về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty. | (2013); Gafarov (2009) | ||
9 | KT2 | Nhân viên kế toán có kỹ năng về lập và trình bày BCTC. | |
10 | KT3 | Nhân viên kế toán có chuyên môn cao về kế toán. | |
11 | KT4 | Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp luật có liên quan. | |
12 | KT5 | Nhân viên kế toán tuân thủ những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp kế toán (trung thực, liêm khiết, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật. | |
TA: Thang đo thuế | |||
13 | TA1 | Các khoản mục liên quan tới thuế trình bày trên BCTC của các DNNVV tuân thủ theo chính sách thuế hiện nay. | Stoderstrom & sun (2007); Phan Minh Nguyệt (2014) |
14 | TA2 | Các khoản mục liên quan tới thuế trình bày trên BCTC của các DNNVV được lập theo mục đích của nhà quản trị. | Stoderstrom & sun (2007); Phan Minh Nguyệt (2014) |
15 | TA3 | Các DNNVV có xu hướng tối thiểu hóa số thuế phải nộp nhằm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. | Nghiên cứu định tính |
Có thể bạn quan tâm!
- Theo Quan Điểm Của Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế Iasb (2008)
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Bctc Của Dnnvv
- Tổng Hợp Đánh Giá Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Cl Bctc
- Thống Kê Mô Tả Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đã Được Lấy Log
- ; Yếu Tố Trách Nhiệm Của Nhân Viên Kế Toán Ảnh Hưởng Thứ Hai Với Hệ Số Beta
- Kiểm Tra Giả Định Các Phần Dư Có Phân Phối Chuẩn
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
16 | PL1 | Chế tài sử phạt hành vi vi phạm ảnh hưởng tới việc lập BCTC | Stoderstrom & sun (2007) |
17 | PL2 | Hạn chế của hệ thống pháp luật ảnh hưởng tới việc lập BCTC. | |
18 | PL3 | Tính dễ hiểu, phù hợp của văn bản pháp luật ảnh hưởng tới việc lập BCTC | |
19 | PL4 | Mức độ kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước ảnh hưởng tới việc lập BCTC | |
TIME: Thang đo thời gian hoạt động | |||
20 | TIME | TIME: Từ khi doanh nghiệp thành lập tới năm 2015. | Galani & cộng sự (2011), Nguyễn Nhật Nam (2014). |
CL: Thang đo chất lượng BCTC | |||
21 | CL1 | TTKT trình bày trên BCTC của các DNNVV tuân thủ tốt theo quy định kế toán hiện hành. | Geert Braam Ferdy Van Beest (2013) |
22 | CL2 | TTKT trình bày trên BCTC của các DNNVV đáp ứng tốt nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin. | |
23 | CL3 | Thông tin được phân loại và trình bày đặc trưng một cách rò ràng và chính xác. | IASB (2010) |
24 | CL4 | BCTC công bố kịp thời, đúng hạn. | |
25 | CL5 | Thông tin kế toán phải được đo lường và báo cáo theo cùng một |
phương thức để có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp và giữa các kỳ kế toán | |||
26 | CL6 | BCTC không sai sót sau khi công bố. | Nghiên cứu định tính |
3.6 Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định
Sau khi hình thành xong các thang đo, để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPHCM, ta cần kiểm định các giả thuyết sau:
- Giả thuyết H1: Yếu tố quyết định của nhà quản trị có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
- Giả thuyết H2: Yếu tố chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
- Giả thuyết H3: Yếu tố thuế có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
- Giả thuyết H4: Yếu tố trách nhiệm nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
- Giả thuyết H5: Yếu tố quy doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
- Giả thuyết H6: Yếu tố lợi nhuận doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
- Giả thuyết H7: Yếu tố thời gian hoạt động có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
3.7 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo tài chính
Dựa trên nền tảng các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM.
Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau:
Y = β1 NQT + β2 PL + β3 TA+ + β4 KT + β5SIZE + β6 ROE + β7 TIME + ε
Trong đó:
Biến NQT: Quyết định của nhà quản trị Biến PL: Chính sách pháp luật
Biến SIZE: Quy mô doanh nghiệp
Biến ROE: Tỷ suất lợi nhuận
Biến KT: Trách nhiệm nhân viên kế toán Biến TA: Thuế
Biến TIME: Thời gian hoạt động ε : hệ số nhiễu
β: hệ số hồi quy
Y: Chất lượng BCTC của các DNNVV tại TPHCM
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nghiên cứu thu thập dữ liệu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu là 130 và thành phần khảo sát là các kế toán trưởng và kế toán tổng hợp của DNNVV có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên tại TPHCM.
Phương pháp định lượng: Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự tác động các các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các DNNVV tại TPHCM. Trong đó biến phụ thuộc là chất lượng BCTC, biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các DNNVV tại TPHCM bao gồm 26 biến.
Phương pháp định tính: Thông qua các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn để phỏng vấn các chuyên gia về tài chính – kế toán nhằm khẳng định sự cần thiết của thang đo các các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đồng thời giải thích các kết quả trong phương pháp định lượng.
Từ 2 phương pháp trên sẽ làm nền tảng để phân tích giá trị, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết được thực hiện ở chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày về kết quả nghiên cứu. Nội dung của chương bao gồm:
Thống kê mô tả dữ liệu
Phân tích nhân tố
Kiểm định các giả thuyết
Kiểm định mô hình hồi quy
4.1 Thống kê mô tả
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu định lượng: Từ 130 bản câu hỏi được đưa ra, thu về 123 bản trong đó có 112 bảng câu hỏi được sử dụng, phục vụ cho việc nghiên cứu.
Mẫu quan sát gồm 112 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM. Trong đó có 75% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 23.2% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chỉ có 1.8% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp.
Trong 112 người được khảo sát có 75.9% là nữ, 24.1% là nam giới, đa số có trình độ học vấn là đại học (chiếm 93.8%) và có thời gian công tác tại doanh nghiệp từ 1 tới 4 năm (75%). Đối tượng khảo sát chủ yếu là kế toán trưởng của các doanh nghiệp (chiếm 82.1%) còn lại là kế toán tổng hợp doanh nghiệp.
4.2 Đánh giá thang đo
Như đã trình bày trong chương 3, thang đo về các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của DNNVV bao gồm: Quyết định của nhà quản trị; Chính sách pháp luật; Thuế; Trách nhiệm nhân viên kế toán; Quy mô doanh nghiệp; Lợi nhuận; Thời gian hoạt động. Trong đó thành phần về Quy mô doanh nghiệp đo lường trên 1 biến quan sát là SIZE; Lợi nhuận đo lường một biến quan sát, được kí hiệu là ROE; Quyết định nhà quản trị đo lường trên năm biến quan sát, được kí hiệu từ NQT1 đến NQT5; Chính sách pháp luật đo lường trên bốn biến quan sát, ký hiệu từ PL1 đến PL4; Trách nhiệm nhân viên kế toán đo lường năm biến quan sát, được kí hiệu từ KT1 đến KT5; thuế đo lường ba biến quan sát, được kí hiệu từ TA1 đến TA3 và
Thời gian hoạt động đo lường một biến quan sát, được kí hiệu TIME, chất lượng BCTC đo lường trên 6 biến quan sát, được ký hiệu từ CL1 tới CL6.
Các thang đo Quyết định của nhà quản trị, Chính sách pháp luật, Trách nhiệm nhân viên kế toán, Thuế, Chất lượng báo cáo tài chính của các DNNVV đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.
Nguyên tắc loại biến: Khi biến đó có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.3, hoặc khi biến bị loại lại làm cho hệ số Crobach Alpha tăng lên.
Nguyên tắc chấp nhận thang đo: Khi thang đo có độ tin cậy Crobach Alpha lớn hơn 0.60. Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo có Crobach Alpha lớn hơn 0.7.
Sau khi chạy Crobach Alpha, loại biến NQT5 và CL6 ra khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và khi loại 2 biến này thì hệ số Crobach Alpha chung của thang đo tăng lên.
Bảng 4.1 Kết quả phân tích Cronbach Alpha các thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
Quyết định của nhà quản trị | Alpha = .773 | |||
NQT1 | 11.63 | 1.624 | .621 | .699 |
NQT2 | 11.61 | 1.790 | .631 | .688 |
NQT3 | 11.53 | 1.999 | .587 | .716 |
NQT4 | 11.53 | 2.161 | .486 | .762 |
Chính sách pháp luật | Alpha = .863 | |||
PL1 | 11.84 | 2.010 | .786 | .793 |
PL2 | 11.89 | 2.097 | .698 | .830 |
PL3 | 11.91 | 2.046 | .744 | .811 |
PL4 | 11.74 | 2.248 | .617 | .862 |
Trách nhiệm nhân viên kế toán | Alpha = .873 | |||
KT1 | 15.65 | 1.472 | .761 | .831 |
KT2 | 15.64 | 1.511 | .800 | .821 |
KT3 | 15.65 | 1.706 | .536 | .886 |
KT4 | 15.66 | 1.776 | .604 | .868 |
KT5 | 15.64 | 1.493 | .824 | .815 |
Thuế | Alpha = 0.762 | |||
TA1 | 7.99 | 1.144 | .529 | .762 |
TA2 | 7.88 | 1.203 | .657 | .619 |
TA3 | 7.96 | 1.152 | .606 | .666 |
Alpha = .848 | ||||
CL1 | 16.29 | 3.197 | .639 | .823 |
CL2 | 16.35 | 3.022 | .777 | .784 |
CL3 | 16.30 | 3.330 | .667 | .815 |
CL4 | 16.19 | 3.361 | .568 | .841 |
CL5 | 16.34 | 3.307 | .646 | .820 |
Trước khi thực hiện mô hình hồi quy, cần xem xét các biến tham gia vào mô hình có phù hợp không. Các biến tham gia vào mô hình tốt nhất là các biến có phân phối chuẩn và để đánh giá điều đó cần dựa vào giá trị Skewness và Kurtosis. Những biến có giá trị Skewness càng gần với 0 và Kurtosis càng gần với 3 thì càng giống phân phối chuẩn.
Dựa vào kết quả bảng 4.2, ta thấy biến quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận có mức đối xứng không cao, lệch so với phân phối chuẩn. Để giảm bớt chênh lệch này thì biến có giá trị dương (>0) là quy mô doanh nghiệp (đo bằng tổng tài sản) và tỷ suất lợi nhuận sẽ được biến đổi bằng cách lấy logarit giá trị gốc ban đầu.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến CL BCTC của DNNVV
SL | Mức tối thiểu | Mức tối đa | Mức trung bình | Độ lệch chuẩn | Skewness | Kurtosis | |
Quy mô DN (Triệu đồng) | 112 | 3820 | 45392 | 15846.83 | 7447.146 | 1.919 | 4.091 |
Tỷ suất lợi nhuận (ROE) % | 112 | 1.63 | 21.85 | 6.6436 | 3.28602 | 1.717 | 4.498 |
Thời gian hoạt động (Năm) | 112 | 4 | 15 | 8.81 | 2.451 | .165 | .312 |
NQT | 112 | 12.00 | 20.00 | 15.4286 | 1.76918 | .090 | .431 |
THUE | 112 | 6.00 | 15.00 | 11.9196 | 1.53129 | -.859 | 3.370 |
PL | 112 | 8.00 | 20.00 | 15.7946 | 1.88946 | -.865 | 2.348 |
KT | 112 | 14.0 | 25.0 | 19.562 | 1.5526 | -1.560 | 5.310 |
Kết quả thống kê mô tả các biến đã lấy log được thể hiện ở bảng 4.3. Độ lệch chuẩn của các biến sau khi biến đổi đã giảm đáng kể. Việc biến đổi như vậy làm giảm các mức không đối xứng của phân phối nhưng không làm ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.