Không chỉ riêng LAZADA ngay cả HOTDEAL cũng xác định định hướng chiến lược của mình ngày từ đầu khi thâm nhập thị trường TMĐT Việt Nam. Đáp viên QH2 cho biết:
Chúng tôi đã mạnh dạn mang mô hình trang web Groupon đã thành công tại Mỹ về Việt Nam với mong muốn sẽ là một trong những người tiên phong cho ngành thương mại điện tử phát triển và chúng tôi đang thành công.
Qua những chia sẻ bên trên cho thấy định hướng chiến lược của bốn doanh nghiệp là tập trung phát triển TMĐT, do đó thực tế cho thấy nếu định hướng chiến lược của doanh nghiệp không tập trung vào kinh doanh TMĐT thì thật sự khó khăn, nó ảnh hưởng đến đầu tư gây trở ngại trên con đường dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh TMĐT.
Quy trình kinh doanh
Quy trình kinh doanh, quản lý của doanh nghiệp được thiết kế đặc thù phù hợp với loại hình kinh doanh, mục tiêu đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, quy trình kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp sẽ gây trở ngại trong hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, điều này đã được Đáp viên QH2 chia sẻ:
Để đáp ứng được mục tiêu chiến lược kinh doanh, HOTDEAL đã phải thiết kế lại quy trình từ việc tìm kiếm nhà cung cấp đến việc dự trữ hàng, nhận, xử lý đơn hàng, đến giai đoạn giao hàng cho khách hàng để phù hợp với thị trường Việt Nam nhằm phục vụ và mang lại tiện ích cho khách hàng.
Trong cuộc trao đổi khác, Đáp viên QV2 đề cập tầm quan trọng của quy trình kinh doanh của VINABOOK đã được thiết kế phù hợp mô hình kinh doanh và công tác quản lý của VINABOOK:
VINABOOK là doanh nghiệp TMĐT cung cấp các sản phẩm sách và tạp chí, vì vậy chúng tôi phải thiết kế phù hợp giúp tinh gọn để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng.
Nếu quy trình kinh doanh không phù hợp, cũng như không có quy trình làm việc rõ ràng từ việc giao bán hàng hóa đến dịch vụ hậu mãi khách hàng sẽ gây bất cập trong hoạt động chăm sóc khách hàng, khách hàng sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty (Đáp viên QV2).
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 9
- Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 10
- Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 11
- Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 13
- Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 14
- Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Khi trao đổi về sự ảnh hưởng của quy trình kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh TMĐT, Đáp viên QS2 cho biết, việc thiết kế quy trình kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, theo Đáp viên QS2 nhận định nếu quy mô doanh nghiệp càng lớn thì có thuận lợi hơn so với doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp có nhiều nguồn lực để đầu tư, các doanh nghiệp lớn có lợi thế nhiều vốn đầu tư và thu hút nhiều nhân sự giỏi với cụm từ “thu hút nhiều nhân sự giỏi” đã được Đáp viên QV2 nhấn mạnh, điều này cũng cho thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự thành công của TMĐT.
Qua sự chia sẻ trên yếu tố quy trình kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT ngoài việc phù hợp với loại hình hay sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp, còn có thêm yếu tố mới trong quá trình phỏng vấn đã được Đáp viên QS2 chia sẻ đó là quy mô của doanh nghiệp trong nhóm các yếu tố tổ chức cũng tác động đến sự thành công của một doanh nghiệp.
Mục tiêu lợi nhuận
Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là yếu tố được chia sẻ khi được hỏi về những lời khuyên khi bắt đầu kinh doanh TMĐT tại Việt Nam. Theo Đáp viên QS1 chia sẻ:
Doanh nghiệp không nên đặt lợi nhuận lên hàng đầu khi bắt đầu triển khai kinh doanh TMĐT, khi nhà quản trị doanh nghiệp TMĐT quan tâm và đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên trong giai đoạn triển khai, mới thâm nhập thị trường thì điều này gây nhiều áp lực trong hoạt động triển khai cũng như gây bất cập trong việc cung cấp tiện ích cho người tiêu dùng. Mặt khác nếu nhà quản trị căn cứ vào việc so sánh lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp TMĐT so với kinh doanh truyền thống trong ngắn hạn để quyết định đầu tư cho hoạt
động kinh doanh TMĐT thì điều này thực sự chưa chính xác, vì TMĐT có thời gian thu hồi vốn lâu hơn kinh doanh truyền thống.
Chia sẻ về bài toán lợi nhuận của LAZADA trên báo Doanh Nhân (2014), Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Câu lạc bộ Tiếp thị truyền thông Việt Nam (VMCC) cho biết, cho đến 6/2014, Lazada Việt Nam đang không có lãi và dự định tình trạng này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nữa. Nhận định về chiến lược kinh doanh của LAZADA, ông Trần Anh Tú cho rằng, công ty này sẽ đi theo con đường giống như một số sản phẩm đã có ở Việt Nam là đầu tư vào việc phát triển quy mô thị trường, doanh số, thương hiệu chứ không tối ưu hóa lợi nhuận. Khi thị trường, doanh số và thương hiệu của Lazada.vn lớn hơn, rất có thể họ sẽ bán lại cho các nhà đầu tư tiếp theo.
4.2.3 Các yếu tố về quản lý cấp cao
Yếu tố đầu tư
Đầu tư là yếu tố được LAZADA chú trọng với các khoản đầu tư được sử dụng đúng mục đích, Đáp viên QL2 đã chia sẻ:
Tháng 6/2013 tập đoàn đã nhận được 100 triệu USD từ hàng loạt quỹ đầu tư như: Holtzbrinck Ventures, Kinnevik, Summit Partners, Tengelmann Group, Verlinvest và hiện tại khoản đầu tư này công ty đang đầu tư vào dịch vụ khách hàng nhằm giảm thiểu thời gian giao hàng và đầu tư vào việc tối ưu hóa nền tảng hạ tầng công nghệ giúp hoàn thiện sản phẩm dịch vụ trong thời gian sắp tới.
Ngoài các danh mục đầu tư trên, LAZADA hiện tại vẫn đang tập trung đầu tư thực hiện chương trình Marketing, quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm thông qua Internet bằng các hình thức Google, Facebook, Youtube nhằm thu hút người dùng, thực hiện bao phủ thị trường. Không chỉ riêng LAZADA mà cả HOTDEAL, SCJ và VINABOOK cũng thực hiện việc đầu tư vào việc hoàn thiện phục vụ khách hàng bằng cách chủ động xây dựng hệ thống giao hàng của của công ty.
Kiến thức về TMĐT của cấp quản lý
Kiến thức về TMĐT là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh TMĐT, điều này đã được Đáp viên QV1 chia sẻ. Ngoài kinh nghiệm quản lý thuần túy thì theo Đáp viên QV1, kiến thức chuyên môn về TMĐT thực sự cần thiết trong sự phát triển kinh doanh TMĐT, Đáp viên QV1 khẳng định đó là “điều cơ bản khi tiến hành kinh doanh TMĐT”, câu trên đã được Đáp viên QV1 nhấn mạnh cho thấy mức độ quan trọng của yếu tố này. Ngoài ra Đáp viên QH1 cho rằng kiến thức về TMĐT là rất cần thiết không chỉ cấp quản lý mà còn cấp thừa hành là nhân viên công ty, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp TMĐT.
Theo Đáp viên QS2 cho rằng kiến thức kinh doanh TMĐT đối với doanh nghiệp không chỉ là kiến thức về sản phẩm kinh doanh hay kiến thức về công nghệ, chuyên môn TMĐT, mà theo Đáp viên QS2 còn là:
Kiến thức về “ứng dụng kết hợp” giữa đặc tính sản phẩm kinh doanh và công nghệ, đồng thời kết hợp với kiến thức chuyên môn về TMĐT để từ đó thiết kế và cung cấp sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
Cam kết của nhà quản lý
Ngoài các yếu tố trên tác động đến quá trình triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, yếu tố thuộc về cam kết của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng tác động đến TMĐT, điều này được Đáp viên QV2 chia sẻ. Đáp viên QV2 cho rằng cam kết của nhà quản trị là “Cam kết về hoạt động đầu tư, sự cam kết hỗ trợ của nhà quản trị và cam kết theo đuổi mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp”, theo Đáp viên QV2 cho rằng:
Chính là cam kết lâu dài và tầm nhìn xa của nhà quản trị, vì TMĐT cần đầu tư dài hạn, cần sự hỗ trợ từ nhà quản trị dẫn dắt và hỗ trợ trong việc triển khai TMĐT, luôn luôn cam kết theo đuổi mục tiêu của doanh nghiệp.
4.2.4 Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn TMĐT
Nguồn nhân lực về được đào tạo chuyên môn là thực sự cần thiết trong việc triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp. Theo Đáp viên QH1 đã nhận định nguồn nhân lực về TMĐT ở Việt Nam hiện nay đang “thiếu cả về số lượng và chất lượng”, gây ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực của HOTDEAL, gây khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp cho công ty. Điều này đã phản ánh đúng thực tế sự khan hiếm nguồn nhân lực chuyên môn TMĐT ở Việt Nam hiện nay và cũng đã được các chuyên gia nhận định trên Báo Doanh Nhân Sài Gòn khi chia sẻ về việc đào tạo nhân lực TMĐT và tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn TMĐT:
Hiện nay, cả nước chỉ có hai trường mở chuyên ngành TMĐT, các trường khác chỉ dạy môn TMĐT trong hệ thống các môn học của ngành kinh tế. Với thực trạng đào tạo này, số lượng nhân lực chuyên về TMĐT trong cả nước chỉ có thể đáp ứng 0,1% nhu cầu (Báo Doanh Nhân Sài Gòn, 2012).
Không chỉ HOTDAL mà LAZADA, SCJ và VINABOOK cũng phản ảnh về việc khó khăn tuyển dụng nhân sự chuyên môn, để tạm thời khắc phục vấn đề này theo Đáp viên QL1 thì:
LAZADA đã chọn hình thức tuyển dụng nhân viên thực tập có niềm đam mê về TMĐT để trực tiếp huấn luyện đào tạo chọn lựa nhân sự phù hợp giữ lại công ty, đây được xem là giải pháp tạm thời mà LAZADA chọn để bổ sung nhân sự cho công ty.
Theo Ông Trần Đình Toản - Phó tổng giám đốc Công ty OSB - đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam chia sẻ về sự thiếu hụt nhân lực phục vụ cho TMĐT cũng như yêu cầu trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển:
Tiêu chí tuyển dụng nhân viên TMĐT quốc tế của doanh nghiệp không chỉ thông thạo về ngoại ngữ, mà còn phải có hiểu biết về các thị trường tiềm năng và kinh nghiệm giao thương quốc tế. Bên cạnh đó, kiến thức về dịch vụ sau bán hàng cũng là
yếu tố không thể thiếu. Chính vì yêu cầu ngày càng cao nên nguồn nhân lực rất khó đáp ứng đủ (Báo Công Thương, 2012).
Khi được hỏi về khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và TMĐT, 27% doanh nghiệp trả lời có, 73% doanh nghiệp trả lời không (VECITA, 2014).
Tỷ lệ doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT năm 2014 giảm nhẹ so với năm trước (62% năm 2014 và 65% năm 2013). Số lượng cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT trung bình tại mỗi doanh nghiệp là 3 người (VECITA, 2014).
Qua sự chia sẻ trên có thấy được nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn trong TMĐT rất cần thiết cho sự phát triển TMĐT tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT.
4.2.5 Cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống giao nhận hàng hóa
Hệ thống giao nhận hàng hóa – logistic
Người mua hàng trực tuyến thực sự muốn gì ở khâu vận chuyển?
Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng vào các website bán hàng trực tuyến để tìm nơi đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ. Muốn cạnh tranh với những đối thủ của mình, các cửa hàng trực tuyến phải tạo được lợi thế trong việc cung cấp và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.
Theo Đáp viên QS1:
Vận chuyển giao nhận hàng hóa đến người tiêu dùng là tiến trình cuối trong việc thực hiện một đơn hàng, tiến trình này chiếm vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Tuy hiện nay các công ty bưu chính lớn đã hỗ trợ hình thức giao nhận và thu tiền hộ, các doanh nghiệp giao nhận logistic đã được thành lập khá nhiều để cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam, điều này giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp TMĐT trong vấn đề giao nhận hàng.
Công ty giao nhận hay bưu chính cung cấp dịch vụ vẫn chỉ dừng lại ở việc giao hàng và thu tiền chưa đi sâu vào yêu cầu đặc thù của khách hàng, điều này là vì sản phẩm kinh doanh đặc thù của SCJ đòi hỏi thêm vấn đề hỗ trợ khách hàng hướng dẫn sử dụng, cùng kiểm tra sản phẩm với khách hàng, yêu cầu này mang đặc tính kỹ thuật đặc thù sản phẩm nên công ty giao nhận thuần túy chưa đáp ứng được, do đó việc chọn công ty giao nhận sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng, giảm mức độ nhận diện thương hiệu, hơn thế nữa là thời gian hoàn lại tiền hàng hóa của công ty giao nhận khá lâu, chính vì điều này SCJ chú trọng trong việc xây dựng phát triển đội ngũ giao hàng từ bên trong công ty, tuy nhiên đối với những đơn hàng ở ngoài khu vực TP.HCM, SCJ vẫn chọn hình thức liên kết với các công ty bưu chính thực hiện giao hàng thu tiền tại nhà (COD) (Đáp viên QS1).
Ngược lại với SCJ, Đáp viên QL2 lo ngại về những khó khăn trong việc vận chuyển hàng đến khách hàng sẽ gây ra vấn đề tổn thất, khá nhiều rủi ro. Đáp viên QL2 nhận định rằng:
Chuyển hàng theo hình thức giao hàng thu tiền tại nhà (COD) chiếm nhiều rủi ro vì khi giao hàng khách hàng có thể không nhận hàng hoặc trường hợp không gặp được khách hàng, điều này chi phí rất lớn cho một đơn hàng, chính vì vậy LAZADA đã chọn liên kết với công ty giao nhận TTC phụ trách trong việc giao hàng của LAZADA đến khách hàng. Tuy nhiên để nhanh chóng hơn trong việc phục vụ khách hàng, cũng như để đẩy mạnh hệ thống nhận diện thương hiệu LAZADA đang tiến hành xây dựng đội ngũ giao hàng của mình.
Các công ty TMĐT còn gặp khó khăn trong việc tìm đối tác đáp ứng yêu cầu về chất lượng và độ phủ, giảm rủi ro về trễ đơn hàng hay thất lạc, thái độ phục vụ, vòng xoay tiền mặt chậm làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh (Báo Sài Gòn Tiếp thị, 2012).
Mức độ quan trọng của của hệ thống giao nhận hàng – Logistic trong TMĐT cũng đã được Ông Vương Quang Khải, phó tổng giám đốc VNG khẳng định trên Sài gòn Tiếp thị: E-commerce chỉ bùng nổ khi xây dựng được kênh giao hàng nhanh và tin cậy (Báo Sài gòn Tiếp thị, 2012).
Theo Ông Khải nhận định một môi trường kinh doanh hoàn chỉnh cần ba thành tố hỗ trợ: kênh thông tin sản phẩm - giá cả; kênh thanh toán và kênh giao hàng, nên việc xây dựng kênh giao hàng nhanh chóng và tin cậy sẽ là thách thức cuối cùng của doanh nghiệp trước khi có sự bùng nổ về TMĐT.
Theo Ông Trần Ngọc Thái Sơn – tổng giám đốc Tiki.vn, khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp TMĐT Việt Nam gặp phải đó là về hệ thống hậu cần Logistic, cũng như những ngành kinh doanh khác của Việt Nam, thách thức của hệ thống logistics là khá lớn. Đối với mô hình kinh doanh TMĐT lại càng khó khăn vì càng phát triển thì độ phổ rộng của người mua, độ phân tán hàng hoá càng cao và nhỏ lẻ, trong khi mô hình e-commerce đòi hỏi việc giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi (Báo Sài gòn Tiếp thị, 2012).
Ông Sơn cũng chia sẻ doanh nghiệp TMĐT vẫn đang chịu phải ba áp lực lớn về hệ thống hậu cần logistic đó là: Hệ thống giao hàng của doanh nghiệp, Miễn phí giao hàng và Giao hàng tận nơi.
Theo báo cáo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT về thực trạng phát triển TMĐT tại Việt Nam (VECITA, 2014) có đến 51% số người đánh giá dịch vụ giao hàng Logistic hiện nay của doanh nghiệp TMĐT kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Theo nhận định trên của các chuyên gia TMĐT cũng như báo cáo của bộ ngành, hệ thống giao nhận hàng - logistic là yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT tại Việt Nam.
Hạ tầng giao thông
Cũng từ vấn đề giao nhận khi được hỏi về cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại có gây ra khó khăn gì đến hoạt động giao nhận hàng của HOTDEAL, LAZADA, SCJ và VINABOOK. Các Đáp viên cũng đều khẳng định cơ sở hạ tầng giao thông ở TP.HCM có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến hoạt động giao nhận hàng, như theo lời Đáp viên NS3 chia sẻ, hoạt động giao hàng đều được công ty sắp xếp thời gian “tránh giờ cao điểm” nhằm giảm thiểu thời gian cũng như rủi ro khi giao hàng.