Vai Trò Của Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Trong Phát Triển Văn Hóa

30 năm đổi mới trên cả 4 chức năng: Cầu nối - dịch vụ - liên kết và đối ngoại. Trong đó hai lĩnh vực có sự thay đổi rõ nhất là việc thực thi vai trò tham gia xây dựng và thực hiện môi trường pháp lý, chính sách và hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động của các thành viên.

3.2. Vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phát triển văn hóa

- giáo dục ở thành phố Thái Nguyên.

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Ngày 24/3/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”, trong đó cũng xác định: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng.

Trên cơ sở đó, Đảng bộ thành phố Thái Nguyên xác định các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa - giáo dục.

Trong quá trình hoạt động, hội văn học nghệ thuật đã có gần 300 tác phẩm văn học được xuất bản, hàng trăm tác phẩm âm nhạc, vở diễn nghệ

thuật, hàng ngàn tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật… được sáng tác, trưng bày, triển lãm và đến với quần chúng nhân dân. Nhiều tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi, liên hoan, triển lãm ở trong nước và trưng bày ở quốc tế đã tạo được dư luận tốt trong xã hội.

Các tác phẩm văn học nghệ thuật ngày càng phát triển đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung, đổi mới trong phong cách, chất liệu; tập trung phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, của tỉnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc; ca ngợi những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của quê hương, con người Thái Nguyên; phản ánh gương những tập thể, cá nhân trên mọi mặt của đời sống xã hội; cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước… cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân. Hoạt động sân khấu, nghệ thuật biểu diễn có nhiều tiến bộ với sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa truyền thống và hiện đại; cùng với việc dàn dựng, phục hồi, nâng cao các vở diễn, có sự quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề xã hội, thể hiện đa dạng mọi khía cạnh của cuộc sống.

Các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và các diễn viên tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu toàn quốc, các cuộc thi tài năng trẻ, dàn nhạc dân tộc… đạt được 12 huy chương các loại. Phong trào sáng tác thơ ca, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp ở các ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Toàn thành phố hiện có trên 30 câu lạc bộ thuộc 6 loại hình khác nhau được tổ chức và duy trì hoạt động thường xuyên, đã thu hút hàng ngàn người tham gia. Hoạt động của các câu lạc bộ phong phú, đa dạng, khai thác và phát huy thế mạnh văn hóa của từng địa phương, cơ sở, động viên quần chúng sáng tạo, truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Cùng với việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, hoạt động của các mô hình câu lạc bộ thi hát và biểu diễn nghệ thuật chèo truyền thống, mô hình câu lạc bộ đàn và hát dân ca, mô hình câu lạc bộ gia đình văn nghệ, câu lạc bộ văn hóa học sinh, sinh viên, câu lạc bộ thơ; các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, các đội tuyên truyền lưu động đã chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo.

Văn học nghệ thuật, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế phải phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ; quan điểm chỉ đạo ấy của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng càng khẳng định mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật là vì con người, cho con người. Bởi vậysứ mệnh cao quý, trách nhiệm quan trọng ấy đặt trên vai lực lượng nòng cốt – đội ngũ văn nghệ sĩ – những người tạo ra tinh hoa của văn hóa. Phát huy tính độc lập, sáng tạo, đổi mới, đa chiều… đặt trong trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, khi mỗi văn nghệ sĩ thực sự trở thành người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, văn học nghệ thuật sẽ ngày càng có những biến đổi sâu sắc hơn nữa với những giá trị cao đẹp chân - thiện - mỹ, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 11

Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhầm nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, ngành giáo dục và đào tạo trong địa bàn thành

phố Thái Nguyên đã phối hợp với hội khuyến học các cấp đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.

Hội khuyến học luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong việc phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo và các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở cơ sở, nhờ đó phong trào khuyến học của thành phố Thái Nguyên đã có những bước phát triển sâu rộng, từng bước đạt hiệu quả góp phần tích cực vào phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh.

Hội khuyến học thành phố đã tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đến năm 2014, thành phố đã có hệ thống tổ chức khuyến học hoàn chỉnh tại 100% xã, phường, thành phố, 476 ban khuyến học. Mạng lưới trên không những khẳng định về sự phát triển nhanh, toàn diện, sâu rộng của tổ chức khuyến học, đồng thời đã và đang khẳng định sự đóng góp có hiệu quả vào vào công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập khắp nơi trong tỉnh.

Thông qua mạng lưới rộng khắp của mình, hội khuyến học đã góp phần tuyên truyền sâu rộng đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập thường xuyên, học tập suốt đời, làm cho xã hội nhận thức đầy đủ về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học học tập ở nước ta hiện nay; xác định xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một trong những mục tiêu cơ bản trong việc đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo nước ta, từ đó cùng phối hợp, hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo triển khai ngày càng có hiệu quả công tác xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

Hội khuyến học các cấp đã có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực cho việc vận động hỗ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn, chống nguy cơ bỏ

học, khen thưởng, động viên học sinh xuất sắc. Trong 5 năm qua, từ năm 2009 đến năm 2014, Hội khuyến học thành phố huy động được 300 triệu đồng, lập quỹ khuyến học, khuyến tài 120 triệu đồng, trợ cấp học bổng 416 suất. Hàng năm, Hội Khuyến học tích cực vận động quỹ khuyến học, khuyến tài trao giải thưởng cho học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, hỗ trợ học bổng, học phẩm, phương tiện xe đạp… cho học sinh nghèo, gặp khó khăn với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng.

Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học là một mô hình độc đáo của phong trào học tập suốt đời. Đây là một nhân tố cần thiết, quan trọng để phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài đặc biệt là xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập theo tư tưởng học tập suốt đời của Bác Hồ. Trong thời gian qua, hội khuyến học thành phố đã có nhiều giải pháp tích cực triển khai công tác “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng”. Tỉ lệ gia đình học tập tăng lên hàng năm. Đến năm 2014, thành phố có 130.368 gia đình học tập.

Hội khuyến học các cấp đã vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, học đôi với hành và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

3.3. Một số hạn chế và giải pháp nhằm phát triển của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Về hạn chế

Tuy đã có những tiến bộ bước đầu trong việc phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế, nhưng nhìn chung, hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn nhiều bất cập, còn nhiều vấn đề mà các tổ chức xã hội - nghề nghiệp mong muốn được quan tâm như: được khẳng định vị trí, vai trò trong các văn bản pháp lý; được sự quan tâm của các cấp, các ngành; được nâng cao

năng lực tổ chức; nguồn lực hoạt động... Đặc biệt, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp mong muốn được tạo điều kiện nhiều hơn nữa để tham gia vào các quá trình xây dựng chính sách, giám sát, đánh giá việc thực hiện luật pháp và phản biện xã hội. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn, thách thức đang đặt ra đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên hiện nay đó là:

Vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp, người lao động, nhà chuyên môn với Nhà nước trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện môi trường pháp luật và chính sách của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp chưa thật tích cực, chủ động và hiệu quả.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp chưa coi hoạt động này như là một nhu cầu tất yếu, một phương thức cơ bản cho tồn tại và phát triển của tổ chức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Các hội chỉ mới quan tâm đến những vấn đề chung của ngành nghề mà chưa thực hiện được việc kiến nghị các cơ quan nhà nước xử lý, giải quyết các vụ việc cụ thể của từng hội viên. Mặt khác, các kiến nghị của các hội thường không được các cơ quan nhà nước quan tâm giải quyết kịp thời, thiếu cơ chế đòn bẩy gây áp lực một cách hữu hiệu cho nên những kiến nghị đó nhiều khi trở thành “vô thưởng, vô phạt”, nhiều khi trở thành “đánh vào chỗ trống”, chưa được trân trọng và ghi nhận, ít có giá trị trên thực tế.

Hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ để qua đó định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động chuyên môn nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn đơn giản, nghèo nàn, chất lượng chưa cao, chưa tạo động lực để hội viên gắn bó với hội.

Các hoạt động dịch vụ của các tổ chức xã hội - nghề nghiêp thường là cung cấp thông tin thị trường, tư vấn kinh doanh, xuất bản ấn phẩm, đào tạo, tổ chức đoàn đi khảo sát thị trường… Dịch vụ thông tin còn nghèo nàn, chủ yếu tin chưa có phân tích và dự báo, công tác đào tạo chưa thường xuyên và thiếu chuyên nghiệp. Một vài tổ chức hội có thực hiện dịch vụ giới thiệu khách hàng cho hội viên, nhưng khả năng thành công rất thấp.

Vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc liên kết các hội viên, thống nhất, điều tiết hành động để khắc phục các bất cập thị trường còn rất mờ nhạt, tình trạng mạnh ai nấy làm là phổ biến.

Các Hội chưa sẵn sàng và chưa có đủ năng lực đối mặt với những vấn đề của thị trường. Theo kết quả điều tra của khối các hiệp hội ngành hàng nông sản năm 2008, có đến 2/3 số hội viên cho rằng hiệp hội chưa thực hiện được vai trò của mình trong việc hòa giải các tranh chấp nội bộ hội viên [35;tr.67].

Bên cạnh đó, về mặt thể chế xã hội, có một số vấn đề khó khăn đối với hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp như:

Những quy định pháp luật hiện hành chưa tạo được một cơ chế pháp lý hữu hiệu cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện quyền tư vấn và đóng góp xây dựng chính sách, giám sát, tham gia xây dựng kinh tế - xã hội.

Việc chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế nảy sinh nhiều vấn đề mới, cả phía quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đều tiếp cận những vấn đề mới mẻ. Nhận thức về vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với phát triển xã hội dân sự trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam chưa chuyển kịp với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống và xu thế thời đại.

Nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn chậm đổi mới hoạt động, thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, làm theo cách hành chính (hoặc nhà nước hóa), lúng túng trước những vấn đề mới và mối quan hệ mới. Một số tổ chức xã hội

- nghề nghiệp còn thiếu các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực liên quan để có thể làm việc hiệu quả với các cơ quan, tổ chức và đối tác tương ứng của Việt Nam và nước ngoài.

Do yêu cầu bức thiết hiện nay, việc nghiên cứu ban hành Luật về hội để có cơ sở pháp lý cao về quản lý nhà nước đối với hội và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp là một việc làm quan trọng. Đồng thời, các tổ chức hội phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt

động, khắc phục tình trạng “nhà nước hóa”, “hành chính hóa”, thực sự gắn bó với hội viên, thành viên, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên và thực hiện được các nhiệm vụ.

Qua thực tế tìm hiểu, tôi nhận thấy nguyên nhân của những những hạn chế tồn tại trên là do:

Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chưa tương xứng với vị trí, vai trò mới của các tổ chức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một số hội đang bị hình thức hóa, hành chính hóa, nhà nước hóa; khả năng tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn thấp.

Có những hội trong một thời gian dài không có hoạt động gì đáng kể, thậm chí sinh hoạt ban chấp hành hội cũng không được thường xuyên như điều lệ.

Khó khăn trong vấn đề nhân sự là thu hút cán bộ nhân viên giỏi, trẻ vì công tác ở các cơ quan hội thì ít có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Hầu hết cán bộ lãnh đạo hội là những cán bộ về hưu, hoặc điều hành kiêm nhiệm hiệp hội. Nhiều cán bộ hội không coi công tác hội là một nghề do đó tính chuyên nghiệp trong công tác chưa cao.

Việc tổ chức bỏ phiếu bầu lãnh đạo các hội chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy cao độ tính dân chủ và do đó chưa lựa chọn được người có thực tâm, thực tài làm công tác hội để có tiếng nói độc lập và mạnh mẽ. Theo kết quả điều tra trong các hiệp hội ngành hàng nông sản năm 2008, có đến 49,2% ý kiến cho rằng năng lực của ban lãnh đạo hiệp hội còn hạn chế [35;tr.75].

Nguồn kinh phí hoạt động rất khó khăn và không ổn định. Theo kết quả điều tra các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc của VCCI(1) năm


(1) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí