “Giả say – rượu đào bất tận hưởng – lộc thơ – bất trùng xuân” (Nằm vạ tháng Giêng). Những tự luận dựa trên

sự loại trừ nghĩa của từ ngữ: Quê hương không là mẹ - Quê hương chỉ là hương (Thực dụng hư vô). Hay giữa các từ đối lập đặt cạnh nhau: đôi bầu vú thông minh – không cứu nổi cặp đùi dài ngu ngốc (Mưa); giễu nhại tiền bối, khi thì kín đáo, lúc đầy khiêu khích: Cá chép của em/ bơi theo dấu anh sông biền biệt/ vượt vũ môn không hóa rồng/ hóa lộn chồng/ lộn kiếp (Hai mươi ba tháng Chạp); Chị nhận thức lại những giá trị tư tưởng đã làm bất biến: “Đức hạnh. Bao giờ cũng đói khát/ Ham muốn. Có khi nào không bất lực”, “Ngượng ngập dìm chết em/ Xác đức hạnh trôi sông/ đam mê/ tam đoạn luận”. Lúc thì “do dự”, khi lại dám “liều”… Với chị, đam mê và đức hạnh khó mà cùng chung sống. Người đức hạnh không thể sống đam mê hết mình, nhiều khi phải chế ngự đam mê để giữ gìn đức hạnh, khi đó đức hạnh thật đói khát, đáng thương. Chị phản lại ca dao bằng cách nói ngược: “Em là con ngựa đau, chẳng khiến cả tàu bỏ cỏ”, nhại thành ngữ bằng cách nói lái, hoài nghi: Đồng bào của tôi/ đồng bào dị mộng/ Lọt sàng lòng có xuống nia (Dị mộng). Chị nhại phản lại thơ của Phan Thị Vàng Anh: Bàn tay bỏ quên túi áo/ Mân mê cây bút chì. Nhiều lúc chị tự đứng ra xa mình, ngoài mình để nhìn mình rõ hơn, tự đối thoại với mình, tự giễu mình (Lãng mạn giải lao, Lịch sự, Giấc mơ...). Thêm nữa, thơ Phan Huyền Thư có chút gì đó rất táo bạo, công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoăc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư đầy nữ tính, thứ nữ tính có chút hoang dại, vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất dấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều độc dược mạnh nhất. Có cảm giác như chị là một Thị Màu của sân khấu thơ và không khỏi ngỡ ngàng khi chị cũng là người rất mê chèo, đặc biệt là chèo cổ. Nhại âm hưởng tiếng chim “bắt cô trói cột”: bắt cô trói cột/…bắt nhau/ trói buộc/ bắt nhau/ cô độc/... bắt mình/ bắt nhau… (Thực dụng hư vô). Thái độ giễu nhại những giá trị mang tính truyền thống được thể hiện rất sắc từ việc phá đi kết cấu bền chặt sẵn có trong thành ngữ, ca dao: Đồng bào của tôi/ đồng bào dị mộng/ lọt sàng lòng có xuống nia… Đồng sàng (Dị mộng), Cá chép của em/ bơi theo dấu anh sông biền biệt/ vượt vũ mông không hoá rồng/ hoá lộn chồng/ lộn kiếp (Hai mươi ba tháng Chạp). Hay từ việc phá đi logic luận lý đã có của xã hội: xanh thì đỏ/ tím thì vàng/ váy ngắn thì chân phải cong (Thị Mầu 97), đấy là một sự kệch cỡm, cũng có thể là sự phá bỏ hệ thẩm mỹ nhiều định kiến. Cái giễu nhại, tự trào không khước từ cả sự lật tẩy, xoá bỏ chính mình, đấy là lời tuyên bố sắc lẹm muốn chọn “cáo phó” đời mình trong sự trống rỗng, và mơ một “giấc mơ”,“Tôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi” (Giấc mơ). Rỗng

ngực không chỉ là biểu tượng của sự vô cảm, mất mát của con người đương thời, nó còn là thái độ giễu nhại chính trạng thái ấy trong bản thân tác giả.

Phan Huyền Thư là một giọng thơ giễu nhại sâu đằm hiếm hoi của thơ nữ Việt Nam đương đại. Còn có thể kể đến sự giễu nhại hài hước trong thơ Lê Thị Thấm Vân, Nguyễn Thị Hoài Bắc… Trong văn xuôi, sự giễu nhại thể hiện mạnh mẽ ở Phạm Thị Hoài, Lê Thị Huệ, thể hiện nhẹ nhàng ở Y Ban, thể hiện bốp chát và còn sống sượng ở Đỗ Hoàng Diệu… Giễu nhại chính là biểu hiện của hoài nghi. Nó thể hiện cách tiếp cận và quan điểm đánh giá những vấn đề của đời sống ở nhiều phía khác nhau. Không ngần ngại công khai bày tỏ sự giễu nhại xã hội, sự phản ứng trước những cái cũ, cái không hợp thời, không hợp lý, Phan Huyền Thư đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình, một cái tôi giàu trực cảm với xã hội hiện đại.

* Văn Cầm Hải

Thơ Văn Cầm Hải không dễ đọc và giọng điệu thơ anh cũng khó cảm nhận so với các nhà thơ trẻ khác. Thơ anh có những ẩn dụ được liên tưởng quá xa khiến người đọc khó lần ra manh mối điều anh muốn nói, nhịp thơ đứt gãy, phá vỡ cấu trúc, phá vỡ không gian thời gian, các yếu tố hoang tưởng, ngẫu nhiên đan xen với những ý tưởng chủ đạo. Hiện thực phân mảnh, vung vãi trên mặt giấy. Tuy nhiên đọc kĩ ta vẫn thấy giọng điệu rất riêng của thơ Hải. Trước hết là giọng kể - giọng tự sự về cuộc đời, về con người và các vấn đề thế sự nhân sinh mà Hải quan tâm. Đó là những bài như: Đời chị, Người đi chăn sóng biển, Em... Tác phẩm Đời chị của Văn Cầm Hải: đời chị/ như viện bảo tàng/ có nhiều mặt nạ đàn ông/ giờ đây/ có ngày yên mệnh/ tuổi chị về qua đôi chân dài óng mượt... Bài thơ ngắn, nhiều dữ kiện, như một tiểu thuyết về đời người, đầy xúc cảm nhưng cũng đầy chiêm nghiệm. Thơ trước đây thường nghiêng về cảm xúc với những lát cắt của tình cảm, ít có bài thơ nào mang sức nặng của một câu chuyện dài như thế. Tiếp đến Hải đã tạo ra được giọng điệu rất riêng biệt, đó là giọng ẩn ức, thương đau của một tâm hồn hoang mang, chịu nhiều đau thương đổ vỡ trước cuộc sống hiện đại, một cái tôi lưu vong luôn đau đáu hướng lòng về Tổ quốc. Một giọng điệu sầu thương mang nặng cảm quan Việt trong thế giới nội tâm và văn chương của mình. Ta dễ dàng nhận thấy cách kết hợp từ rất lạ của Hải: anh thường kết hợp cách danh từ + động từ (biểu hiện đổ vỡ, mất mát). Tôi mãi đứng tranh chấp giữa hai bờ lưu thẳm/ bước chân đời trót dại đi qua (Ảnh tượng); anh vẫn chiều em tay trắng (Tay trắng); tôi tiếc mình đến chậm mấy mươi năm (Đời chị); tôi trở thành nhục thể của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023