Hiệu Quả Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Giai Đoạn 1996 – 2014


trồng cho đến việc chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phảm và đầu tư tái tạo nguồn lợi. Do đó, việc tổ chức và quản lý ngành thủy sản mang tính chất đa dạng và phức tạp nhằm phù hợp với phương hướng chung trong việc phát triển ngành, đó là khép kín các khâu chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp theo cơ chế phát triển ngành.

Ngành thủy sản là một ngành sản xuất vật chất mang tính mùa vụ

Do sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường sống và tập tính sống của các đối tượng, các chủng loại động thực vật làm cho các yếu tố sản xuất trong ngành thủy sản không sử dụng hết thời gian trong năm. Vì vậy công tác tổ chức cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau về kinh tế và tổ chức kỹ thuật để giảm bớt tính bất lợi này.

2.1.3. Quá trình phát triển

Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Giá trị ngoại tệ xuất khẩu của ngành Thủy sản đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân chiếm tỷ trọng cao và đang trên đà phát triển mạnh với sự ổn định lâu dài. Tỷ trọng của ngành Thủy sản trong khối Nông – Lâm – Ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc luôn tăng qua các năm và trở thành ngành quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Ngành Thủy sản góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành Thủy sản thúc đẩy và cải thiện cuộc sống của người dân ở các vùng ven biển, vùng núi, trung du và Tây nguyên. Đặc biệt, ngành Thủy sản góp phần đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Tuy nhiên, từ lúc ra đời cho đến những năm giữa thế kỷ trước, nghề cá Việt Nam vẫn là một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu và thủ công. Nhưng kể từ năm 1950, Đảng và Nhà nước ta thấy được tầm quan trọng, sự đóng góp ngày càng lớn của nghề cá Việt Nam cho nền kinh tế quốc dân, cho thấy một cách nhìn mới về nghề cá. Quá trình phát triển ngành Thủy sản có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1954 – 1960

Kinh tế Thủy sản được chăm lo hơn và dần hình thành phát triển như một ngành kinh tế – kỹ thuật. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế miền Bắc được dần khôi phục và phát triển. Với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức nghề cá công nghiệp (Hạ Long, Việt – Đức, Việt – Trung), nhà máy cá hộp Hạ Long được thành lập.


Giai đoạn 1960 – 1980

- Từ năm 1960 – 1975: Việc thành lập Tổng cục Thủy sản (1960) đã đánh dấu vị trí của ngành Thủy sản như một chỉnh thể của ngành kinh tế – kỹ thuật. Tuy nhiên,vào giai đoạn này, ngành Thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi đây cũng chính là giai đoạn đất nước có chiến tranh, đòi hỏi sự kết hợp của ngư dân biển nói riêng và cả nước nói chung cùng nhau thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng miền Bắc và đánh giặc Mỹ giải phóng miền Nam”.

- Từ năm 1976 – 1980: Đất nước thống nhất tạo một bước tiến để ngành Thủy sản phát triển trên rộng khắp cả nước với sự thành lập Bộ Hải sản (1976) cùng với việc thực hiện 10 năm Di chúc của Bác Hồ. Ngành Thủy sản nhận được nhiều tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, kinh tế thủy sản vẫn giảm sút do hậu quả nặng nề từ chiến tranh, nền kinh tế đang trong quá trình khôi phục và do cơ chế quản lý chưa phù hợp nên làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản.

Giai đoạn 1981 đến nay

Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ Thủy sản (1981). Ngành Thủy sản bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới – giai đoạn phát triển toàn diện về mọi mặt từ khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, ngành còn đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng hợp tác quốc tế để thúc đẩy sự tăng trưởng.

Năm 1981, sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprdex Việt Nam và áp dụng cơ thế “tự cân đối, tự trang trải” đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển ngành Thủy sản. Vì vậy, ngành Thủy Sản được coi là ngành tiên phong đầu tiên trong quá trình đổi mới, tạo ra bước ngoặc cho sự tăng trưởng phát triển của kinh tế Thủy sản trong thời gian qua.

Năm 1993, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng Thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô,… tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà nước.

Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhờ áp dụng các giải pháp đúng đắn, ngành Thủy sản đã thu được nhiều thành tựu đáng kể: Năm 1990, tổng sản lượng thủy sản vượt mức 1 triệu tấn, và đạt 2 triệu tấn (2000), 3 triệu tấn (2004), vượt mức 4 triệu tấn (2007). Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua mức 500 triệu USD, vượt ngưỡng 1 tỷ USD (2000), đạt 2 tỷ USD (2002),

trên 3 tỷ USD (2006), vượt mức 4 tỷ USD, đạt 4,5 tỷ USD (2008).


Nguồn Tổng cục Hải quan và Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt 1

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Hình 2.1: Hiệu quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1996 – 2014

Thực tế cho thấy, xuất khẩu thủy sản trong suốt giai đoạn 1995 – 2014 vẫn phát triển theo chiều rộng (gia tăng sản lượng xuất khẩu để tăng giá trị xuất khẩu). Kết quả cho thấy, bình quân giai đoạn 1995 – 2014 trong 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch xuất khẩu có đêns 64,27% là do yếu tố tăng sản lượng xuất khẩu tạo ra, yếu tố giá chỉ chiếm có 35,73%. Cụ thể các năm kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc 100% vào tăng sản lượng xuất khẩu là năm 2001, 2002, 2004, 2005, 2006, 2007, 2012 (trong 100% phần tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản có đến 100% là do yếu tố tăng sản lượng tạo ra, yếu tố giá không có tác động đến sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm này); Các năm 1996, 1997, 1998, 2009, 2011 trong 100% phần tăng lên của kim ngạch xuất khẩu có đến 75% là do yếu tố giá tạo ra, còn lại dưới 25% là do yếu tố sản lượng hình thành. Riêng năm 2009, mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có giảm so với năm trước do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường giảm. Tuy nhiên đây lại là năm cho hiệu quả giá trị xuất cao nhất trong 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch xuất khẩu cpó đến 100% là do yếu tố giá tạo ra (giá xuất khẩu bình quân tăng trong năm 2009 đã tạo đà cho việc tăng giá xuất khẩu bình quân cho các năm trong giai đoạn 2010 – 2014) và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Cho thấy sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản cũng như giữ một vị thế quan trọng.






























2010

2011

2012

2013

2014

TỔNG TÀI SẢN

19,681,327

21,593,153

22,594,242

27,811,708

29,661,974

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Triệu đồng


35,000,000

30,000,000

25,000,000

20,000,000

15,000,000

10,000,000

5,000,000

-

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Hình 2.2: Tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản 2010 – 2014

Có thể thấy tình hình tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành thủy sản luôn tăng qua các năm và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2014 với 29.661.974 triệu đồng tăng 1.850.266 triệu đồng so với năm 2013, tăng 7.067.732 triệu đồng so với năm 2012, tăng 8.068.821 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 9.980.647 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 6,65% (2013), 31,28% (2012),

37,37% (2011) và tăng 50,71% (2010). Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành thủy sản không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư thông qua việc gia tăng giá trị tổng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh góp phần thúc đẩy quá trình phát triển tình hình tài chính của doanh nghiệp, cùng với đó việc gia tăng giá trị tổng tài sản sẽ giúp việc vận hành trơn chu của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp.



2010

2011

2012

2013

2014














22,953,846

29,549,402

28,985,132

34,691,282

40,600,885














991,681

1,247,046

2,192,057

1,221,398

283,384


Triệu đồng

45,000,000


40,000,000


35,000,000


30,000,000


25,000,000


20,000,000


15,000,000


10,000,000


5,000,000


-


TỔNG DOANH THU TỔNG LỢI NHUẬN










(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Hình 2.3: Tổng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2014

Từ kết quả trên có thể thấy được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra tương đối hiệu quả thể hiện thông qua việc nguồn doanh thu qua các năm luôn tăng, trong đó doanh thu cao nhất là năm 2014 với 40.600.885 triệu đồng, tuy nhiên năm 2012 doanh thu có sự sụt giảm nhưng sự sụt giảm này là không đáng kể. Với những số liệu trên có thể đánh giá được các doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nước, thực hiện thúc đẩy quá trình hoạt động để đảm bảo cho việc vận hành trơn tru của thị trường. Tuy nhiện lợi nhuận mà các doanh nghiệp mang lại là chưa thực sự hiệu quả, trong đó lợi nhuận từ năm 2012 đến năm 2014 luôn giảm, đặc biệt năm 2014 là giảm mạnh nhất chỉ đạt 283.384 triệu đồng, một con số khá nhỏ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận giảm từ năm 2012 là do sự tăng giá nguyên liệu đầu vào, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty khi mà tỷ lệ chi phí sản xuất là rất lớn chiếm 70% – 80%. Đặc biệt trong tình trạng thiếu nguồn cung trong nước, các doanh nghiệp đã phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, điều này

làm cho chi phí ngày càng đẩy lên cao nên mặc dù doanh thu mà các doanh nghiệp mang lại là khá lớn nhưng lợi nhuận thì tương đối thấp.

2.1.4. Sự đóng góp và vai trò của ngành thủy sản

Sự đóng góp của ngành thủy sản

Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, ngành Thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, ngành Thủy sản còn giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các vùng ven biển…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Mặc dù, giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 6,7 tỷ USD, nhìn chung giảm so với 2014 (do thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, và chịu ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm liên tục giảm 25 – 30%, riêng mặt hàng cá biển tăng 5%, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3 – 25%. Xuất khẩu sang các thị trường đều giảm 3 – 27%, riêng ASEAN tăng 8%), nhưng giá trị xuất khẩu ngành thủy sản đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lại tăng hơn so với năm ngoái cụ thể là năm 2015 tăng 6,68%, trong đó quý I tăng 6,12%, quý II tăng 6,47%, quý III tăng 6,87%, quý IV tăng 7,01%. Trong mức tăng trưởng chung 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông

– lâm – ngư nghiệp tăng 2,41% đóng góp 0,4 điểm phần trăm. Trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, Ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm.





%

9

8

7

6

5

4

3

2


1



0

2006 - 2010

2011

2012

2013

2014














6.32

6.24

5.25

5.42

5.82














3.53

4.02

2.68

2.64

2.73














6.39

6.68

5.75

5.43

6.08




















GDP

Nông - Lâm - Thủy sản

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

7.64

6.83

5.9

6.57

6.83

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hình 2.4: Tăng trưởng và cấu trúc tăng trưởng theo ngành kinh tế

Theo nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam bình quân giai đoạn năm 1991

– 1995 đạt 8,2%; giai đoạn 1996 – 2000 đạt 7,0%; giai đoạn 2001 – 2005 đạt

7,5% và giai đoạn 2006 – 2010 đạt 6,32%. Tính bình quân giai đoạn 1991 – 2011, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế đạt trên 7,1%/năm, được đánh giá là tốc độ tăng trưởng cao và ổn định so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2014, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn thấp hơn 7% (năm 2011: 6,24%; năm 2012: 5,25%; năm 2013: 5,42%) và năm 2014

là 5,82% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2012 và năm 2013, cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế.

Vai trò của ngành thủy sản

Ngành thủy sản có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, mở rộng nền kinh tế quốc dân. Vai trò của ngành thủy sản được thể hiện qua các mặt như sau:


- Ngành thủy sản là một ngành sản xuất quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu đời sống của con người. Lương thực thực phẩm nói chung và thực phẩm thủy sản nói riêng là điều kiện thiết yếu để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống con người. Cho nên phát triển ngành lương thực thực phẩm và ngành thủy sản sẽ cho phép đảm bảo sức khỏe cho con người, từ đó nâng cao năng suất lao động. Ngoài những đặc điểm chung thì còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của ngành đó là: sản phẩm thủy sản có khẩu vị ngon, dễ chế biến, thành phần chất đạm cao, ít mỡ, giàu chất khoáng, dễ tiêu hóa nên xu hướng chung là các mặt hàng thủy sản ngày càng được qua chuộng. So với một số sản phẩm khác như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng,… thì sản phẩm thủy sản nhìn chung là có ưu thế hơn về phẩm chất và ngày càng trở thành loại thực phẩm có nhu cầu cao trên toàn thế giới.

- Ngành thủy sản còn là một ngành cung cấp thức ăn gia súc quan trọng. Bột cá dùng để chế biến thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi lấy từ phế liệu, phế phẩm trong các ngành sản xuất thủy sản, đây là nguồn thức ăn giàu chất đạm làm cho gia súc tăng trưởng nhanh, sinh sản nhiều, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất thực phẩm khác. Ở nước ta hiện nay, hàng năm các nhà máy chế biến thủy sản sản xuất khoảng trên 40.000 tấn bột cá cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nuôi trồng thủy sản.

- Ngành thủy sản còn là một ngành cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người và thức ăn gia súc thì các nguyên liệu thủy sản, trong đó có nhiều loại: giáp xác, nhuyễn thể, rong câu,… cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác như dược phẩm, hóa chất, thủ công mỹ nghệ… Ngành thủy sản là ngành giữ vị trí quan trọng trong ngoại thương, góp phần tích lũy của cải để nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu thủy sản nước ta hiện nay nằm trong số 15 nước xuất khẩu thủy sản chủ yếu của thế giới, sản phẩm thủy sản của nước ta đã có mặt trên 50 nước.

- Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và cộng đồng dân cư sống ven biển nói riêng và người lao động nói chung. Ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ gián tiếp khác của hoạt động thủy sản.

Không những thế, ngành thủy sản ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng trưởng nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, gắn nghề cá nói riêng và nông – lâm – ngư nghiệp nói chung với công nghiệp và giao thông vận tải hình thành một cơ cấu kinh tế thống nhất. Đặc biệt ngành thủy sản là một trong nguồn xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022