Ký Hiệu Và Cách Tính Các Biến Trong Mô Hình


Từ kết quả trên cho thấy có một số nghiên cứu chính của các tác giả ở các quốc gia khác nhau trên thế giới được sử dụng để tham khảo trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại chú trọng đến một số yếu tố khác nhau nhưng tất cả đều xoay quanh đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng thanh khoản của các công ty, doanh nghiệp. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sẽ không phân tích hay xem xét hết tất cả các yếu tố đó mà chỉ tập trung phân tích vào các yếu tố nào được xem là có khả năng giải thích cao nhất đến khả năng thanh khoản.


Tóm tắt:

Trong chương 2 tác giả đã giới thiệu một cách tổng quan về ngành thủy sản cũng như trình bày các nghiên cứu trước liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản công ty từ đó tổng hợp các biến có mối tương quan như thế nào đối với thanh khoản. Trên cơ sở đó tác giả tiếp tục đưa ra các phương pháp nghiên cứu và từ đó phân tích mối tương quan giữa các biến mà tác giả sẽ trình bày trong chương tiếp theo trong việc làm rò các yếu tố đó.



CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Ở chương 2 tác giả đã trình bày về quá trình phát triển về ngành thủy sản, những đóng góp và vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như dẫn chứng và tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Trong chương này tác giả sẽ đi lựa chọn mô hình nghiên cứu, mô tả về dữ liệu nghiên cứu, trình bày ký hiệu và cách tính các biến có trong mô hình. Sau đó tác giả sẽ đi phân tích chuyên sâu về các biến nghiên cứu, đồng thời sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu mà tác giả sẽ sử dụng trong chương kế tiếp.

3.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước của Opler và cộng sự (1999), Bruinshoofd và Kool (2004), Ferreira và Vilela (2004), Afza và Adnan (2007), Isshaq và Bokpin (2009), Chen và Mahajan (2010), Gill và Mathur (2011), Filippo Ippolito và Ander Perez (2011), Rohit và Vipan (2012), Baum và cộng sự (2008),… và tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi quy làm cơ sở để xem xét các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản như sau:


LIQ = β0 + β1*P/B + β2*SIZE + β3*P/E + β4*D/A + β5*FCF + β6*GTA + β7*ROA + β8*RFOA


Trong đó:

Biến phụ thuộc: Khả năng thanh toán hiện hành (LIQ)

Biến độc lập: Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B)

Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E) Tỷ lệ nợ (D/A)

Tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF)

Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA) Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA)


βi: Hệ số tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. β0: Là một hằng số khi tất cả các giá trị của các biến độc lập = 0.

3.2. Dữ liệu và các biến nghiên cứu

3.2.1. Mô tả dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp lấy từ các bảng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ngành thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX). Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này là các số liệu từ báo cáo kết quả cuối năm giai đoạn 2010 – 2014 được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích dữ liệu và mô hình hồi quy. Các điểm “đột biến” (outlier) sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê dựa trên phân phối chuẩn, nhằm tránh làm nhiễu trong phân tích dữ liệu và kết quả của mô hình hồi quy. Vì vậy, theo lý thuyết thống kê các giá trị nằm trong khoảng [µ - 3σ; µ + 3σ] (chiếm 99,8% dữ liệu) là các điểm không đột biến (Zimmermann, 1991) và sẽ được giữ lại để xem xét. Mẫu nghiên cứu bao gồm 19 công ty với tổng cộng 95 quan sát cho dữ liệu bảng cân xứng.

3.2.2. Các biến nghiên cứu

Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2014 đối với 19 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Trong nghiên cứu này tác giả đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa một số biến trong như: tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ lệ nợ (D/A), giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B), tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) với khả năng thanh khoản (LIQ) của 19 doanh nghiệp ngành thủy sản. Đồng thời nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc để đo lường khả năng thanh khoản là tỷ lệ thanh toán hiện hành – Current ratio (LIQ) và được trình bày tóm tắt trong bảng 3.1 như sau:


Bảng 3.1: Ký hiệu và cách tính các biến trong mô hình


Biến

Định nghĩa

Đơn vị

Cách tính

Kỳ vọng

LIQ

Khả năng thanh toán hiện hành

Lần

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn


P/B

Tỷ số P/B

Lần

Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách


SIZE

Quy mô doanh nghiệp

Lần

Log(Tổng tài sản)


+


P/E


Tỷ số P/E


Lần

Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)


D/A

Tỷ lệ nợ

%

Tổng nợ/Tổng tài sản


FCF


Tỷ lệ dòng tiền tự do


%

(Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao)/Doanh thu


+


GTA

Tăng trưởng tổng tài sản


%

(Tổng tài sảnnăm t – Tổng tài sảnnăm t – 1)/Tổng tài sảnnăm t – 1


+


ROA

Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản


%

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản


+


RFOA

Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần


%

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐSXKD/Tổng tài sản


+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản - 6


3.3. Định nghĩa và đo lường các biến

3.3.1. Biến phụ thuộc

Tỷ lệ thanh khoản hiện hành (Current ratio) là tỷ lệ giữa tài sản lưu động và giá trị nợ ngắn hạn phải trả trong cùng kỳ, phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp, chỉ số này được đo lường như sau:



Tài sản ngắn hạn

Tlệ thanh khoản hiện hành =

Nợ ngắn hạn


Ý nghĩa:

Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ nhưng nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tích cực bởi vì nó cho thấy công ty hiện đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả, ngược lại tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty đó sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn để chi trả các khoản nợ của công ty.

3.3.2. Biến độc lập

Tỷ lệ nợ (D/A)


- Tỷ lệ nợ là tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tổng số nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Các cổ đông luôn mong muốn tỷ số nợ cao vì như vậy sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông, nhưng ngược lại các chủ nợ thì thích tỷ lệ này thấp vì như vậy công ty sẽ có khả năng trả được nợ cao hơn. Tuy nhiên muốn đánh giá chính xác được tỷ lệ này là cao hay thấp ta phải so sánh với tỷ lệ nợ của bình quân ngành.

- Tỷ lệ nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

- Tỷ lệ nợ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường thì các doanh nghiệp duy trì ở mức 60/40 là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ được tính toán như sau:


Tỷ lệ nợ (%) =

Tổng nợ

Tổng tài sản

𝑥 100


Ý nghĩa:

Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là như thế nào. Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đi vay ít và cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ trong tài chính cao, tuy nhiên nó còn cho thấy rằng ở


đây doanh nghiệp chưa biết cách khai thác hiệu quả đòn bẩy tài chính (chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay). Ngược lại, nếu tỷ lệ này quá cao thì có thể hiểu là doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu là đi vay để kinh doanh, thể hiện mức rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Tăng trưởng tổng tài sản

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản là tỷ lệ thể hiện sự thay đổi các giá trị của tổng tài sản qua các năm, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn năm hiện tại. Tỷ lệ này được xác định như sau:


Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (%) =

Tổng tài sản t – Tổng tài sảnt - 1

Tổng tài sảnt - 1

𝑥 100


Ý nghĩa:

- Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của kỳ trước so với kỳ hiện tại mà bằng 0 thì tỷ lệ này là không xác định.

- Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt, tỷ lệ tăng trưởng tài sản phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích tăng trưởng tài sản, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào,… Nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thì việc tăng trưởng tài sản là một dấu hiệu tốt.

Tỷ lệ dòng tiền tự do

Dòng tiền tự do là số tiền từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã tính toán các chi phí, nếu dòng tiền tự do cao thì doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng để mở rộng kinh doanh, thanh toán các khoản nợ,… Tỷ lệ dòng tiền tự do được đo lường như sau:


Tỷ lệ dòng tiền tự do (%) =

Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao

Doanh thu

𝑥 100


Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố được xem xét và nghiên cứu trong việc tác động đến thanh khoản hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nếu quy mô doanh nghiệp lớn thì có thể nói một phần là doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, nhưng chưa thể xác định được một cách chính xác về yếu tố này. Nếu quy mô có mối tương quan cùng chiều với khả năng thanh khoản của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan ngược chiều chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của doanh nghiệp tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản.

Trong bài nghiên cứu này tác giả tính toán quy mô doanh nghiệp theo công thức sau:



Quy mô doanh nghip = Log(Tổng tài sản)


Tỷ số P/E

Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. Tỷ số P/E được xác định như sau:



Giá trị thị trường của cổ phiếu

Tỷ số P/E =

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)


Ý nghĩa:

Tỷ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ


tức cao. Thông thường tỷ số P/E trung bình trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 15 – 25, tuy nhiên sự dao động này phần lớn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế nên có thể dao động ngoài vùng trên và tỷ số P/E cũng sẽ rất khác nhau giữa các công ty và các ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm và một số nhà đầu tư có cộng cả chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trong công thức tính toán trên vì họ thích sử dụng doanh thu hoạt động trước lãi vay. Công thức tính như sau:


Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng tài sản

x 100


ROA sẽ cung cấp cho các đối tượng liên quan các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư, đó hiển nhiên không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món lời.

Tỷ số P/B

Chỉ số P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Tỷ số P/B được xác định theo công thức sau:

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí