Đường Lối Đổi Mới Kinh Tế - Xã Hội Của Đảng Và Kế Hoạch Hành Động Của Thành Phố Thái Nguyên

Tiểu kết chương 1


Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nơi đây là địa bàn sinh sống thuận lợi của nhiều tộc người. Thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quan trọng của vùng trung du miền núi phía Bắc, với các sản phẩm có ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế quốc dân như thép, điện, kim loại mầu, vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Vì vậy, Thái Nguyên có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội.

Trước năm 1986, thành phố Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với tinh thần chủ động, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khắc phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng.

Nghiên cứu về giai đoạn trước năm 1986, chúng tôi nhận thấy: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên chưa nhiều, chỉ có hai tổ chức là Hội Đông y và Hội Chữ thập đỏ được thành lập; Hoạt động của hội bước đầu dừng lại ở việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nên những đóng góp của hội cho sự phát triển kinh tế của thành phố chưa thực sự hiệu quả. Tuy vậy, những hoạt động bước đầu của hội có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở những giai đoạn tiếp theo.

Chương 2

HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016‌

2.1. Đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của Đảng và kế hoạch hành động của thành phố Thái Nguyên

Trên thế giới, từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng khoảng sâu sắc. Đến đầu những năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Mỹ đứng đầu tan rã. Mặc dù vậy những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hoà bình và hợp tác phát triển. Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới.

Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia. Thay thế cách đánh giá cũ, chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự bằng các tiêu chí tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. Vì thế, yêu cầu đổi mới đất nước của Đảng lại được đặt ra một cách bức thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trong khi đó, ở khu vực châu Á, công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc theo hướng thị trường - mở cửa đã thực hiện từ năm 1978 và đạt được những thành tựu nổi bật, đưa Trung Quốc vượt qua khó khăn, khủng hoảng.

Chính điều này đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm do có sự tương đồng nhiều mặt về các điều kiện kinh tế - xã hội giữa hai nước. Bên cạnh đó, sự thành công của Nhật Bản và các nước "công nghiệp mới" ở Đông Á và khu vực là những bài học kinh nghiệm về cách thức, con đường phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ kinh tế nông nghiệp cổ truyền, có các quan hệ xã hội theo kiểu Á Đông trong đó có Việt Nam. Đó là những thành công của các chiến lược phát triển: phát huy mạnh nội lực, thị trường - mở cửa, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 5

Như vậy, trước những thay đổi của tình hình thế giới, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

Trong nước: Cách mạng XHCN đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các mặt. Song, cách mạng Việt Nam gặp không ít khó khăn, yếu kém.

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến, tiến lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, là một vấn đề hết sức khó khăn và mới mẻ đối với nước ta. "Những thành tựu đã giành được chứng minh đường lối chung và đường lối kinh tế trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ của Đảng và Nhà nước là đúng đắn, và khẳng định tính chất khoa học và sáng tạo của các chủ trương, biện pháp quản lý mới" [23;tr.84].

Tuy nhiên, do một số chủ quan, sai lầm trong cách nghĩ và cách làm, làm cho sản xuất tăng chậm, hiệu quả đầu tư thấp, tài nguyên đất nước chưa được khai thác triệt để. Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhìn chung chỉ sử dụng một nửa công suất, năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm kém. Kinh tế-xã hội khủng hoảng. Tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người hầu như không tăng. Siêu lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán đã ảnh hướng xấu đến sự phát triển kinh tế. Đời sống khó khăn, lòng tin của cán bộ và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng giảm sút. Các tệ nạn xã hội phát triển. Nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm đó là những khuyết điểm của

mô hình CNXH, đó là CNXH thời chiến kéo dài và phổ biến. Sự nôn nóng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội: Trong cải tạo, ta nôn nóng muốn cải tạo nhanh, đồng nhất cải tạo với xóa bỏ, cũng với mong muốn xóa bỏ nhanh, dứt điểm các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể nên khi thực hiện đã đẫn đến sai phạm “nguyên tắc tự nguyện”.

Trong công nghiệp hóa, chúng ta đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng, “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”, muốn hiện đại hóa nền kinh tế vốn nhỏ bé, lạc hậu, phân tán của ta nhanh chóng trở thành nền kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, nên đã đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật, lao động, xây dựng theo quy mô lớn nhiều cơ sở công nghiệp nặng trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, chưa có sẵn những tiền đề cần thiết.

Trong xây dựng kinh tế, chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hiện vật, chủ yếu bằng hai thành phần quốc doanh và hợp tác xã, nhằm đáp ứng việc thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo hiện vật, có cái nhìn không đúng về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện vật lại đặt dưới sự quản lí kiểu hành chính, tập trung, quan liêu bao cấp của Nhà nước. Sai lầm của chúng ta còn thể hiện ở việc đặt ra các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với nhiều chỉ tiêu, mục tiêu quá lớn, quá cao so với khả năng của đất nước, và ở việc mong muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện nước ta đang ở những chặng đường đầu tiên.

Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó trước tiên là những sai lầm trong chính sách kinh tế, là “bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lí kinh tế - xã hội…”[13;tr.231]. Đây là tư tưởng vừa "tả" khuynh, vừa "hữu" khuynh, làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Trước tình hình đó, để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng XHCN, đòi hỏi

Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. Nói cách khác, đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề sống còn đối với nước ta.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và cải cách kinh tế trên các lĩnh vực. Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra dựa trên những bài học được đúc kết từ những thắng lợi đã đạt và cả những khuyết điểm sai lầm còn tồn tại trong những năm qua. Nhằm mục đích ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, thoát khói nghèo nàn, lạc hậu. "Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo" [13;tr.42].

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, kinh tế đất nước được chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế được đổi mới theo hướng: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước; Nền kinh tế mở cửa, hướng ngoại; Dân chủ hoá nền kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Cơ chế thị trường luôn gắn liền với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhưng nó có hai mặt (tích cực và tiêu cực), vì vậy cần nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển theo định hướng XHCN.“Có thể nói chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là quan điểm chủ trương tư tưởng quản lý dài hạn của Đảng nhằm tập hợp lực lượng để xây dựng đất nước theo hướng không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ cấu kinh tế- xã hội" [22;tr.99].

Với cách tư duy mới, Đại hội Đảng VI phê phán những sai lầm nghiêm trọng của cơ cấu kinh tế trước đó, chỉ ra những nguyên nhân của khủng hoảng

kinh tế-xã hội và điều chỉnh nền kinh tế theo 3 chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đồng thời phát triển công nghiệp nặng có trọng điểm, ưu tiên hướng vào phục vụ cải tạo nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. "Đổi mới là để giải quyết những nội dung, mục tiêu và biện pháp chủ yếu của công nghiệp hoá XHCN trong thời kỳ quá độ". [34;tr.54].

Cùng với những phát triển trong kinh tế là sự phát triển trong lĩnh vực xã hội, Đảng ta khuyến khích sự phát triển các loại hình “hội”, nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã hình thành. Theo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) có: 80 hội, 61 liên hiệp hội địa phương, 600 trung tâm và viện (400 trực thuộc Vusta, 200 thuộc các hội). [37;tr.21].

Quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta và chính sách của nhà nước về vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển kinh tế: Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta chính thức khởi sự từ 1986, thực hiện quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, đòi hỏi phát huy cao độ vai trò làm chủ của quần chúng nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể của mình tham gia vào công cuộc đổi mới kinh tế. Trong bối cảnh đó lần đầu tiên Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nghị quyết 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về đổi mới công tác quần chúng của đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân lần đầu tiên đã khẳng định “ động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân” và cho rằng “các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng”. Theo hương đó, nghị quyết đã chủ trương xây dựng “Các hội nghề nghiệp, nhân đạo, hữu nghị… là những tổ chức tự nguyện của quần chúng trong từng ngành nghề, từng mặt đời sống mang tính chất chính trị - xã hội

với những mức độ khác nhau, được thành lập theo luật định…Trong tổ chức và hoạt động, các đoàn thể và tổ chức quần chúng thực hiện nguyên tắc tự quản, tự lựa chọn cán bộ của mình”.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã đề ra chủ trương “ Đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương “Trong điều kiện cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi, hình thức tổ chức và sinh hoạt của các đoàn thể quần chúng phải đổi mới, linh hoạt và đa dạng và đông đảo thu hút ngày càng đông đảo cá tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu về nghề nghiệp và đời sống”.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm “dân chủ” và xác định “ Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định… Để thực hiện chủ trương của Đảng, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số: 22/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2002 về “ Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”. Tiếp theo đó Chính phủ đã ban hành nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 07 năm 2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 23-NQ/TW, Ngày 12 tháng 3 năm 2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã nêu ra yêu cầu “Sớm ban hành luật về hội quần chúng” nhằm tạo cơ sở pháp lý để “Mở rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức nhân dân”.

Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 chỉ rõ “có cơ chế thu hút các hiệp hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã đưa ra vấn đề “phản biện xã hội” và đã chủ trương “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Nghị quyết số 25/ - NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới đã tiếp tục khẳng định chủ trương “ Phát triển các tổ chức quần chúng theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải, tạo lực, trí tuệ sáng tạo theo nguyện vọng trên cơ sở pháp luật”.

Tóm lại, quá trình nhận thức của Đảng và chính sách của nhà nước về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cho thấy vị trí vai trò của các tổ chức xã hội

- nghề nghiệp đã không ngừng được nâng cao về quan điểm, nhận thức và bước đầu đã có khuôn khổ pháp lý rõ ràng. Quá trình đó phản ánh hai nhân tố tác động rõ rệt nhất, đó là: Nhu cầu dân chủ hóa và thị trường hóa nền kinh tế

- xã hội.

Quán triệt các nghị quyết của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ, Đảng bộ thành phố Thái Nguyên kịp thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện. Ngày 6/2/1987, Thường trực Thành uỷ họp đánh giá tình hình và bàn biện pháp triển khai thực hiện Nghị quyết 01 về ba chương trình kinh tế trong nhiệm vụ công tác của BCH Đảng bộ thành phố. Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định thành lập các tiểu ban xây dựng đề án của từng chương trình.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí