Tổng Tài Sản Và Tỷ Lệ Nợ Xấu Của 25 Nhtm Việt Nam Từ Năm 2007-2017

42


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của học viên từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM Việt Nam

Biểu đồ 4.3: Tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017


Quy mô ngân hàng trong bài nghiên cứu được mặc định hiểu là tổng tài sản của ngân hàng đó. Theo kết quả phân tích, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng tăng qua các năm từ 2007-2017. Từ năm 2008-2011, các NHTM liên tục gia tăng quy mô với mức gia tăng bình quân là 31,22%. Trong thời kỳ này, do nền kinh tế tăng trưởng nóng, nhu cầu về vốn lớn, các NHTM hoạt động thuận lợi và có hiệu quả liên tục gia tăng quy mô tổng tài sản. Đến năm 2012- 2013, thị trường bất động sản bị khủng hoảng, kéo theo nhiều khoản nợ xấu phát sinh tại các NHTM, các ngân hàng gặp trở ngại trong việc giải quyết các khoản nợ xấu này, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM năm này chỉ đạt mức 2,15%, tỷ lệ nợ xấu của 2 năm này theo ghi nhận khá cao so với quy định của NHNN là 3,3% và 3,88%. Từ năm 2013 trở về sau, nền kinh tế có tín hiệu phục hồi, các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn trong đó phải kể đến chất lượng trong hoạt động tín dụng được cải thiện, đã góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM đạt mức tăng bình quân là 17,62%.

4.1.3.2 Khả năng sinh lời.


Yếu tố này trong bài nghiên cứu được mặc định hiểu là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận cao chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng cao mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Từ năm 2007-2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng phải hứng chịu những khoản nợ xấu khó đòi, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm, cụ thể năm 2007 là 1,32%, sang năm 2008 giảm còn 1%. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu năm 2007 từ 1,12% tăng lên 2%. Từ năm 2009-2011, các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn do nền kinh tế dần hồi phục, tỷ suất sinh lời trên tổng

43


840.00%

4.50%

820.11%

820.00%

3.88%

811.82%

4.00%

804.87%

799.77%

800.00%

3.50%

788.05%

3.3079%3.49%

786.27%

3.00%

780.00%

777.16%

760.00%

741%

740.00%

733.81%

757.07%

2%

1.77%

2.36%

2.50%

2.31%

2.09%

2.22%

2.06%

2.00%

1.76%

1.50%

720.00%

1.12%

1.00%

700.00%

0.50%

680.00%

0.00%

2007 2008 2009 2010 2011

2012

Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ(%)

Tỷ lệ(%)

tài sản các năm này có xu hướng tăng nhẹ lần lượt đạt mức 1,11%, 1,25% và 1,22%. Tỷ lệ nợ xấu của các năm này đạt mức ổn định, năm 2009 tỷ lệ nợ xấu đạt mức thấp là 1,77%. Từ năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều biến động, môi trường sản xuất kinh doanh gặp nhiều biến động, NHNN ban hành các quy định về an toàn vốn, hạn chế cấp tín dụng tại các NHTM, do đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng có xu hướng giảm, năm 2016 tỷ lệ này ở mức thấp nhất là 0,46%. Năm 2017, do kết quả xủa lý nợ xấu tiêu biểu là Nghị Quyết 42 góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,76%, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng nhẹ đạt mức 0,51%.


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của học viên từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25

NHTM Việt Nam

44


Biểu đồ 4.4: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017

250.00%

200.00% 193.72%

150.00%

100.76%

100.00%

46.84%

50.00%

23%

16.24% 16.40% 22.76% 18.70%25.06% 23.04% 23.13%

1.12% 2% 1.77% 2.09% 2.36% 3.30% 3.88% 2.31% 2.06% 2.22% 1.76%

0.00%

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Năm

Tỷ lệ nợ xấu

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ(%)

4.1.3.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của học viên từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25

NHTM Việt Nam


Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng tín dụng của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007 – 2017

Có thể nói hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập và được xem là nguồn thu chính, đặc trưng nhất của các NHTM. Bắt đầu từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam tăng trưởng nóng, tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã thực sự gây khó khăn cho nền kinh tế non trẻ của Việt Nam do đó tỷ lệ gia tăng hoạt động tín dụng

45


của các NHTM bị tác động làm giảm đáng kể và chỉ dừng lại ở mức 23% trong năm này. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính Việt Nam. Xuất phát từ chủ trương thay đổi chính sách tiền tệ theo định hướng của Chính phủ thông qua gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh năm 2009 đã dẫn đến việc NHNN phải thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và kéo tăng trưởng tín dụng sụt giảm trong năm 2010. Bước sang năm 2011, các hoạt động tái cơ cấu ngân hàng bắt đầu diễn ra, NHNN tiến hành thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất thị trường tăng lên gây bất lợi cho các khách hàng vay vốn. Do đó, tăng trưởng tín dụng giảm sâu. Đứng trước nguy cơ nợ xấu tăng cao đột biến, các ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình cấp tín dụng, hạn chế những khoản vay nhiểu rủi ro, đồng thời NHNN cũng chỉ đạo thông qua việc ban hành các quy định nhằm đảm bảo an toàn, đồng thời tăng cường công tác giám sát đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Sang giai đoạn từ năm 2011-2014, tỷ lệ của việc tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có dấu hiệu giảm dần và dừng lại ở mức thấp nhất năm 2011 (16,24%). Sang giai đoạn 2014 – 2017 tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi, môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng tín dụng dần đi vào quỹ đạo và tỷ lệ nợ xấu đã giảm nằm trong giới hạn cho phép của NHNN là dưới 2%.

Đến năm 2015 các NHTM đã từng bước tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong công tác tín dụng góp phần đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng đi vào quỹ đạo ổn định ở mức 25,06% (2015), 23,04% (2016) và 23,13% (2017).

4.1.3.4 Tốc độ tăng trưởng GDP


Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007-2017, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta đạt mức cao nhất 7,13% vào năm 2007. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm chỉ còn 6%. Cũng trong năm này tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam tăng nhẹ đạt mức 2%. Từ năm 2009-2011, kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục tăng trưởng đạt mức khá và ổn định, từ 5,4% năm 2009 tăng lên 6,24% năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu trong

46


8.00%

7.13%

7.00%

6.42%

6.68%

6.81%

6.24%

5.98%

6.21%

6.00%

6%

5.40%

5.25%

5.42%

5.00%

3.88%

4.00%

3.30%

3.00%

2%

2.09%

2.36%

2.31%

2.22%

2.00%

1.77%

2.06%

1.76%

1.12%

1.00%


0.00%

2007 2008 2009 2010 2011

2012

Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ nợ xấu

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ(%)

giai đoạn từ năm 2009-2011, dao động ở mức ổn định từ 1,77% năm 2009 lên 2,36% năm 2011, đạt mức yêu cầu dưới 3% của NHNN Việt Nam. Từ năm 2012-2014, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức tăng trưởng trung bình dao động từ 5,25% năm 2012 lên 5,98% năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012- 2013 tăng cao đạt mức kỷ lục vào năm 2013 là 3,88%. Từ năm 2015-2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng cao, nền kinh tế phát triển với tốc độ ổn định và bền vững từ 6,68% năm 2015 lên 6,81% năm 2017. Bên cạnh đó, cùng với nỗ lực của NHNN quyết tâm kiểm soát, giải quyết bài toán về vấn nạn nợ xấu của các NHTM đã góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 1,76% năm 2017.


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của học viên từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM Việt Nam và số liệu tổng cục thống kê

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017

47


4.1.3.5 Tỷ lệ lạm phát

Nhìn chung tỷ lệ lạm phát của toàn bộ nền kinh tế nước ta từ 2007-2017 có sự biến động không đồng đều. Năm 2007, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn trong điều kiện sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lạm phát ở mức khá cao 14,53%. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Qua năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ này tiếp tục tăng cao lên mức 20%. Năm 2009, do có nhiều thay đổi trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đưa tỷ lệ này giảm xuống còn 6,52%. Năm 2010 tỷ lệ này tiếp tục gia tăng lên mức 11,75%, năm 2011 18,13%. Từ năm 2012 đến 2017, nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi, chính sách phát triển kinh tế tăng trưởng gắn liền với phát triển bền vững, kiểm soát lạm phát. Từ đó góp phần đưa tỷ lệ lạm phát giảm dần và giữ ở mức ổn định đến năm 2017 là 3,53%.

Tỷ lệ(%)

48



25.00%



20%


20.00%


14.53%



18.13%







15.00%

11.75%


10.00%




6.52%


6.81% 6.04%

3.30% 3.88%




4.74%



5.00%


1.12%

2%

1.77%

2.09% 2.36%


21..8314%%

2.06%

0.60%

2.22%

1.76%


0.00%

2007

2008

2009

2010 2011


Tỷ lệ nợ xấu

2012 2013

Năm


Tỷ lệ lạm phát

2014

2015

2016

2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung - 8


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của học viên từ Báo cáo tài chính hợp snhất của 25 NHTM Việt Nam và số liệu tổng cục thống kê

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017

4.1.3.6 Tỷ giá hối đoái:

Bài nghiên cứu chọn tỷ giá đồng USD so với tỷ giá đồng Việt Nam làm đại diện cho tỷ giá hối đoái là do nền kinh tế Mỹ có vị trí hàng đầu trên thế giới. Sức mạnh đồng USD luôn được nâng cao theo thời gian. Từ cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước đến nay, đồng USD luôn là đơn vị chuẩn để đo lường các hoạt động kinh tế thế giới.

49


Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia, nơi đồng USD có sức mạnh nhất.

25000.00

4.50%

21967.33 22379.67 22717.29

20695.50 20876.14 21009.338. 21206.67

88%

4.00%

20000.00

19172.96

17862.83

3.50%

16077.58 16538.79

3.30%

3.00%

15000.00

2.36%

2.50%

2.31%

2%

2.09%

2.06%

2.22%

10000.00

1.77%

2.00%

1.76%

1.50%

1.12%

5000.00

1.00%


0.50%

0.00

0.00%

2007 2008 2009 2010 2011

2012

Năm

2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ giá đồng USD/VND

Tỷ lệ nợ xấu

VND

Tỷ lệ(%)

Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2007-2017, tỷ giá hối đoái có sự biến động theo hướng tăng dần. Theo phân tích tỷ giá hối đoái năm 2007 đến 2017 tăng lên 41,3%. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung và đến thị trường tiền tệ của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của học viên từ Báo cáo tài chính hợp snhất của 25 NHTM Việt Nam và số liệu trên trang Investing.com

Biểu đồ 4.8: Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017


Kết quả mô hình nghiên cứu

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí