hàng nổi tiếng và có thế mạnh của thành phố, nhưng do khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm và công tác quản lý của Nhà nước; việc đầu tư và chăm sóc của người dân còn hạn chế nên năng suất chất lượng thấp. Năm 1985, năng suất chè của Thành phố mới chỉ chỉ đạt 4,14 tạ/ha.
Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, người nông dân được tự chủ trên đồng ruộng nên nhu cầu về sức kéo phục vụ sản xuất ngày càng tăng. Do đó, đàn trâu, bò được quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Năm 1983, số lượng đàn trâu, bò là 28576 con đến năm 1985 tăng lên 34231 con. Nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm cho thành phố, việc mở rộng đàn gia cầm được đẩy mạnh nhưng chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 130.000 đến 150.000 con.
Thương mại, dịch vụ
Do quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp chậm được củng cố và hoàn thiện, trình độ quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo nên nhiều hợp tác xã làm ăn thua lỗ. Các mặt hàng nông, lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như chè búp tươi, mía, thuốc lá, đỗ tương… chưa bảo đảm ổn định. Thậm chí, nhiều cơ quan cùng tham gia kinh doanh một mặt hàng, một loại sản phẩm, dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, gây rối loạn cho quản lý thị trường và giá cả làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại và dịch vụ của thành phố.
Thị trường không ổn định, nhất là sau khi điều chỉnh về giá cả, tiền lương, thành phố Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung xảy ra tình trạng lạm phát, giá cả không những thiếu ổn định, mà còn biến động ngày càng mạnh, nên không khuyến khích được sản xuất phát triển. Nguồn hàng trao đổi với các tỉnh lân cận năm cao nhất (1985) cũng chỉ đạt 31% trong tổng quỹ hàng hoá nội thương của Thành phố [l0;tr.16]. Mặt hàng xuất khẩu nghèo nàn, giá trị thấp. Hàng hoá nhập vào cũng rất hạn chế. "Những hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, tự do tuỳ tiện nâng giá, tiêu cực ở một bộ phận cán bộ
nhân viên trong các ngành nắm hàng, nắm tiền vẫn tiếp diễn, làm cho tình hình đã khó khăn lại càng phức tạp thêm" [l0;tr17].
Thu ngân sách luôn luôn không đủ chi. Năm 1985, tổng thu của thành phố 8.206.000 đồng, tổng chi lên tới 9.782.000 đồng, Tỉnh phải cấp thêm cho thành phố 4.400.000 đồng để chi bù giá vào lương và trả lương cho cán bộ, công nhân viên chức. Giá trị đồng tiền ngày một giảm; tình trạng thiếu tiền mặt luôn luôn căng thẳng [1;tr7]..
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý nhà đất, quy hoạch bố trí dân cư ở các phường, xã chậm được đổi mới. Việc lấn chiếm đất đai còn xảy ra.
Năm 1986, tình hình kinh tế của thành phố Thái Nguyên gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp, vụ chiêm xuân thì khô hạn kéo dài làm cho hàng ngàn ha ruộng không có nước cấy; Đến vụ mùa thì lũ lụt lớn làm mất trắng trên 4500 ha lúa và hoa mầu. Sản xuất công nghiệp đều ở trong tình trạng thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, tiền vốn…nên sản xuất cầm chừng, công nhân không có việc làm, thu nhập thấp.
1.2.2. Tình hình xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 1
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 2
- Kinh Tế, Xã Hội Thành Phố Thái Nguyên Trước Năm 1986
- Đường Lối Đổi Mới Kinh Tế - Xã Hội Của Đảng Và Kế Hoạch Hành Động Của Thành Phố Thái Nguyên
- Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Kinh Tế
- Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Lĩnh Vực Văn Hóa - Giáo Dục
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Sau khi đất nước thống nhất, vấn đề việc làm cho người lao động luôn được Thành phố quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp bộ Đảng và chính quyền. Chủ trương phát triển kinh tế gia đình, kinh tế phường, xã; mở rộng cơ sở sản xuất của thành phố hàng năm đã tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần ổn định trật tự xã hội và đời sống nhân dân. Đầu thập niên 80, thành phố đã bố trí được việc làm cho trên 4.700 lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và công nghiệp.
Thập niên 80 của thế kỷ XIX, cũng là những năm đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng; các tệ nạn phát triển nhiều; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng thành phố đã cố gắng, từng bước đưa công tác quản lý xây dựng đô thị vào nề nếp, như quy hoạch khu dân cư, gắn nhiệm vụ kinh tế với công tác xã hội. Nhờ đó, đời sống nhân dân đô thị ngày một ổn định, khu
dân cư được tổ chức lại. Thành phố cấp đất cho trên 4000 hộ gia đình. Đến năm 1986, đã có 5091 nhà ở của nông dân được ngói hoá.
Về văn hoá - giáo dục
Sau ngày thành lập thành phố (19/10/1962), nhằm nâng cao dân trí, phát triển giáo dục đào tạo các cấp, lãnh đạo thành phố chủ trương đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp. Năm học 1962-1963, số lớp học tăng 1,5; lần, học sinh đến lớp tăng gần 1,3 lần so với năm học 1961-1962 [29;tr. 110].
Khi đất nước thống nhất, thành phố có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tháng 9/1976, thành phố phát động cuộc vận động "Toàn dân xây dựng trường sở", kết quả, cuối năm 1977, gần 200 phòng học kiên cố và bán kiên cố được xây dựng so với năm học trước, năm học 1976-1977, số học sinh thành phố tăng 340 học sinh. Các ngành và cấp học phát triển tương đối cân đối, nâng dần về chất lượng, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của nhân dân và của xã hội. Các mô hình trường vừa học vừa làm trong các xí nghiệp công nghiệp được mở rộng.
Do kinh tế sa sút, thu ngân sách luôn luôn không đủ chi nên việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục còn nhiều hạn chế: tốc độ xây dựng trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, học sinh vẫn phải học ca ba, đời sống của giáo viên hết sức khó khăn. Công tác quản lý cơ sở vật chất chưa tốt, các trang thiết bị như bàn, ghế, đồ dùng học tập trong các nhà trường còn thiếu; chất lượng giáo dục chuyển biến chậm và chưa đồng đều, chưa phù hợp với sự phát triển về kinh tế. Sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác giáo dục chưa chặt chẽ và đồng bộ.
Về y tế
Bên cạnh phát triển hệ thống giáo dục, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được đẩy mạnh. Trong 5 năm từ 1981 đến 1985, ngành y tế thành phố đã xây dựng được 3 bệnh viện, 5 phòng khám, 14 trạm y tế xã, phường. Mỗi năm, ngành tổ chức khám, chữa bệnh cho 22 nghìn lượt người nên nhiều bệnh dịch lớn đã được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Như vậy, trước năm 1986 mặc dù tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên gặp rất nhiều khó khăn cần phải giải quyết. Nhưng thành phố đã từng bước khắc phục và đưa nền kinh tế, xã hội phát triển ổn định trở lại, đời sống nhân dân được cải thiện. Góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.
1.3. Sự ra đời và thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên
Tổ chức xã hội được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
Ðặc điểm của các tổ chức xã hội là:
Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ...
Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu, đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ.
Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước.
Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là nguyên tắc " quyền lực - phục tùng" như trong các cơ quan nhà nước.
Các tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chung là giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên để họ sống và làm việc theo pháp luật. Ðồng
thời, hoạt động của các tổ chức xã hội còn nhằm đến mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức
Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ chức xã hội được chia thành các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức.
Tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp được thành lập theo sáng kiến của nhà nước. Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước. Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội. Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.
Trên cơ sở đó, thực hiện những chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng đã có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập nhằm phát triển kinh tế, xây dựng quê hương đất nước.
Thái Nguyên cơ bản đã phát triển thành một thành phố công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, với các ngành luyện kim, cơ khí chế tạo, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, bánh kẹo, may mặc, chế biến nông-lâm sản... Cơ cấu kinh tế của Thành phố có nhiều chuyến biến quan trọng.
Vấn đề việc làm cho người lao động luôn được Thành phố quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp bộ Đảng và chính quyền. Chủ trương phát triển kinh tế gia đình, kinh tế phường, xã; mở rộng cơ sở sản xuất của Thành phố hàng năm đã tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động, góp phẩn ốn định trật tự, xã hội và đời sống nhân dân.
Trong suốt thời gian dài, nhân dân ta phải liên tiếp phải tiến hành hai cuộc kháng chiến lớn: Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) và kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975). Cho nên, nhiệm vụ cách mạng hàng đầu lúc này là phải giành độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, ở nước ta lúc này mới chỉ xuất hiện một vài tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam... Tuy nhiên, từ khi Luật số 102-SL/L004 ngày 20 tháng 05 năm 1957 quy định quyền lập hội của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nghị định số 258TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết, thi hành luật nói trên thì các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta xuất hiện ngày một nhiều: Hội Làm vườn Việt Nam, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội doanh nghiệp Việt Nam…
Ban đầu, những thành viên tham gia vào các tổ chức này với mục đích phục vụ nhân dân là chính, số hội viên tham gia vào hội còn hạn chế, chưa có văn phòng đại diện, chưa có điều lệ, tôn chỉ và mục đích hoạt động cụ thể… Tuy nhiên, từ sau khi Luật quy định về quyền lập hội được ban hành thì các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên mới chính thức được thành lập: Hội Đông y (25/10/1962); Hội Chữ thập đỏ (1965).
Trong đó, Hội Đông y thành phố Thái Nguyên được thành lập sớm nhất: Căn cứ theo công văn số 665/ĐC-ĐS ngày 25- 10- 1962 của Bộ nội vụ UBHC tỉnh đã ra quyết định cho phép thành lập Hội Đông y thành phố Thái Nguyên. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người hành nghề
Đông y, Đông dược, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng đông y trong phạm vi thành phố Thái Nguyên.
Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả vì sự thống nhất đất nước”. Vì vậy, việc xây dựng củng cố Hội Đông y thành phố vững cả về tư tưởng, tổ chức và nghiệp vụ là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước nói chung và nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế của địa phương nói riêng.
Với mong muốn tập hợp giúp đỡ lẫn nhau để hành nghề tốt hơn, chống lại hoặc giảm thiểu những tác nhân bất lợi từ bên ngoài. Do vậy, ngay từ khi thành lập hội đã rất chú trọng tới phát triển tổ chức hội, không phân biệt thành phần dân tộc điều này đã tạo điều kiện cho hội viên sinh hoạt. Trong ban chấp hành có đủ thành phần dân tộc như: Kinh, Hoa, Nùng, Thổ, Mán, Trại… Riêng hai huyện Phú Bình và Đồng Hỷ được tiến lên thành chi hội. Với phương châm củng cố là chủ yếu, phát triển là thứ yếu thì những địa phương phát triển như Đồng Hỷ, Phú Bình đã được củng cố bằng cách học tập, bồi dưỡng ý thức tập thể, trên cơ sở kiện toàn tổ chức lành mạnh và thuần khiết.
Về xây dựng phát triển hội: Trong 6 tháng đầu năm đã phát triển được 2 hội viện chính thức thuộc huyện Phú Bình cộng với 124 hội viên cũ đã tăng lên 140 hội viên chính thức và có 29 hội viên mới xin ra nhập. Khai đăng ký hành nghề được 88 vị.
Về tình hình học tập: Toàn giới Đông y đã tham gia học tập mọi chính sách cùng với nhân dân như: Chính sách cải tạo, công thương nghiệp, chính sách bầu cử quốc hội… Học tập tiếp thu công tác chuyên môn thì riêng huyện Phú Bình đã học được từ Tạp chí Đông Y số 6, số 7 trong tổ chức.
Trong tổ chức thì chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng để lãnh đạo hướng dẫn học tập, mỗi học viên có 1 quyển học bạ để ghi chép từng ngày đi học. Mỗi tháng lại học thêm hai bài thuốc nam do ông Thái phổ biến, cho hội viên đi học các lớp châm cứu do Nguyễn Tú Siêu và Trung ương hội mở.
Công tác tuyên truyền về sinh phòng bệnh: Thường xuyên nói chuyện trong các cuộc họp với nhân dân, vận động nhân dân thực hiện 3 sạch nhất là các lương y tự làm gương mẫu trong công tác vệ sinh phòng bệnh. Hệ thống y tế có tiến bộ hơn. Phong trào xây dựng 3 công trình sinh hoạt (giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh), được chỉ đạo triển khai xuống từng gia đình. Nhiều bệnh dịch lớn được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Đến năm 1965, UBHC tỉnh Bắc Thái chuẩn y việc thành lập Hội Chữ thập đỏ thành phố Thái Nguyên. Đây là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng. Hội tập hợp tất cả mọi người, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo. Hoạt động chủ yếu của hội ở giai đoạn này chủ yếu là: Phục vụ chiến đấu, tham gia cứu chữa thương bệnh binh và nhân dân bị thương trong chiến tranh; chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chăm lo các gia đình thương binh, liệt sỹ, những người khuyết tật và các đối tượng khó khăn khác.