Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 2

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô tổ chức. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Tổ chức xã hội là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại, các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động; Tổ chức và hoạt động theo điều lệ hoặc theo quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ chức xã hội được chia thành các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tự quản, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức quần chúng [40;tr.2].

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội được hình thành theo quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức.

Hiện nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành trong cả nước và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, trở thành một trong những tỉnh vững mạnh của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Để đạt được những thành tựu đó không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên đã tổ chức và hoạt động ra sao, có vai trò

như thế nào? Đó là những vấn đề cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan và rút ra những bài học kinh nghiệm để các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành phố tiếp tục phát triển, đi lên, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng.

Với những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Các tổ chức xã hội

- nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ khi thành lập cho đến nay, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và của tỉnh Thái Nguyên, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá thực hiện luận văn tôi đã tìm hiểu và tiếp cận một số công trình khoa học liên quan trực tiếp đến hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên:

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 2

Đầu tiên là hai công trình với tiêu đề “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng” do Sở văn hóa - thông tin, xuất bản năm 1985; "Kỷ yếu 40 năm thành phố Thái Nguyên (1962 - 2002)", xuất bản năm 2002. Nội dung của hai công trình đã đề cập đến điều kiện tự nhiên - xã hội, tiềm năng phát triển của thành phố Thái Nguyên; Khái quát tình hình kinh tế - xã hội; Khái quát sơ lược về vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành phố Thái Nguyên trước và trong thời kỳ đổi mới.

Tác giả Đoàn Trọng Truyến với bài viết "Những vấn đề kinh tế của Việt Nam bước vào kế hoạch 5 năm (1986-1990)" trong cuốn "Những vấn đề kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ"- Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1987, đề cập đến những thành tựu cơ bản mà đất nước đã đạt được trong những năm 1981-1985 và chủ trương, phương hướng có tính chiến lược trong những năm đầu đổi mới.

Tác giả Nguyễn Đình Thuận trong bài viết “Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, xuất

bản năm 1993, đã đề cập đến bối cảnh đất nước và chủ trương của Đảng về đổi mới kinh tế, chính trị.

Năm 1987, đồng chí Trường Chinh đã viết và cho xuất bản cuốn sách với tiêu đề: "Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại". Nội dung cuốn sách khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của mô hình kinh tế cũ, từ đó thấy rõ cần thiết phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế.

Ấn phẩm: “Vai trò tham gia xây dựng pháp luật của các tổ chức xã hội nghề nghiệp”, của tác giả Nguyễn Phước Thọ, xuất bản năm 2008 đề cập tới vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật cho nhà nước, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cũng trong năm 2008, bài viết “Thực trạng và giải pháp về tổ chức hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam”, do Nguyễn Đình Long - Chủ biên đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới.

Năm 2003, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên giới thiệu cuốn sách “Sáng mãi những tấm lòng nhân đạo”. Cuốn sách phản ánh những việc làm nhân đạo, từ thiện tiêu biểu ở các địa phương, đơn vị của các cá nhân, tập thể được dư luận công nhận và hoan nghênh.

Qua quá trình tìm tài liệu nghiên cứu cho đề tài, tôi nhận thấy:

Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, đã có một số tài liệu đề cập đến các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, những tài liệu tìm hiểu về các tổ chức này ở thành phố Thái Nguyên không nhiều. Trong một số bài viết đăng trên báo địa phương nội dung chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, chưa đi sâu tìm hiểu về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Từ năm 1986 cho đến nay, ở thành phố Thái Nguyên, tôi chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào trình bày một cách hệ thống, toàn diện về các

tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Điều này khiến tôi quyết tâm nghiên cứu chủ đề mà mình đã chọn mặc dù nguồn tài liệu còn hạn chế.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến 2016.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Giai đoạn 1986 - 2016 (Tuy nhiên, để giải quyết một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra trong chương 1 luận văn, chúng tôi có khái quát tình hình kinh tế xã hội Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm 1986).

- Về không gian: Địa bàn thành phố Thái Nguyên

- Về loại hình nghiên cứu: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (chúng tôi lựa chọn một số trường hợp tiêu biểu).

3.3. Nhiệm vụ của đề tài

- Đề tài làm rõ sự hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016.

- Nhận xét về những thành tựu; hạn chế và khó khăn trong hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.

- Đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên.

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

- Nguồn tại liệu thành văn: Các công trình khoa học như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án... đã được công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Nguồn tài liệu lưu trữ: Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước

về kinh tế - xã hội. Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên trong thời kỳ 1975-2016, trong đó chủ yếu là thời kỳ 1986-2016 được lưu trữ tại kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ; Trung tâm Lưu trữ Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Sở Văn hoá -Thông tin; Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Phòng Thống kê thành phố; Văn phòng Thành uỷ; Văn phòng Uỷ ban Nhân dân Thành phố.

- Tài liệu điền dã.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp chủ đạo được thực hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng hợp được thực hiện trong quá trình thu thập thông tin. Phương pháp điền dã: quan sát cảnh quan, phỏng vấn nhân chứng... được sử dụng tại thực địa.

Phương pháp phân tích, so sánh... giúp tác giả hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt của luận văn.

5. Đóng góp của Luận văn

- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn là kênh thông tin góp phần đề xuất những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

- Luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới, làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy, học tập lịch sử địa phương.

6. Cấu trúc của Luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương.

Chương 1: Khái quát về thành phố Thái Nguyên và các tổ chức xã hội

- nghề nghiệp trước năm 1986.

Chương 2: Hoạt động của các tổ chức xã - hội nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016.

Chương 3: Một số nhận xét về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1986

1.1. Vài nét về thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khoảng 21°33'51'' vĩ Bắc đến 105°52'46'' KĐ; với diện tích tự nhiên là 3.562,82 km2. Với hai thành phố trực thuộc tỉnh là: thành phố Sông Công và thành phố Thái Nguyên [27;tr.5].

Thành phố Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 223km2. Đây là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và của cả vùng Việt Bắc; phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên là đầu mối giao thông giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc [26;tr.10].

Thành phố Thái Nguyên nằm trong tọa độ từ vĩ tuyến 210 đến 22027vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014kinh độ Đông. Do vậy, thành phố Thái Nguyên được coi như miền “đồng bằng” riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông: sông Cầu và sông Công nhưng vẫn mang dáng dấp đặc trưng của vùng trung du với kiểu ruộng bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo; Ở trung tâm thành phố bằng phẳng nhưng càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao [27;tr.8].

Địa hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là phát triển nông nghiệp; phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.

Cũng do đặc điểm địa hình nên khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt. Thành phố có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Nhiệt độ bình quân năm là 23°c, độ ẩm trung bình năm là 82%. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cây chè, đây là cây công nghiệp quan trọng nhất vì có giá trị kinh tế ổn định, chỉ đứng sau cây lúa. Chè Thái Nguyên và đặc biệt là chè Tân Cương (vùng phía Tây thành phố) là đặc sản nổi tiếng từ lâu, đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ...

Các nguồn tài nguyên, thiên nhiên ở thành phố Thái Nguyên vô vùng phong phú và đa dạng. Đất canh tác trong khu vực Thành phố có hai loại chủ yếu. Loại Feralft màu vàng, thích hợp với trồng cây chè và các loại cây ăn quả. Loại đất này phẩn lớn tập trung ở các xã Lương Sơn, Thịnh Đức, Thịnh Đán, Thành Công (nay thuộc thị xã Sông Công), Tích Lương, Phúc Xuân, Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng. Đất phù sa do sự bồi đắp thường xuyên của sông Công và sông Cầu, phần lớn nằm ở xã Tân Cương và các xã Quang Vinh, Cao Ngạn, Túc Duyên, Cam Giá. Loại đất này ở độ phì nhiêu tương đối cao so với các vùng trong tỉnh, rất thuận lợi cho việc trồng lúa, các loại rau, hoa màu.

Thành phố Thái Nguyên có 2 sông lớn chảy qua, đó là sông Cầu và sông Công giữ vị trí quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Thành phố có 2 công trình thuỷ nông là đập Thác Huống và đập hồ Núi Cốc

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí