Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Kinh Tế

Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI (tổ chức từ ngày 29 đến ngày 30/3/1989), trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tế, khẳng định những thành tựu đạt được sau 3 năm đổi mới theo tinh thần Đại hội Đảng VI, đã tạo tiền đề căn bản thuận lợi cho thành phố bước đi những năm sau. Đại hội cũng chỉ ra những tồn tại yếu kém về nhiều mặt, trong đó có kinh tế và thông qua phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 2 năm (1989- 1990), chủ trương "Phải cấp bách đổi mới cơ chế quản lý và xây dựng các chính sách nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, khai thác mọi tiềm năng và nhân tố mới trong mọi thành phần kinh tế, mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở, mở rộng liên doanh, liên kết. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện cho được 3 chương trình kinh tế: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu" [46;tr.3]. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng "Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp".

Dựa trên tinh thần Chỉ thị 154/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngày 15/5/1991, Thành phố cho phép các hợp tác xã tiểu-thủ công nghiệp, dịch vụ lựa chọn mặt hàng, quy mô, công nghệ và hình thức kinh doanh.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991), trên cơ sở những thành tựu đạt được và căn cứ vào tình hình hiện tại của đất nước, đã đề ra chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Đại hội thông qua Cương lĩnh "Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và thông qua nội dung cơ bản của Chiến lược "ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000".

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ VI (10/1991), chủ trương phấn đấu hình thành bằng được cơ cấu kinh tế nông-lâm-công nghiệp-dịch vụ; ở từng huyện, thành, thị sẽ tuỳ điều kiện hình thành cơ cấu kinh tế cho phù hợp, chủ trương

xây dựng “Các hội nghề nghiệp, nhân đạo, hữu nghị… là những tổ chức tự nguyện của quần chúng trong từng ngành nghề, từng mặt đời sống mang tính chất chính trị - xã hội với những mức độ khác nhau, được thành lập theo luật định… Trong tổ chức và hoạt động, các đoàn thể và tổ chức quần chúng thực hiện nguyên tắc tự quản, tự lựa chọn cán bộ của mình”.

Từ những thành tựu và hạn chế trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XII, họp từ ngày 20 đến ngày 22/1/1992, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cho 4 năm (1992-1995), là: "ổn định và phát triển kinh tế-xã hội với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế công nghiệp-nông nghiệp-thương mại và dịch vụ. Xây dựng một số vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu thiết yếu trên địa bàn và vươn ra thị trường ngoài nước. Đẩy mạnh quv hoạch và xây dựng đô thị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, đổi mới hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Từng bước xây dựng thành phố có kinh tế phát triển toàn diện; xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh" [52;tr.34-35].

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) của Đảng đã xác định: "Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" [53;tr.18].

Thành phố Thái Nguyên, ngày 29/6/2001, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên ra Nghị quyết số 02/NQ- TU “Về xây dựng và phát triển thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005, định hướng phát triển đến 2010”, chỉ rõ: “Thành phố Thái Nguyên phải đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH; phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, tiêu biểu cho sự phát triển của tỉnh; làm động lực cho sự phát triển của các địa phương khác trong tỉnh và trở thành

trung tâm có uy tín của vùng Việt Bắc và là một trong những trung tâm vùng quan trọng của cả nước” Định hướng đó hoàn toàn phù hợp với lợi thế và tiềm năng của thành phố, cũng như phù hợp với định hướng chung của Đảng và Nhà nước ta.

Để thực hiện tốt chủ trương, định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV (họp từ 14 đến 16/1/2000), đề ra chủ trương lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 7%/năm, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 8%/năm; thương mại-dịch vụ tăng 7%; nông, lâm nghiệp tăng 3,5%/năm. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp, xây dựng 50%- thương mại, dịch vụ 40%; nông, lâm nghiệp 10% [55;tr.87-88].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Những Văn kiện, Nghị quyết và báo cáo trên đã thể hiện đường lối, chủ trương đổi mới của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy và UBND thành phố Thái Nguyên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 1986 đến 2016.

Trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Trung ương, của tỉnh và của Đảng bộ thành phố, thành phố Thái Nguyên không những đã từng bước đưa nền kinh tế phát triển đi lên, mà còn phát triển một cách toàn diện: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố Thái Nguyên đạt 9%/năm, sản xuất công nghiệp tăng 19,5%/năm, nông - lâm nghiệp đạt 4,5%/năm, các ngành dịch vụ đạt 9,4%/năm…. Đó là điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên. Cho đến nay, thành phố đã có 16 tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập: Hội Đông y (25/10/1962); Hội Chữ thập đỏ (1965); Câu lạc bộ Hưu trí Thái Nguyên (27/6/1986); Hội Làm vườn (20/01/1990); Hội Sinh vật cảnh (QĐ số 1897 ngày 27/6/1995); Hội Luật gia thành phố Thái Nguyên (Số 946/QĐ-UBND ngày 28/10/1999); Hội Khuyến học (Số 131/QĐ-UB ngày 29/01/2002); Hội Người cao tuổi (766/QĐ-UBND ngày 02/7/2003); Hội Người khuyết tật (Số 2942/QĐ-UBND ngày 23/12/2005); Hội Cựu thanh niên xung phong

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 6

(03/02/2006); Hội Văn học nghệ thuật (Số 950/QD-UBND ngày 28/5/2007); Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin (25/7/2008); Hội Doanh nghiệp (Số 1276/QĐ-UBND ngày 02/6/2010); Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào (Số 52- HHNVN-L ngày 01/6/2011); Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam (Số 2028/QĐ-UBND ngày 15/9/2014). Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngày càng phát triển và tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: lĩnh vực kinh tế; văn hóa - giáo dục; y tế….

2.2. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

2.2.1. Hội Doanh nghiệp

Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp và doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Hội được thành lập theo Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 02/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.

Hội đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên nhằm mục đích đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên.

Nhiệm vụ chính của hội là phối hợp với cơ quan Nhà nước tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các cơ quan Nhà nước để trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp trong kinh doanh; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hoá kinh doanh; Xây dựng quan hệ lao động hoà hợp, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác phù hợp với mục tiêu của Hiệp hội.

Bên cạnh đó, Hội tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước.

Trong quá trình hoạt động, Hội giúp hội viên đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ Việt Nam và ở nước ngoài; Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư nhằm phát triển doanh nghiệp và kinh tế thành phố Thái Nguyên.

Trong những trường hợp cụ thể, Hội tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, đề xuất kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; Tham gia ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hội nghị, các đoàn đàm phán về kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của pháp luật; Tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài nhằm giới thiệu hàng hoá, sản phẩm, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức doanh nghiệp quốc tế, nâng cao vị thế của thành phố Thái Nguyên.

Với những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên của Hội đã được quy định rất rõ trong Điều lệ hoạt động. Từ khi thành lập cho đến nay hội Doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền, của Hội Doanh nghiệp tỉnh và đặc biệt là UBND thành phố. Bởi vậy, trong những năm qua các doanh nghiệp hội viên trên địa bàn thành phố, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong kinh doanh, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Do nắm bắt kịp thời được xu hướng phát triển của thị trường và đối tác làm ăn, Hội cũng đã chuyển hướng và kết nối doanh nghiệp lớn với vai trò dẫn dắt, giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ cùng nhau phát triển. Cho nên, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã và

đang đứng trước nguy cơ bị phá sản thì Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên vẫn duy trì được sự phát triển ổn định của mình, bằng chứng là trong những năm gần đây số chi hội trực thuộc, số hội viên mới được kết nạp không ngừng tăng và không có hội viên nào bị phá sản.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Hội luôn quan tâm giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra. Thi đua thực hiện không nợ thuế, không nợ bảo hiểm, không nợ lương công nhân.

Các doanh nghiệp cùng nhau đồng tâm hợp lực hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, giao thương nội bộ đạt khoảng 260 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Để thu hút nguồn vốn lao động dồi dào, Hội doanh nghiệp thành phố đã phối hợp cùng Liên đoàn lao động tỉnh tham gia cùng các đơn vị khác tổ chức thành công Ngày hội việc làm, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới ra trường và người lao động trên địa bàn thành phố. Ngày hội việc làm giúp các doanh nghiệp thu hút được sức lao động phù hợp với điều kiện kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp mình.

Hội còn liên danh liên kết giữa các hội để cùng giúp đỡ nhau trong khó khăn, lắng nghe và cùng nhau chia sẻ những thuận lợi khó khăn để cùng nhau đồng hành phát triển, tạo dựng lên một sân chơi và sinh hoạt gắn kết giữa Hội doanh nghiệp thành phố, Câu lạc bộ Cựu chiến binh Doanh nhân thành phố và Hội nữ doanh nhân thành phố; Thường xuyên tổ chức các buổi kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp hội viên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi được thường xuyên và nhanh gọn. Hội đã tổ chức kết nối giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố với 30 doanh nghiệp trên địa bàn. Hội tổ chức gặp mặt lắng nghe, chia sẻ và tạo nguồn vốn kinh doanh ưu đãi cho các doanh nghiệp. Hội doanh nghiệp thành phố luôn là cầu nối giao thương nội bộ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cũng như trong cả nước.

Hội luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của các Doanh nghiệp đặc biệt là Doanh nghiệp có giám đốc là nữ giới, ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8/3 hội đã tổ chức gặp mặt thân mật được hơn 20 chị em phụ nữ là giám đốc các doanh nghiệp và chị em làm báo chí truyền hình. Họ là cộng tác viên luôn đồng hành cùng Hội trên mọi mặt trận, thường xuyên gặp gỡ từng cụm doanh nghiệp để lắng nghe chia sẻ những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn đó.

Mục đích, tạo điều kiện cho các chi hội doanh nghiệp địa phương phát triển và đưa được sản phẩm, cây trồng của mình giới thiệu ra thị trường gần dịp Tết Nguyên đán BCH hội Doanh nghiệp đã tổ chức đoàn thăm và làm việc tại Chi hội Doanh nghiệp Phường Cam Giá, thăm làng nghề hoa đào Cam Giá để tạo thương hiệu và giúp bà con quảng bá rộng rãi cây đào cảnh ra thị trường. Hội thường xuyên tham gia vào các chương trình, sự kiện lớn của thành phố: Lễ khai trương Đại lý nội thất Hoàn Mỹ Thái Nguyên - Công ty THHH xây dựng Hoàng Gia Thái Nguyên.

BCH hội cũng như văn phòng hội thường xuyên triển khai hướng dẫn quán triệt tới tất cả các doanh nghiệp tham gia điền vào phiếu khảo sát mà các cơ quan thuế cũng như phiếu khảo sát nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Bởi vậy, Hội đã được chủ tịch UBND Tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen “Hội Doanh nghiệp đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) năm 2016”.

Hội Doanh nghiệp thành phố đã phối hợp với hiệp Hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức cho 65 doanh nghiệp hội, viên tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh du lịch tại Trung tâm thương mại Hoàng Gia Thái Nguyên; Công Ty TNHH Đầu tư Thái Nguyên; đi Hồng Kông Trung Quốc và 03 tỉnh Tây Nguyên. Chuyến đi được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Đặc biệt, Hội đã phối hợp với khu du lịch FLAMIGO Đại Lải tổ chức đưa đoàn hơn 30 doanh nghiệp, tham quan và ký kết hợp tác kinh doanh tại khu du lịch Đại Lải.

Kỷ niệm ngày thành lập thành phố Thái Nguyên 19/10, các thành viên Hội doanh nghiệp thành phố đã có 6 công trình được gắn biển “ Hội Doanh nghiệp kỷ niệm 55 năm thành lập thành phố” và đóng góp cho lễ kỷ niệm hơn 10 tỷ đồng.

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của UBND thành phố phát động. Hội doanh nghiệp thành phố đã có 21 doanh nghiệp được khen thưởng. Và 02 doanh nghiệp được nhận cờ của Tỉnh, 01 doanh nghiệp được nhận cờ Chính phủ. 01 doanh nghiệp đã được huy chương bạc quốc tế sản phẩm chè Tại Mỹ. 01 doanh nghiệp được giải thưởng quốc gia “Doanh nghiệp vì người lao động”.

Thực hiện tốt phong trào nông thôn mới đầu năm vừa qua đã có 03 doanh nghiệp hội viên của Hội được UBND Tỉnh tặng bằng khen “ Đã có đóng góp cho chương trình nông thôn mới năm 2016”

Hội doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên ngoài mục đích đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thì trong những năm qua, hội rất quan tâm đến công tác xã hội như: Trong các dịp tết nguyên đán Hội đã vận động, chỉ đạo các chi hội tặng quà cho các đối tượng chính sách, người nghèo được 2.250 xuất mỗi xuất trị giá 300 nghìn đồng. Tổng trị giá là 675 triệu đồng; Tổ chức tặng quà tri ân các anh hùng liệt sĩ và thân nhân các anh hùng liệt sỹ: Có 5 doanh nghiệp hội viên tặng quà cho các mẹ và thân nhân các anh hùng liệt sĩ được 12,5 triệu đồng; thăm trực tiếp và tặng quà mẹ Nguyễn Thị Tý mẹ Việt Nam anh hùng, tại xã Phúc Xuân.

Một số doanh nghiệp đã tài trợ cho các Hội có hội viên nghèo, khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa cần giúp đỡ như tham gia ủng hộ “ Qũy vì hạnh phúc người Mù” và quỹ ủng hộ” Chữ thập đỏ thành phố”, hội TNXP thành phố, hội Khuyến học, hội Khuyết tật… Xây nhà tình nghĩa làm từ thiện, ủng hộ quỹ trái tim cho em khoảng trên 400 triệu đồng.

Để tưởng nhớ đến các đồng chí thanh niên xung phong đội 915 đã hy sinh, Hội viên hội Doanh nghiệp đã tài trợ được hơn 30 tỷ để xây dựng tu tạo lại khu tưởng niệm Thanh niên xung phong 915 tại Gia Sàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2024