Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 2

quan trọng đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm góp phần ngăn chặn và kiềm chế tai nạn giao thông. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong những năm qua cho thấy mặc dù đã được sửa đổi bổ sung và có văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án này, các Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn thường gặp những vướng mắc, lúng túng trong việc xác định tội danh; áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng hình phạt; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đường lối xử lý cụ thể...; đối với các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do các quy định của pháp luật hiện hành về các tội phạm này (Bộ luật hình sự, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định của Chính phủ) đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự cũng chưa đầy đủ, cụ thể và rõ ràng dẫn đến sự nhận thức và áp dụng không thống nhất trong thực tiễn giữa các cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án.

Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đồng thời tìm ra những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Đây chính là lý do mà tôi lựa chọn "Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam " làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các tội vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong luật hình sự

Việt Nam, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm này và những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành trong quá trình xử lý các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về các tội phạm này.

Với mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Làm sáng tỏ khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, trách nhiệm hình sự của người phạm tội, quá trình phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ;

- Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ;

- Khái quát về tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tình hình tội phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ những năm gần đây và nguyên nhân của thực trạng đó.

- Đánh giá về thực tiễn xét xử, những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 2

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn,...

4. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Chương 2: Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về các tội phạm này.

Chương 1‌‌

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ


1.1. khái quát chung về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, khái niệm tội phạm lần đầu tiên được quy định chính thức trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 1986, trên cơ sở hoàn thiện và kế thừa Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2000 cho đến Bộ luật hình sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2010, thì tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm trật tự khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [16]

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Khái niệm trên bao gồm dấu hiệu của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, là cơ sở pháp lý để xem xét và xác định hành vi nào là tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Dấu hiệu cụ thể của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bao gồm:

* Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trước hết phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nguy hiểm cho xã hội là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra cho các quan hệ xã hội bao gồm: tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Do vậy, trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho chính bản thân người vi phạm mà không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thì không bị coi là tội phạm.

Hành vi phạm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bao gồm hành động và không hành động. Hành động phạm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm như:

- Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác trong trường hợp: gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn, không chấp hành

hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông đường bộ.

- Hành vi cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác trong các trường hợp: đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có giải phân cách; lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ.

- Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn về thông số kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

- Điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

Hành vi phạm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm như:

- Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác trong các trường hợp: không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác (Bộ luật hình sự năm 1999), trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng (Bộ luật hình sự được sửa đổi bổ sung năm 2009);

- Hành vi cản trở giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác trong các trường hợp: vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ; hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.

* Dấu hiệu thứ hai của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là "được quy định trong Bộ luật hình sự"

Tại Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Do vậy, chỉ người nào phạm một trong các tội sau đây được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202); tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203); tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204); tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 2005). Tức là không thể có tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nếu như hành vi phạm tội đó chưa được mô tả tại một điều luật cụ thể ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

* Dấu hiệu thứ ba của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là "tội phạm… do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện"

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là con người cụ thể đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Điều 12 Bộ luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Năng lực trách nhiệm hình sự được Nhà nước ta quy định theo phương pháp loại trừ, tức là khẳng định tình trạng không có năng lực trách

nhiệm hình sự là gì và nếu không phải là tình trạng đó, thì là tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự, người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này, Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Tuy nhiên, để trừng trị những người phạm tội do say rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh, Nhà nước vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Mặc dù trong thực tế có người do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh mà không nhận thức được hành vi họ thực hiện là nguy hiểm cho xã hội hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình trong khi phạm tội. Cho nên, tại Điều 14 Bộ luật hình sự quy định: "Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự". Tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây... "b. trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác", nay tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây "... b) trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng" là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

* Dấu hiệu thứ tư của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là tính có lỗi của tội phạm

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Nội dung của nguyên tắc này là "không có tội nếu như không có lỗi". Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy hiểm

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí