các doanh nghiệp, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước.
2003 có đến 61% nguồn kinh phí của hiệp hội là từ huy động nội lực qua hội phí và dịch vụ cũng rất hạn chế do hoạt động đơn giản, nghèo nàn. Các nguồn tài trợ từ Nhà nước, các nhà hảo tâm và từ nước ngoài còn hạn chế. Một số hội như Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội Người tàn tật chưa bố trí được văn phòng hội nên hoạt động còn chưa được tập trung, kinh phí hoạt động rất hạn chế.
Một số xã, phường chưa thật sự quan tâm tới công tác quản lý tổ chức và hoạt động Hội, mối liên hệ giữa chính quyền và các tổ chức hội chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
Công tác báo cáo thông tin của một số tổ chức Hội còn chậm, chưa đầy đủ gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình và quản lý Hội.
Tình trạng các cơ quan nhà nước không quan tâm đến hoạt động của hội nhưng lại can thiệp quá sâu vào công tác nhân sự của hội còn phổ biến.
Chính sách khuyến khích, hỗ trợ hội tham gia vào công tác xã hội còn thiếu đồng bộ, việc phối hợp phân công, phân cấp quản lý hội chưa được xác định rõ.
3.3.2. Một số giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Nghiên cứu về thực trạng của “Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016”, tôi nhận thấy để phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên trong điều kiện mới thì cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, để quản lý tốt hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên, cần phải có cơ chế quản lý và chính sách pháp luật phù hợp với hoạt động của từng Hội. Đặc biệt là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội, ban hành luật về hội. Ban hành các quy định của pháp luật về cơ chế và các điều kiện bảo đảm để tổ chức xã hội - nghề nghiệp
tham gia xây dựng, phản biện và giám sát thi hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Y Tế
- Vai Trò Của Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Thành Phố Thái Nguyên
- Vai Trò Của Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Trong Phát Triển Văn Hóa
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 13
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Hai là, cần phải duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức hội đến các vùng nông thôn, trong cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp đảm bảo đúng điều lệ, tôn chỉ mục đích của hội.
Ba là, thực hiện việc kiểm tra thường xuyên việc thu, chi từ ngân sách của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Để đảm bảo hoạt động của hội, nguồn kinh phí phải được bổ sung thường xuyên như được thành phố hỗ trợ kinh phí, sự đóng góp, tài trợ của các hội viên....
Bốn là, cần tăng cường công tác giám sát hoạt động của các hội và tham gia tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Trong quá trình điền dã tôi thấy công tác lưu trữ văn bản, nghị quyết cần phải khoa học để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của hội theo từng năm.
Năm là, đổi mới nhận thức về bản chất, vị trí, vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp để nâng cao hơn nữa tính độc lập, tính dân chủ, tính lợi ích của tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong khuôn khổ thể chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp không đơn giản chỉ là “một cánh tay nối dài của Nhà nước”, là một công cụ tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước” mà còn là phương thức thực hiện quyền dân chủ và lợi ích của người lao động, là một thể chế kinh tế - xã hội có vai trò vị trí riêng trong việc cung cấp hàng hóa dịch vụ và điều tiết hành vi của tổ chức và cá nhân trong xã hội cùng với thị trường và Nhà nước.
Sáu là, làm tốt công tác phát triển hội viên, đặc biệt là ở các xã, phường. Để thực sự cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp phát huy được hết vai trò của mình thì công tác phát triển hội viên là việc làm vô cùng quan
trọng. Trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và kinh nghiệm. Tiếp đến là hội viên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm.
Bẩy là, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần có chính sách thu hút cán bộ trẻ, bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác hội. Có như vậy thì các tổ chức xã hội - nghề nghiệp mới thực sự phát huy hết vai trò phát triển kinh tế, xã hội của mình.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của thành phố Thái Nguyên, trong nội dung chương 3, chúng tôi đưa ra một số nhận xét. Những nhận xét chính là kết quả chúng tôi nhận thấy khi chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này.
1. Từ hoạt động thực tiễn cho thấy, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên có vai trò rất đa dạng như: đại diện cho các đối tượng cần sự trợ giúp, cung cấp dịch vụ, cung cấp thông tin, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, bảo vệ hội viên; Ngoài ra, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cũng tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, các hoạt động từ thiện nhân đạo khác….
2. Do chưa có cơ sở pháp lý chung quy định rõ ràng trách nhiệm và cơ chế hoạt động của các Hội nên trong quá trình hoạt động một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp coi những nhiệm vụ trong Điều lệ là điều kiện có tính pháp lý để triển khai hoạt động. Song Điều lệ không phải là văn bản quy phạm pháp luật có tính áp dụng chung vì vậy không thể áp dụng cho tất cả các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Đó là hạn chế cần phải giải quyết cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp phát triển.
3. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi thiết nghĩ Nhà nước cần ban hành Luật về lập Hội; các tổ chức xã hội - nghề nghiệp cần phải đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Như vậy, việc phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong những năm tiếp theo sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng Việt Bắc, có vị trí địa lý, chính trị quan trọng. Thành phố có hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường thủy và đường sắt. Do vậy, Thái Nguyên là thành phố có vai trò gắn kết cả vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ.
Là cái nôi của ngành công nghiệp Việt Nam, Thái Nguyên được biết đến là thành phố mũi nhọn của cả nước trong phát triển công nghiệp luyện kim và khai khoáng, với trữ lượng Florit đứng đầu thế giới, vonfram đứng thứ 2 thế giới, than đứng thứ 2 cả nước, ngoài ra còn có sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, đồng, titan… và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng đều có trữ lượng cao.
Thành phố Thái Nguyên đi đầu cả nước về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản với nhiều nhà máy có quy mô lớn áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên sẵn có, Thái Nguyên cũng đầu tư, phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông - lâm sản theo hướng nông nghiệp đô thị, đặc biệt vùng chè nổi tiếng Tân Cương được Nhà nước bảo hộ chỉ dẫn địa lí, là đặc sản riêng của thành phố Thái Nguyên.
Như vậy, thành phố Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, sự phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên.
Trước năm 1986, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của thành phố nói riêng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp nên các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên chưa có điều kiện để hình thành và phát triển toàn diện.
Sau năm 1986, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng. Đảng bộ thành phố Thái Nguyên đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội VI và đạt được những thành tựu to lớn. Thành phố đã có bước phát triển vượt
bậc về kinh tế - xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị thành phố được đầu tư, nâng cấp ngày càng đồng bộ, theo hướng hiện đại. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội ngày càng phát triển. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Vì vậy, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cho đến nay, trên địa bàn thành phố có 16 Hội, các Hội hoạt động ngày càng phong phú nên số hội viên tham gia ngày càng nhiều.
Thực hiện kết luận số 64-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; quản lý, quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các Hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật. Những năm gần đây, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được sự quan tâm, động viên của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, chính quyền địa phương. Sự chỉ đạo định hướng về chuyên môn nghiệp vụ, lòng nhiệt tình tâm huyết với công tác Hội của đội ngũ cán bộ, hội viên các cấp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp luôn đoàn kết, đổi mới, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn; hoàn thành tốt kế hoạch đề ra góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của thành phố như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Doanh nghiệp, Hội Luật gia….
Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp luôn thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền giáo dục, tập hợp đông đảo hội viên để giúp đỡ lẫn nhau, phát huy tính tích cực của hội viên phát triển chuyên nghề của mình, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Mặc dù, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi và đạt được nhiều thành tựu trong quá trình hoạt động song hiện tại các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên cũng có những khó khăn hạn chế nhất định như: Những khó khăn đó liên quan đến quy định về
luật lập Hội, ngân sách hoạt động và cơ sở vật chất của các Hội…. Tôi thiết nghĩ, Nhà nước sớm ban hành Luật về Hội, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo như tự chủ về kinh phí, tự chủ về cơ sở vật chất nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Qua nghiên cứu về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016, tôi nhận thấy, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên dù hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng luôn phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, ngày càng có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết việc thực hiện chỉ thị 100/CT -TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và phương hướng, biện pháp củng cố quan hệ sản xuất, hoàn thiện và mở rộng cơ chế khoán sản phẩm trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, (1987), Thành uỷ Thái Nguyên.
2. Báo cáo tổng kết năm 2013 về Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (2013), UBND thành phố Thái Nguyên.
3. Báo cáo Tổng kết công tác Hội năm 2014 của Hội Đông y thành phố Thái Nguyên.
4. Báo cáo tổng kết năm 2014 về Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (2013), UBND thành phố Thái Nguyên.
5. Báo cáo Tổng kết công tác Hội năm 2015của Hội Đông y thành phố Thái Nguyên.
6. Báo cáo tổng kết năm 2015 về Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (2013), UBND thành phố Thái Nguyên.
7. Báo cáo Tổng kết công tác Hội năm 2016 của Hội Đông y thành phố Thái Nguyên.
8. Báo cáo tổng kết năm 2016 về Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (2013), UBND thành phố Thái Nguyên.
9. Báo cáo Hội nghị triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong giáo dục Đại học giai đoạn 2013-2020 (2013), HN.
10. Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng 1945-1985 (1985), sở Văn hoá - Thông tin.
11. Công tác quản lý Nhà nước về các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, (2012), UBND tỉnh Thái Nguyên.