Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Bctc Của Dnnvv


- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ .Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như: Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản; Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng; Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”.


- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rò được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rò lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán" đưa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trong trường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ trước.

Các công việc kế toán phải làm trước khi lập báo cáo tài chính: Để lập được các báo cáo tài chính trước hết phải có đầy đủ các cơ sở dữ liệu phản ánh chính xác, trung thực, khách quan các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các số liệu này đã được phản ánh kịp thời trên các chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán. Vì thế, trước khi lập báo cáo tài chính phải thực hiện các công việc sau:

o Phản ánh tất cả các chứng từ kế toán hợp pháp vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết có liên quan.

o Đôn đốc, giám sát và thực hiện việc kiểm kê đánh giá lại tài sản, tính chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, phản ánh kết quả đó vào sổ kế toán liên quan trước khi khoá sổ kế toán.


o Đối chiếu, xác minh công nợ phải thu, công nợ phải trả, đánh giá nợ phải thu khó đòi, trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng.

o Đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, giữa các sổ tổng hợp với nhau, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thực tế kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

o Chuẩn bị các mẫu biểu báo cáo tài chính để sẵn sàng cho việc lập báo cáo tài chính.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của DNNVV

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh - 6

2.4.1 Quy mô doanh nghiệp

Qui mô doanh nghiệp được xem là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán (Meek, Roberts, & Gray, 1995). Các DN có qui mô lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao và do vậy việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy đủ hơn. Ở một khía cạnh khác, các DN càng lớn còn nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các chuẩn mực kế toán. Các DN có qui mô nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc thực hiện chuẩn mực không đủ bù đắp các nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm, thuê tư vấn hay đào tạo nhân viên.

Tác giả Cohen (2004) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mô của các công ty và chất lượng của báo cáo tài chính. Một trong những lý do là thành lập một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, các mối quan hệ với các tổ chức tốt, theo dòi sát các khoản chi phí.

Ngoài ra, kết quả này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung et al. (2007) khi thực nghiệm tại TTCK Hồng Kông và đúng khi thực nghiệm tại TTCK Thái Lan.

Hơn nữa, tác giả Phạm Ngọc Toàn (2015) cũng đã khẳng định rằng công ty có quy mô lớn thì minh bạch hơn công ty nhỏ khi nghiên cứu về mức độ minh bạch thông tin của các DN niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.

Các nghiên cứu trên đưa ra lý do giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô công ty và mức độ minh bạch thông tin là do nhu cầu công khai thông tin hay có thể là các công ty lớn công bố nhiều thông tin hơn để giảm áp lực chính trị hoặc các công ty lớn thường có nhiều nguồn lực sản xuất nên công khai thông tin do họ công bố


thường nhạy cảm hơn với sự giám sát nhiều hơn từ công chúng, nhà đầu tư và chính phủ. Do đó, thông tin do họ công bố thường được sự chú ý nhiều hơn các nhà phân tích, các chuyên gia tài chính và BCTC do họ công bố có khả năng được xem xét kỹ hơn với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Biến quy mô doanh nghiệp ký hiệu là SIZE. Theo điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ có 2 tiêu chí xác định quy mô đối với DNNVV là dựa vào tổng tài sản hoặc số lao động trung bình trong năm. Trong đó tổng tài sản là tiêu chí được ưu tiên hơn. Trong nghiên cứu này chọn cách xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên tiêu chí tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong đó tổng tài sản là tổng giá trị tài sản tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

2.4.2 Tình hình tài chính doanh nghiệp

Tác giả Lang and Lundholm (1993) cho rằng, tình hình tài chính trong quá khứ của công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Cụ thể, công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng công bố thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài hơn là các công ty có lợi nhuận thấp. Đồng tình với sự nhận định này có nghiên cứu của Tác giả Lê Thi Mỹ Hạnh (2014) khi nghiên cứu về minh bạch thông tin tài chính công ty niêm yết nhằm khai thác tiềm năng đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã khẳng định công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng công bố thông tin hơn công ty có lợi nhuận thấp hay nói khác hơn công ty có tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì mức độ minh bạch thông tin càng cao, do đó chất lượng BCTC càng cao.

Biến tình hình tài chính doanh nghiệp ký hiệu ROE. Biến này dùng để đo lường khả năng sinh lợi hay thành quả của một doanh nghiệp. Có một số cách xác định lợi nhuận doanh nghiệp: Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp. Với việc sử dụng tỷ suất này vừa đánh giá được hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Trong luận văn này chọn cách xác định lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đây cũng là cách đo lường tỷ suất lợi nhuận trong nghiên cứu của Cheung et al. (2007). Dữ liệu để đo lường tỷ suất này được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của năm nghiên cứu (2015) của các DNNVV tại TPHCM.


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu )*100%.

2.4.3 Quyết định của nhà quản trị

Chất lượng của báo cáo tài chính của công ty bị thay đổi và giảm chất lượng do ảnh hưởng của các biện pháp và quyết định của cấp quản lý để các bên liên quan thấy tình hình tài chính của công ty tốt hơn (Healy & Palepu, 2001).

Kế toán được xem là một công cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và vận hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kế toán được vận dụng như là một phương tiện để kê khai thuế theo quản lý của nhà nước, nhiều chủ doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến vai trò quản lý của kế toán.

Quyết định của nhà quản tri được đánh giá qua:

(1) Nhà quản trị của các DNNVV có hiểu biết nhất định về lĩnh vực tài chính – kế toán.

(2) Nhà quản trị công ty của các DNNVV có khoảng thời gian gắn bó với công ty lâu dài.

(3) Nhà quản trị của các DNNVV xây dựng được giá trị cốt lòi cho công ty.

(4) Nhà quản trị công ty có lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.

(5) Nhà quản trị công ty có lập kế hoạch kinh doanh dài hạn.

2.4.4 Yếu tố Chính sách pháp luật

Hệ thống pháp luật và chính trị là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT theo nhiều cách khác nhau, nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng TTKT hoặc tác động gián tiếp đến chất lượng TTKT thông qua chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính. Vai trò của hệ thống luật và chính trị sẽ giúp cho việc áp dụng IFRS dễ dàng hơn (Stoderstrom và Sun, 2007). Theo đó chuẩn mực kế toán cũng chịu sự tác động của hệ thống pháp luật và chính trị, từ đó sẽ tác động lên chất lượng kế toán. Đồng thời, chuẩn mực cũng nêu rò các đặc tính chất lượng thông tin kế toán cần đáp ứng đó là tính phù hợp, tính đáng tin cậy, tính trung lập và có thể hiểu được. Tại Việt Nam, việc lập một BCTC dựa theo chuẩn mực kế toán số 21 do nhà nước quy định. Theo đó tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2013) đã khẳng định rằng đặc trưng văn bản kế toán Việt Nan ảnh hưởn tới việc vận dụng chuẩn mực kế


toán tại các DNNVV, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của DNNVV. Do đó yếu tố Chính sách pháp luật được đưa vào mô hình nghiên cứu. Yếu tố này được đánh giá qua:

(1) Chế tài sử phạt hành vi vi phạm

(2) Hạn chế của hệ thống pháp luật

(3) Tính dễ hiểu, phù hợp của văn bản pháp luật

(4) Mức độ kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước

2.4.5 Yếu tố trình độ nhân viên kế toán

Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013) các kế toán viên không cần quan tâm đến nội dung của chuẩn mực mà chỉ quan tâm đến các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành, trình độ của nhân viên kế toán cùng với sự tác động của hệ thống luật pháp đã ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực, ảnh hưởng tới chất lượng BCTC. Theo đó công tác kế toán ở các doanh nghiệp chỉ chú trọng cho mục đích kê khai thuế khá cao. Chính vì điểm này mà hầu hết ý kiến đều cho rằng kế toán viên không phân biệt giữa mục đích kế toán và mục đích thuế. Hơn nữa trình độ của kế toán viên ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích của DN mình. Do vậy, việc ban hành chuẩn mực và vận dụng nó vào trong thực tiễn đòi hỏi kế toán viên phải có những kiến thức nhất định và lĩnh hội những tư tưởng để vận dụng các chuẩn mực vào công tác kế toán.

Trình độ nhân viên kế toán được đánh giá qua:

(1) Nhân viên kế toán có am hiểu về tình hình kinh doanh, tài chính của công

ty,


(2) Nhân viên kế toán có kỹ năng về lập và trình bày BCTC,

(3) Nhân viên kế toán có chuyên môn cao về kế toán.

(4) Nhân viên kế toán tuân thủ những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp kế

toán (trung thực, liêm khiết, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật).

(5) Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp luật có liên quan.


2.4.6 Yếu tố Thuế

Theo Stoderstrom và Sun (2007) Các yếu tố quyết định đến chất lượng Báo cáo tại chính khi áp dụng IFRS” bao gồm: hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực kế toán và việc trình bày báo cáo tài chính. Trong đó việc trình bày BCTC bao gồm: Phát triển thị trường tài chính, Cấu trúc vốn, Chủ sở hữu, hệ thống thuế.

Theo khoản 1, điều 11 của thông tư 78/2014/TT-BTC thì kể từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20% thay cho mức 22% trước đây. Thuế là một khoản chi phí của doanh nghiệp, dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Do đó yếu tố thuế được tác giả lựa chọn, đưa vào phân tích ở thị trường Việt Nam.

Yếu tố Thuế được đánh giá qua:

(1) Các khoản mục liên quan tới thuế trình bày trên BCTC của các DNNVV tuân thủ theo chính sách thuế hiện nay.

(2) Các khoản mục liên quan tới thuế trình bày trên BCTC của các DNNVV được lập theo mục đích của nhà quản trị.

(3) Các DNNVV có xu hướng tối thiểu hóa số thuế phải nộp nhằm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

2.4.7 Biến thời gian hoạt động

Theo Galani & cộng sự (2011) các công ty còn non trẻ CBTT sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường và ngược lại các công ty hoạt động lâu năm có cơ hội cải thiện các điều kiện thực tế cho quá trình báo cáo, công nghệ, chi phí CBTT và các công ty này cũng có nhiều thành tựu để báo cáo nhằm tăng danh tiếng của công ty. Tác giả Nguyễn Nhật Nam (2014) cũng khẳng định rằng công ty có thời gian hoạt động lâu năm có chất lượng CBTT tốt hơn các công ty còn non trẻ. Thời gian hoạt động doanh nghiệp được tính từ khi thành lập doanh nghiệp đến hết năm 2015.



2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu kế thừa có điều chỉnh thang đo mô hình nghiên cứu của Cheung et al. (2007) và mô hình nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2013) cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.


Chất lượng báo cáo tài chính

Thuế


Tình hình tài chính

Quyết định nhà quản trị

Chính sách pháp luật

Quy mô doanh nghiệp

Trình độ nhân viên kế toán

Thời gian hoạt động


Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022