cung cấp nước tưới cho gần 50 ngàn ha cây trồng (lúa, cây hoa mầu và các cây công nghiệp khác như chè, lạc...), cùng với hàng trăm công trình trung tiểu thuỷ lợi phục vụ sản xuất công nghiệp và nước sinh hoạt cho 100 ngàn dân ở trung tâm thành phố.
Ở Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn: mỏ than Khánh Hoà, Quán Triều thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn… Tiềm năng sắt tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
Thành phố Thái Nguyên có Quốc lộ số 3 chạy qua, nối Hà Nội với Bắc Kạn, Cao Bằng; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; Quốc lộ 13 và 16 đi Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; Quốc lộ 37 đi Bắc Giang. Nối liền với trung tâm thành phố là các tuyến đường đi các huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra, Thành phố còn có tuyến đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội; Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí (Quảng Ninh), rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế.
Là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong khu Việt Bắc, thành phố Thái Nguyên có điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện, thị trong tỉnh; với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực miền núi phía Bắc; với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng.
Với địa hình, đất đai và tài nguyên, khoáng sản như vậy, thành phố Thái Nguyên không những có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp mà còn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có điều kiện để phát triển du lịch. Thành phố Thái Nguyên có rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá phản ánh khá đầy đủ quá trình phát triển của thành phố. Đền thờ các danh nhân thời Lý
(Đền Xương Rồng), đền thờ Mẫu (Quán Triều), Chùa Phù Liễn, Chùa Đồng Mỗ...là những kiến trúc cổ độc đáo. Thành Nhà Mạc, Bến Tượng, Tích Lương... là những di tích thời Nhà Mạc; Tiêu biểu ở thế kỷ XX có 2 quần thể di tích lịch sử khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 dưới sự chí huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp.
Thái Nguyên là trung tâm văn hoá - thể thao của vùng Việt Bắc nên từ khi thành lập, Đảng bộ và UBND thành phố rất quan tâm đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều công trình văn hoá thể thao có quy mô lớn và hiện đại như: Bảo tàng Việt Bắc (nay là bảo tàng Văn hoá dân tộc Việt Nam), bảo tàng Quân khu I, bảo tàng Thái Nguyên, nhà Văn hoá công nhân Gang Thép, nhà thi đấu thể thao, sân vận động trung tâm, sân vận động khu Nam có sức chứa hàng vạn chỗ ngồi...
Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi phát triển văn hoá, giáo dục. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 của cả nước (sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Trên địa bàn Thành phố có 18 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 11 trường phổ thông trung học, 60 trường trung học cơ sở và tiểu học, 36 trường mẫu giáo.
Trải qua một thời gian dài, tên gọi và địa giới hành chính của thành phố Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Thời nhà Đường (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ IX), thành phố Thái Nguyên nằm trong đất châu Long và châu Vũ Nga. Thời nhà Lý, Thái Nguyên thuộc châu Vũ Lặc (thế kỷ XI). Thời Trần, Thái Nguyên là trấn. Đến năm Gia Long thứ 12 (1813), Thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển đến đặt tại làng Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc đất phường Trưng Vương và một phần nhỏ thuộc phường Túc Duyên). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên được đổi là tỉnh Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, "Quá trình xây dựng các cơ quan cai trị, dịch vụ của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, cùng với sự tăng dân số (viên chức, thợ thủ
Có thể bạn quan tâm!
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 1
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 2
- Sự Ra Đời Và Thực Trạng Hoạt Động Của Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Ở Thành Phố Thái Nguyên
- Đường Lối Đổi Mới Kinh Tế - Xã Hội Của Đảng Và Kế Hoạch Hành Động Của Thành Phố Thái Nguyên
- Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Kinh Tế
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
công, dân buôn bán)....đã dần dần hình thành thị xã Thái Nguyên vào những năm cuối thế kỷ XIX’’ [ 10;tr.95].
Từ tháng 8 năm 1956, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) Thái Nguyên trở thành Thủ phủ Khu Tự trị Việt Bắc.
Ngày 19/10/1962, theo Quyết định số 114/CP của Hội đồng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên trở thành thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, có 4 khu phố (Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Quan Triều); hai thị trấn (Núi Voi và Trại Cau); 6 xã (Đồng Quang, Gia Sàng, Cam Giá, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên); tổng diện tích hơn 100km² [25;tr.l3]. Trải qua nhiều lần điều chỉnh hành chính, ngày nay thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (gồm 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn
Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức).
Là một miền đất giàu tài nguyên, lại nằm ở vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi, là vùng đất trung gian giữa khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ nên từ xa xưa, thành phố Thái Nguyên đã thu hút, hội nhập cư dân ở nhiều vùng đến làm ăn, sinh sống. Theo Niên giám thống kê 2010, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố, dân số trong độ tuổi lao động luôn chiếm trên 50% dân số, đa số có trình độ phổ thông trung học, nhiều người tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề. Thành phố Thái Nguyên có bình quân thu nhập đầu người cao so với các thành phố khác trong cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm của vùng Việt Bắc.
Do đặc điểm địa lý, thành phố Thái Nguyên trở thành điểm hội tụ của các tộc người. Đông nhất là dân tộc Việt, với nhiều bộ phận hợp thành (dân bản địa và những người dân di cư từ các tỉnh đồng bằng lên kiếm sống...). Tiếp đến là dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao... Các dân tộc đều dễ hoà nhập, luôn gắn bó, đoàn kết trong chiến đấu bảo vệ quê hương và phát triển kinh kế- xã hội.
Do cư dân được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nên thành phố Thái Nguyên có nền văn hoá dân tộc mang nhiều mầu sắc phong phú và đa dạng. Bên cạnh những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Sán Dìu, Tày, Nùng, còn có làn điệu chèo, những cảnh hát hội của đồng bào Bắc Bộ khá đặc sắc.
Cũng như các huyện, thị khác trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có 2 tôn giáo chính là đạo Phật (Phật giáo) và đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo).
Đạo Phật ở thành phố Thái Nguyên có các hội: Hội Thiện duyên, hội Thiện phúc, tổ chức khá chặt chẽ. Thành phố có nhiều chùa nổi tiếng như: chùa Phù Liễn, chùa Đồng Mỗ, Chùa Hang được xây dựng từ những thế kỷ trước; chùa Đán và chùa Làng Cả.
Đạo Công giáo, Thành phố có 2 xứ đạo (Xứ Thành phố và xứ Tân Cương). Các sinh hoạt tôn giáo của quần chúng tín đồ phát triển mạnh. Bà con giáo dân là người lao động, có tinh thần yêu nước và cách mạng, đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ. Những hoạt động của họ có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, lợi dụng lòng tin của giáo dân, kẻ xấu trong chức sắc tôn giáo đã có hành vi xúi giục
giáo dân không tôn trọng pháp luật, nên có lúc, có nơi giáo dân có nhiều hành vi đối lập với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất và trật tự xã hội...
Trong những năm gần đây, thành phố Thái Nguyên tập trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại. Đặc biệt là các khu đô thị mới 2 bên bờ sông Cầu, sẽ là điểm nhấn để phát triển thành phố bên bờ sông đang dần trở thành hiện thực. Hiện nay, thành phố đang có chủ trương xây dựng các khu đô thị mới phường Túc Duyên; Dự án Kè chống lũ sông Cầu đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 kéo dài từ Túc Duyên đến đập thác Huống. Tới đây, dự án đường Bắc Sơn, đường Minh Cầu nối đường Bắc Sơn và Khu dân cư số 1 Hoàng Văn Thụ sau khi hoàn thành sẽ tạo thêm một con đường nội thị rộng đẹp cùng một khu dân cư mới, góp phần xóa bỏ tình trạng làng trong phố; Dự án Khu đô thị Xương Rồng với tổng diện tích trên 45 ha được quy hoạch và xây dựng theo kiến trúc hiện đại, độc đáo, với 9,5 ha diện tích lòng hồ được thiết kế nằm giữa khu đô thị vừa có chức năng điều hòa sinh thái, vừa tạo cảnh quan cho khu đô thị và khu vực phía Bắc thành phố. Bao quanh hồ là khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cây xanh các biệt thự đơn, biệt thự đôi, khu dân cư, …được bố trí hài hòa cùng với một kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ là điểm nhấn quan trọng, làm thay đổi diện mạo thành phố. Với mục tiêu xây dựng thành phố Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của quốc gia; trung tâm kinh tế - dịch vụ- du lịch, trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học của vùng Trung du miền núi Phía Bắc.
Như vậy, so với các huyện, thị khác trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi hơn để cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hình thành và phát triển.
1.2. Kinh tế, xã hội thành phố Thái Nguyên trước năm 1986
1.2.1. Kinh tế
Sau khi thống nhất đất nước, thành phố Thái Nguyên bước vào một thời kỳ mới, với hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thái Nguyên cơ bản đã phát triển thành một thành phố công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, với các ngành luyện kim, cơ khí chế tạo, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, bánh kẹo, may mặc, chế biến nông-lâm sản... Cơ cấu kinh tế của thành phố có nhiều chuyến biến quan trọng.
Sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp
So với một số thành phố khác trong cả nước, thành phố Thái Nguyên có ưu thế phát triển công nghiệp. Sự ra đời của thành phố gắn liền với sự ra đời của Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên- đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Những ngành công nghiệp chủ đạo và được coi là thế mạnh của thành phố gồm có: công nghiệp luyện kim (chủ yếu ở phía Nam thành phố); công nghiệp khai khoáng (phát triển ở một số điểm phía Bắc, chủ yếu là khai thác than và các khoáng sản vật liệu xây dựng); công nghiệp dệt, may, thêu ren, đồ mộc và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống.
Năm 1962, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp của thành phố đạt 2 triệu đồng, đến năm 1976, giá trị tổng sản lượng tiểu-thủ công nghiệp thành phố đạt 5,71 triệu đồng.
Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ I (22-25/5/1963), xác định nhiệm vụ của Thành phố: “Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và nông nghiệp, thì vấn đề sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp là hàng đầu, trong đó lấy sản xuất hàng tiêu dùng là chủ yếu, chủ yếu phát triển những cơ sở chế biến thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân thành phố và trong tỉnh; đồng thời phục vụ cho xây dựng, kiến thiết và bước đầu phục vụ cho xuất khẩu.... ” [29;tr.104].
Từ năm 1977, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn như bị nước ngoài cắt viện trợ, rút chuyên gia; Thiếu nguyên vật liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm để giữ vững và phát triển sản xuất. Công ty Gang Thép Thái Nguyên đã nghiên cứu và đúc thành công các loại trục cán thép 530mm, 680mm, 840mm có chất lượng tốt... hoàn thành toàn diện vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1979 trước 5 ngày, đạt giá trị tổng sản lượng 101,51% [34;tr.81 -82].
Hợp tác xã mành cọ Thống Nhất sản xuất được 600m2 mành cọ xuất khẩu; Hợp tác xã cơ khí Bắc Nam sản xuất được 10.000 mũi cày, 10.000 cào cỏ lúa... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã Cộng Lực, từ nguồn sắt thép phế liệu đã sản xuất ra 6.000 cột bê tông xây dựng nhà ở, tiếp tục giữ vững danh hiệu "Đơn vị tiêu biểu xuất sắc toàn diện của ngành tiểu - thủ công nghiệp Thành phố năm 1979".
Trong 3 năm (1983-1985), giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp của Thành phố tăng nhanh. Trong đó, các mặt hàng truyền thống, như sắt tráng men tăng 157%, các loại mành, thảm tăng 47%, thuỷ tinh tăng 107,3%... Các mặt hàng mới như: khăn mặt, xô màn, vải giả da, đồ nhựa, bìa các tông cót ép, xích xe đạp đã ra đời. Đáng chú ý là thủ công nghiệp ở phường, xã được đẩy mạnh, với những ngành nghề thủ công đa dạng. Giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp năm 1984 đạt 60,7 triệu đồng [34;tr.115]. Đến năm 1985, Thành phố đã có 10/13 phường có cơ sở sản xuất quốc doanh và trên 200 tổ hợp lao động, gần 1000 lao động sản xuất tại nhà giao nộp sản phẩm cho phường [34;tr.117]. Tỷ trọng giá trị hàng thủ công của Thành phố tăng từ 35% năm 1984, lên 50% năm 1986. Hàng thủ công nghiệp xuất khẩu được giữ vững và tăng lên 113,5%.
Nông nghiệp
Nông nghiệp được coi là mặt trận được chính quyền thành phố quan tâm phát triển. Tuy nhiên, những năm qua sản xuất nông nghiệp chưa thoát
khỏi tính chất sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; tình trạng quảng canh, độc canh còn phổ biến. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu tập trung đồng bộ, công cụ lao động còn thiếu trong khi khả năng địa phương có thể giải quyết được. Việc thay đổi hình thức khoán trong nông nghiệp có làm, nhưng không triệt để về định mức và hạch toán không rõ; "Do sản xuất tập trung quan liêu bao cấp, phân phối theo kiểu bình quân, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không tương xứng, biện pháp quản lý có nhiều tiêu cực, dẫn đến sản xuất trì trệ, suy thoái, người lao động không có trách nhiệm gắn bó với sản phẩm cuối cùng..." [49;tr.2]. Các hợp tác xã chưa xác định được kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp, cây trồng không đa dạng, chủ yếu vẫn là trồng lúa. Năng suất, sản lượng lúa mới đạt từ 90% đến 92,5% kế hoạch. Cây mầu và cây rau chưa được chú trọng, nên diện tích, năng suất và sản lượng giảm. "Các điều kiện, nhất là thuỷ lợi và phân bón, bảo vệ câv trồng và gia súc chưa đủ đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định và vững chắc" [1;tr. 141].
Đến năm 1985, diện tích đất nông nghiệp của thành phố giảm xuống 6.809 ha (so với năm 1983 là 8.488 ha) nhưng sản lượng lương thực lại tăng từ 10.0630 tấn (năm 1983), lên 13.834 tấn (năm 1985), riêng thóc vượt 150 tấn so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX đề ra [34;tr.120].
Do có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nên đã tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào gieo trồng như hợp tác xã Đại Đồng, Tân Long, Quan Triều, Quang Vinh...đã đạt năng suất bình quân từ 60 đến 70 tạ/ ha/vụ. Ngoài lúa, việc thâm canh các cây lương thực như: ngô, khoai, sắn bước đầu được chú ý và cho năng suất ngày càng cao.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các loại cây lương thực, thành phố cũng chú trọng mở rộng diện tích cây công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như cây chè, cây đỗ, cây thuốc lá. Năm 1985, diện tích cây công nghiệp là 4.975 ha. Nhưng cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. Ví dụ như cây chè là một trong những mặt