ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HƯƠNG
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC CHÍ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Hương
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN
THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 9
1.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự9
1.1.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 9
1.1.2. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 11
1.2. Khái niệm, đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội20
1.2.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về
thân người phạm tội 20
1.2.2. Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về
nhân thân người phạm tội 24
1.2.3. Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc
về nhân thân người phạm tội 30
1.3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự một số nước trên thế giới 34
1.3.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự Liên bang Nga 34
1.3.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự Nhật Bản 36
1.3.3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 36
Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
Ở HÀ GIANG 38
2.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân
thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam 38
2.1.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự từ 1945 đến trước 1999 38
2.1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Bộ luật hình sự 1999 41
2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở Hà Giang 56
2.2.1. Tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở Hà Giang 56
2.2.2. Nguyên nhân hạn chế của tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở
Hà Giang 66
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI 71
3.1. Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật 71
3.1.1. Đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường 71
3.1.2. Những hạn chế của Bộ luật hình sự 1999, trong đó có hạn chế trong việc qui định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự 72
3.2. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội 74
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội 74
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội 75
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự TAND: Tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự TTTN: Tình tiết tăng nặng XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1. | Kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm và số bị cáo áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang | 58 |
Bảng 2.2. | Cơ cấu của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS | 59 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 2
- Phân Loại Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự
- Khái Niệm, Đặc Điểm Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ để Tòa án cân nhắc khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội nên nó có ý nghĩa quan trọng trong các Bộ luật hình sự. Ở Việt Nam, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã được qui định khá lâu trong lịch sử, đặc biệt là sau khi đất nước giành độc lập (từ năm 1945) trong một số các văn bản pháp lý hình sự đơn hành, như: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3/1946 của Chính Phủ quy định về mặt tội danh và hình phạt; Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 quy định việc trừng trị đối với hành vi phá hủy công sản... . Bộ luật hình sự năm 1985 (Bộ luật hình sự đầu tiên của nhà nước ta) qui định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như là những chế định độc lập trong pháp luật hình sự một cách chi tiết và khá hoàn thiện. Trên cơ sở thực tiễn thi hành, trong lần pháp điển thứ hai, Bộ luật Hình sự năm 1999 tiếp tục quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xử lý tội phạm. Qui định về tình tiết tăng nặng TNHS của BLHS 1999 đã tạo ra cơ sở pháp lý đề Tòa án cân nhắc, xem xét khi quyết định hình phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời những tình tiết tăng nặng TNHS còn góp phần phân hóa TNHS, cá thể hóa hình phạt trong quá trình xử lý tội phạm. Cùng với các qui định khác về căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết tăng nặng TNHS còn thể hiện chính sách hình sự trừng trị nghiêm khắc đối với người phạm tội ngoan cố, chủ mưu, cầm đầu, quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng, tái phạm… đồng thời khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tội lần đầu, thật thà khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội… của nhà nước ta góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm.