Tổng Hợp Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Cl Bctc


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về chất lượng BCTC, các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC cũng như khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng BCTC.

Từ những lý thuyết nói trên luận văn đã xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu, đây là tiền đề để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong những chương tiếp theo.

Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày chi tiết hơn về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu (Hình 3.1) được thực hiện bao gồm các bước sau:


Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu: Từ thực trạng tình hình chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPHCM và khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp này còn hạn chế hình thành nên vấn đề cần nghiên cứu, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu.

Xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa trên các lý thuyết, các nghiên cứu trước tác giả đưa ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC.

Xây dựng thang đo: Từ cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các DNNVV.

Nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo: Do sự khác biệt về môi trường kinh tế, văn hóa kinh doanh, các thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ được dùng cho nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng: Thang đo chính thức sau khi đã hiệu chỉnh thang đo nháp sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach anpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính bội. Từ kết quả thu được tác giả sẽ đưa ra kết luận và một số kiến nghị.


Cơ sở lý thuyết

Xây dựng thang đo



Nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng


Phân tích dữ liệu, đề xuất kiến nghị


Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và (2) nghiên cứu chính thức (dùng phương pháp định lượng).

- Nghiên cứu định tính:

Kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu định tính: Thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – kế toán là các giảng viên trường đại học, cao đẳng tại TPHCM, số người phỏng vấn là 05 người. Trên cơ sở mô hình đề xuất đã trình bày ở trên về chất lượng BCTC, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi để thảo luận với các chuyên gia (Phụ lục 1).

Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CL BCTC được trình bày trong bảng 3.1


Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CL BCTC


Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


Không ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng mạnh

Ảnh hưởng rất mạnh


Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

Số

phiếu

Tỷ lệ

1. Quy

mô doanh nghiệp


0


0.0%


0


0.0%


1


20.0%


2


40.0%


2


40.0%

2. Đòn

bẩy tài chính


4


80.0%


1


20.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%

3. Tài sản

thế chấp

0

0.0%

0

0.0%

2

40.0%

2

40.0%

1

20.0%

4. Hiệu quả sử dụng tài

sản


3


60.0%


2


40.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%

5. Mức độ tập trung quyền sở

hữu


5


100%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%

6. Cơ cấu

hội đồng quản trị


4


80.0%


1


20.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%

7. Quy mô hội đồng

quản trị


3


60.0%


2


40.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%

8.Tình

hình tài chính


0


0.0%


0


0.0%


2


40.0%


1


20.0%


2


40.0%

9. Nhận thức của người chủ

DN


0


0.0%


0


0.0%


1


20.0%


1


20.0%


3


60.0%

10. Đặc trưng văn bản kế toán Việt

Nam


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%


1


20.0%


4


80.0%

11. Trình độ nhân viên kế

toán


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%


5


100.0%

12. Vai trò cộng đồng kế

toán


4


80.0%


1


20.0%


0


0.0%


0


0.0%


0


0.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh - 7


Từ kết quả bảng trên cho thấy các biến đòn bẩy tài chính, mức độ tập trung quyền sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản, quy mô hội đồng quản trị, cơ cấu hội đồng quản trị và vai trò cộng đồng kế toán bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu do các ý kiến cho rằng ở các DNNVV thì tình hình vay vốn còn ít, ít thế chấp tài sản, đa số


các DNNVV thì quy mô hội đồng quản trị nhỏ và khi lập BCTC thì ít cần đến các công ty kiểm toán, các biến này phù hợp hơn với DN lớn, không phù hợp với các DNNVV. Do đó các biến này loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.

Các ý kiến bổ sung hay điều chỉnh về yếu tố ảnh hưởng:

Đối với biến “Nhận thức của người chủ DN”: Đa số các ý kiến cho rằng dùng từ nhận thức thì chưa đủ, từ nhận thức phải đưa tới hành động nên đổi tên biến thành “Quyết định nhà quản trị”

Biến “Tài sản thế chấp” tương tự như quy mô doanh nghiệp, được đo lường dựa trên tổng tài sản của doanh nghiệp tính hết năm tài chính nên trong hai biến này chỉ giữ lại biến quy mô công ty.

Với biến “Đặc trưng văn bản kế toán Việt Nam”: Ý kiến cho rằng yếu tố này chưa bao quát, nên đổi lại thành “Hệ thống pháp luật” thì sẽ đầy đủ, dễ hiểu hơn

Đối với “Yếu tố tình hình tài chính”: Kết quả cho rằng yếu tố này chưa cụ thể, khó phản ánh được bản chất của yếu tố, tạo cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó hiểu nên biến này đổi lại thành “Lợi Nhuận”.

Yếu tố trình độ nhân viên kế toán: Ý kiến cho rằng dùng từ trình độ thì chưa đủ, do việc lập BCTC còn có liên quan đến đạo đức, ý thức trách nhiệm của kế toán viên. Do đó yếu tố trình độ nhân viên kế toán đổi thành yếu tố “Trách nhiệm nhân viên kế toán”.

Ngoài ra, có 5 ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm biến “Thuế” dựa theo nghiên cứu của Soderstrom and Sun (2007) và Trần Đình Khôi Nguyên (2013) cũng cho rằng công tác kế toán của các DNNVV ở Đà Nẵng chịu tác động bởi việc kê khai và tính thuế rất nhiều nên biến Thuế được lựa chọn bổ sung vào mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, có 4 ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm biến “Thời gian hoạt động” vào mô hình nghiên cứu dựa theo nghiên cứu cứu của Galani & cộng sự (2011)

Tóm lại, dựa vào mô hình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2013), nghiên cứu của Cheung et al. (2007) và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã lựa chọn ra các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các DNNVV bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, Quyết định của nhà quản trị, Trách nhiệm nhân viên kế toán, Lợi nhuận, Thuế, Hệ thống pháp luật Thời gian hoạt động.


- Nghiên cứu định lượng:

Được thiết kế với dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức. Dữ liệu được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.

Kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu định lượng: Gửi bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn và in ra cho kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp.

3.3 Mẫu nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với các đối tượng nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 240). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không tổng quát hóa đám đông (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233).

3.3.2 Kích cỡ mẫu khảo sát

Trong khảo sát quy mô mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích và gắn liền với điều kiện nguồn lực. Ước lượng sẽ chính xác hơn khi có nhiều quan sát nhưng sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian thực hiện. Theo Hair et al. (2006) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát / biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường thì cần có 5 quan sát.

Theo Tabachnick & Fidell (2007) kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội (MLR) phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số lượng biến độc lập,v.v…(Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho MLR là: n≥ 50 + 8p, trong đó: n là kích thước mẫu, p là số lượng biến độc lập trong mô hình. Theo Green (1991) cho rằng công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7 và nếu p > 7 thì công thức trên hơi khắt khe (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong nghiên cứu này, số lượng biến đưa vào phân tích EFA là 26 biến, số lượng biến độc lập trong mô hình là 7 biến. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức là n = 130, phù hợp với điều kiện về kích thước mẫu cho phân tích EFA và hồi quy.


3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu

Gửi 130 bản câu hỏi khảo sát đã được in trên giấy A4 cho các kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp của DNNVV tại TPHCM.

3.4.2 Phân tích và xử lý dữ liệu

Dùng phần mềm thống kê SPSS 20 tổng hợp kết quả khảo sát, xác định bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố là như thế nào.

3.5 Xây dựng thang đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu đã có trên thế giới và áp dụng quan điểm về đặc tính chất lượng TTKT của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế về trình bày BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam, dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, có 8 thang đo trong nghiên cứu cụ thể như sau:


Bảng 3.2 Thang đo chính thức của nghiên cứu


STT

TÊN BIẾN

NỘI DUNG

NGUỒN

SIZE: Thang đo quy mô doanh nghiệp

1

SIZE

SIZE: Tổng tài sản.

Cohen (2004) ; Phạm Ngọc Toàn (2015); Cheung et al.

(2007).

ROE: Thang đo Lợi nhuận doanh nghiệp

2

ROE

ROE: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Lang và Iundholm (1993) ; Khanna, Palepu và Srinivasan (2004), Lê Thị Mỹ Hạnh (2014), Cheung et

al. (2007).

NQT: Thang đo quyết định nhà quản trị

3

NQT1

Nhà quản trị của các DNNVV

có hiểu biết nhất định về lĩnh vực tài chính – kế toán


Stoderstrom & sun (2007); (Healy & Palepu, 2001), Trần Đình Khôi nguyên (2013)

4

NQT2

Nhà quản trị của các DNNVV có khoảng thời gian gắn bó

với công ty lâu dài

5

NQT3

Nhà quản trị của các DNNVV xây dựng được giá trị cốt lòi

cho công ty

Stoderstrom & sun (2007); (Healy & Palepu, 2001).

6

NQT4

Nhà quản trị của các DNNVV

có làm kế hoạch tài chính ngắn hạn


Nghiên cứu định tính

7

NQT5

Nhà quản trị của các DNNVV có làm kế hoạch tài chính

trung và dài hạn

KT: Thang đo trách nhiệm nhân viên kế toán

8

KT1

Nhân viên kế toán có am hiểu

Trần Đình Khôi Nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022