Ngày 04 tháng 03 năm 2004, Ban hội thẩm thông báo cho DSB rằng Ban này sẽ không thể hoàn thành công việc của mình trong 06 tháng do việc lập kế hoạch giải quyết các xung đột, Ban hội thẩm dự tính sẽ hoàn thành công việc trong tháng 06 năm 2004.
Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm:
Ngày 16 tháng 07 năm 2004, Ban hội thẩm đã gửi báo cáo cho các thành viên với nội dung:
- Một số điều luật của Mỹ về quyền khước từ trong tạp chí Sunset và một số điều luật trong tập san Chính sách Sunset liên quan đến quy định của DOC quyết định khả năng tiếp tục hay tái bán hạ giá hàng ra nước ngoài trong tạp chí Sunset là không phù hợp với các quy định của Mỹ theo một số điều luật của ADA.
Về các quyết định của DOC về OCTG trong tạp chí Sunset, Ban hội thẩm thấy rằng DOC đã hành động không phù hợp với một số điều luật của ADA, nhưng đã không vi phạm các điều luật khác của Hiệp định trên.
- Hiệu lực của luật Mỹ đối với khả năng tiếp tục hoặc lặp lại các quyết nghị trong tạp chí Sunset và các quyết nghị của ITC về OCTG trong Sunset là không mâu thuẫn với các điều tương ứng của ADA.
Ngày 31 tháng 08 năm 2004, Mỹ thông báo ý định kháng cáo về một số vấn đề liên quan đến giải thích luật do Ban hội thẩm thực hiện. Ngày 28 tháng 10 năm 2004, Cơ quan phúc thẩm thông báo cho DSB rằng Cơ quan phúc thẩm sẽ không thể gửi báo cáo của mình trong thời hạn 60 ngày do cần có thời gian biên dịch và hoàn thành báo cáo, và Cơ quan phúc thẩm dự kiến sẽ hoàn thành công việc trước ngày 29 tháng 11 năm 2004.
Ngày 29 tháng 11 năm 2004, Cơ quan phúc thẩm gửi Báo cáo cho các thành viên với nội dung:
- Đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng Tạp chí Chính sách Sunset là một "biện pháp";
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Quyết Tranh Chấp Của Các Nước Đang Phát Triển Theo Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
- Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - 9
- Một Số Tranh Chấp Cụ Thể Của Các Nước Đang Phát Triển Được Giải Quyết Theo Cơ Chế Của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
- Đánh Giá Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Đối Với Các Nước Đang Phát Triển
- Hạn Chế Của Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của Wto
- Xác Định Rõ Cơ Hội Và Thách Thức Khi Việt Nam Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
- Thấy rằng Ban hội thẩm đã không tuân thủ đúng quy định theo Điều 11 của DSU nhằm "đưa ra một đánh giá khách quan về vấn đề này" theo phân tích của Ban hội thẩm, qua đó Ban hội thẩm đưa ra kết luận rằng tạp chí Chính sách Sunset là không phù hợp với Điều 11.3 của ADA (tổng kết quản lý thuế chống bán phá giá sau 5 năm) bởi vì Ban hội thẩm đã chỉ dựa vào các số thống kê tổng quan và đã không tiến hành phát triển định lượng các chứng cứ. Do vậy, Cơ quan phúc thẩm bác bỏ kết luận này của Ban hội thẩm;
- Thấy rằng Ban hội thẩm trong quá trình đưa ra kết luận của mình về quyền khước từ đã không thoả mãn quy định theo Điều 11 của DSU nhằm "đưa ra một đánh giá khách quan về vấn đề này, kể cả việc đánh giá một cách khách quan các sự kiện trong vụ tranh chấp này";
- Cơ quan phúc thẩm thấy rằng Ban hội thẩm đã không có sai sót gì trong việc giải thích thuật ngữ "injury" trong điều 11.3 của ADA, hoặc trong phân tích của mình về các yếu tố cần phải được nhà chức trách có chức năng điều tra xem xét khi đưa ra quyết định xét duyệt cuối cùng;
- Đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng các cơ quan điều tra không bị ngăn cấm theo hiệu lực của Điều 11.3 của ADA, việc gây ra những tác động ngày càng nhiều từ các mặt hàng nhập khẩu được bán với giá rẻ khi quyết định liệu những tổn thất đối với nền công nghiệp nội địa sẽ tiếp tục hay tái xuất hiện hay không sau khi kết thúc các khoản thuế chống bán phá giá. Cơ quan phúc thẩm còn đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng các điều kiện có thể áp dụng cho trường hợp "gây ảnh hưởng càng tăng" được đưa ra trong Điều 3.3 của ADA không được áp dụng trong điều kiện xét duyệt cuối cùng theo Điều 11.3;
- Thấy rằng Ban hội thẩm đã không có sai sót trong việc giải thích thuật ngữ "likely" trong Điều 11.3 của ADA và đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm rằng quyết định của ITC xét tới khả năng tiếp diễn hoặc tái diễn của những thiệt hại đối với nền công nghiệp nội địa khi bỏ các khoản thuế chống bán phá giá là không phù hợp với điều 11.3 của ADA;
- Đồng ý với Ban hội thẩm rằng Mỹ đã không hành động phù hợp với Điều
11.3 của ADA khi ITC áp dụng các điều luật này trong quyết định kiểm duyệt cuối cùng trong vụ tranh chấp này.
Tại cuộc họp ngày 17 tháng 12 năm 2004, DSB thông qua Báo cáo của Cơ quna phúc thẩm và Báo cáo của Ban hội thẩm như đã được chỉnh sửa bởi Cơ quan phúc thẩm.
Thi hành phán quyết:
Tại cuộc họp ngày 14 tháng 01 năm 2005, Mỹ thông báo ý định của mình về việc thực hiện những khuyến nghị và phán quyết của DSB theo phương thức tôn trọng những quy định của WTO và nước này sẽ tham vấn với Argentina nhằm tìm kiếm khả năng đạt được một thoả thuận về thời hạn hợp lý để thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB. Ngày 11 tháng 03 năm 2005, Argentina đề nghị với DSB về thời hạn hợp lý phải được quyết định thông qua phân xử của trọng tài theo điều 21.3(c) của DSU, vì Argentina và Mỹ đã không đạt được thoả thuận. Ngày 16 tháng 03 năm 2005, Argentina và Mỹ thông báo với DSB rằng cả hai bên đã đồng ý về thời hạn phân xử sẽ kết thúc trong vòng 60 ngày ngay sau ngày bổ nhiệm trọng tài vì thời hạn 90 ngày theo điều 21.3(c) sắp kết thúc.
Ngày 08 tháng 04 năm 2005, Ông A.V. Ganesen, uỷ viên Cơ quan phúc thẩm thông báo cho Argentina và Mỹ rằng ông đồng ý việc bổ nhiệm làm trọng tài phân xử.
2.3.2. Tranh chấp giữa các nước đang phát triển với nhau
* Mexico kiện Guatemala về điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng poóc lăng (portland) nhập khẩu từ Mexico - DS191
Nội dung và quá trình giải quyết tranh chấp:
Tranh chấp liên quan đến việc Bộ Kinh tế của Guatemala tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với hàng xi măng poóc lăng nhập khẩu từ Công ty Cruz Azul của Mexico trên cơ sở yêu cầu của Công ty Cemetos Progreso, công ty sản xuất xi măng duy nhất của Guatemala. Ngày 11 tháng 01 năm 1996, Bộ Kinh tế của
Guatemala công bố quyết định điều tra và thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với thời hạn kéo dài hết ngày 28 tháng 12 năm 1996.
Trên cơ sở quyết định này của Guatemala, ngày 15 tháng 10 năm 1996, Mexico yêu cầu tham vấn với Guatemala. Hai bên đã tiến hành tham vấn nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Ngày 17 tháng 01 năm 1997, Guatemala áp dụng thuế chống phá giá chính thức ở mức 89,54% đối với xi măng nhập khẩu từ Công ty Cruz Azul của Mexico. Ngày 4 tháng 02 năm 1997, Mexico yêu cầu thành lập Ban hội thẩm và ngày 20 tháng 03 năm 1997, Ban hội thẩm được thành lập.
Mexico cho rằng việc tiến hành điều tra dựa trên cơ sở yêu cầu của công ty Cementos Progreso là không phù hợp với quy định về điều tra chống bán phá giá vì đơn của Cementos không cung cấp đầy đủ các thông tin về việc bán phá giá, thiệt hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và giá của hàng nhập khẩu. Vì vậy, Bộ Kinh tế Guatemala không có đầy đủ bằng chứng để có thể tiến hành điều tra. Trong đơn của Cementos chỉ đưa ra lời cáo buộc là công ty này đang chịu sự cạnh tranh của một số lượng lớn xi măng nhập khẩu từ Mexico, bằng chứng là bản photocopy của hai chứng từ nhập khẩu ngày 14 tháng 08 năm 1995 với lượng 480 tấn và như vậy bằng 11% sản lượng trung bình một ngày của Cementos. So với mức nhập khẩu bằng 0 đầu năm 1995 thì mức tăng này là rất lớn. Cementos cũng cáo buộc rằng, nguy cơ gây nên thiệt hại là do xi măng nhập khẩu bằng đường bộ có giá thấp hơn mức giá bình thường, do đó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư mở rộng sản xuất của công ty. Mức giá hàng nhập khẩu tham chiếu được lấy từ giá của hai hoá đơn bán lẻ nhưng lại không nói rõ đơn giá được tính trên cơ sở đơn vị số lượng nào. So sánh với giá thành sản xuất của mình, Cementos thấy rằng mức giá này thấp hơn giá thành sản xuất. Thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho Cementos được dẫn chiếu bằng ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư của công ty, bao gồm: mở rộng nhà máy sản xuất, tối đa hoá hiệu quả sản xuất, xây dựng một lò thứ ba, tăng cường thêm 400 công nhân để thực hiện dự án đầu tư mới mất thị phần v.v…
Theo Mexico, việc Bộ Kinh tế Guatemala chỉ lấy số liệu xuất khẩu của một công ty là Cruz Azul là không chính xác bởi vì có ít ra là một công ty khác của Mexico cũng đang xuất khẩu sang Guatemala, hơn nữa, phải tính tới cả lượng nhập khẩu qua đường biển. Thêm vào đó, việc gia tăng xuất khẩu của Cruz Azul không ảnh hưởng gì đến sản xuất của Cementos bởi vì (i) thị trường Guatemala lúc đó đang khan hiếm hàng, dẫn đến việc Chính phủ Guatemala phải giảm thuế nhập khẩu xuống còn 1%, (ii) vào tháng 6 và tháng 7 năm 1995 cả lượng nhập khẩu và sản xuất của Cementos đều tăng. Tháng 8 năm 1995 lượng nhập khẩu của Cementos tăng 6.601 tấn, sản xuất giảm 22.289 tấn nhưng tổng lượng bán lại tăng lên đến mức kỷ lục là hơn 100.000 tấn. Cuối năm 1995, mặc dù nhập khẩu tăng 35% nhưng không hề ảnh hưởng gì đến sản lượng sản xuất của Cementos.
Guatemala cho rằng việc tiến hành điều tra, thực hiện các biện pháp chính thức và tạm thời trong trường hợp này không nằm trong phạm vi giải quyết của Ban hội thẩm. Tuy nhiên với lập luận của mình, Ban hội thẩm cho rằng tranh chấp này nằm trong phạm vi quyền hạn của mình.
Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm:
Theo Báo cáo của Ban hội thẩm, Bộ Kinh tế của Guatemala không có đầy đủ các chứng cứ để tiến hành điều tra chống bán phá giá. Vì vậy, việc điều tra của Guatemala đã vi phạm Điều 5.3 của Hiệp định về thủ tục điều tra chống bán phá giá trong khuôn khổ của WTO. Báo cáo cuối cùng của Ban hội thẩm được gửi đến các bên tranh chấp ngày 18 tháng 05 năm 1998.
Ngày 04 tháng 08 năm 1998, Guatemala tiến hành kháng cáo. Cơ quan phúc thẩm đã phủ quyết các kết luận trong Báo cáo của Ban hội thẩm. Theo Cơ quan phúc thẩm, Mexico không tuân thủ đúng với Điều 6.2 DSU khi yêu cầu thành lập Ban hội thẩm vì không xác định rõ họ đang khiếu nại biện pháp bảo hộ nào của Guatemala. Với lý do này, Cơ quan phúc thẩm cho rằng, Ban hội thẩm không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và do đó, Cơ quan phúc thẩm không thể có kết luận gì đối với các vấn đề đưa ra tại Ban hội thẩm. Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm
cũng nêu rõ rằng kết luận này của Cơ quan phúc thẩm không hạn chế quyền khiếu kiện của Mexico về vấn đề này khi Mexico tiến hành lại thủ tục tố tụng.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm đã được thông qua vào ngày 25 tháng 11 năm 1998.
* Argentina kiện Chile về hệ thống bảng giá và các biện pháp phòng vệ liên quan tới các sản phẩm nông nghiệp - DS207
Nội dung và quá trình giải quyết tranh chấp:
Tranh chấp này liên quan đến việc Chile áp dụng hệ thống bảng giá theo luật
18.525 (sau đó được điều chỉnh theo luật 18.591 và luật 18.596) và các biện pháp phòng vệ tạm thời được thông qua theo sắc lệnh số 339 của Bộ Kinh tế ngày 19 tháng 11 năm 1999 và các biện pháp phòng vệ cuối cùng của Bộ Kinh tế theo sắc lệnh số 9 áp dụng cho việc nhập khẩu các loại sản phẩm trong đó có lúa mì, bột mì và dầu ăn thực vật. Nước bị áp dụng chính sách này là Argentina.
Ngày 5 tháng 10 năm 2000, Argentina yêu cầu tham vấn với Chile. Theo Argentina, các điều luật và biện pháp liên quan đến bảng hệ thống giá đã nói trên là không phù hợp, nhưng không bị hạn chế theo các Điều II của GATT 1994 và Điều 4 của hiệp định về nông nghiệp; và các điều luật cùng với các biện pháp phòng vệ là không phù hợp, nhưng không bị hạn chế theo Điều: 2, 3, 4, 5, 6, 12 của hiệp định về phòng vệ và Điều XIX.1(a) của GATT 1994.
Ngày 19 tháng 01 năm 2001, Argentina đề nghị thành lập một Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 01 tháng 02 năm 2001, DSB đã từ chối thành lập Ban hội thẩm. Theo đề nghị lần thứ 2 của Argentina, DSB đã thành lập Ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 12 tháng 03 năm 2001. Australia, Braxin, Colombia, Costa Rica, EC, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nhật Bản, Nicaragua, Paraguay, Mỹ và Venezuela tham gia với tư cách là bên thứ ba. Ngày 07 tháng 05 năm 2001, Argentina đề nghị Tổng giám đốc WTO quyết định thành phần Ban hội thẩm. Ngày 17 tháng 05 năm 2001, Ban hội thẩm được thành lập.
Ngày 23 tháng 11 năm 2001, Ban hội thẩm thông báo cho DSB về việc Ban này sẽ không thể hoàn thành công việc trong 6 tháng do sự chậm trễ trong việc lập lịch trình đề nghị của các bên. Ban hội thẩm dự tính sẽ hoàn thành công việc trước tháng 4 năm 2002.
Báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm:
Ngày 03 tháng 05 năm 2002, Ban hội thẩm gửi Báo cáo cho các thành viên với nội dung:
- Hành động của Chile là không phù hợp với Điều 4.2 của Hiệp định về nông nghiệp và điều II.1(b) của GATT 1994;
- Xét về các biện pháp phòng vệ của Chile đối với lúa mì, bột mì và dầu ăn thức vật:
+ Chile hành động không phù hợp với Điều 3.1 của Hiệp định về phòng vệ qua việc đã không công bố các biện pháp thích hợp của các phiên làm việc của Uỷ ban thường trực Chile qua phương tiện truyền thông thích hợp nhằm tạo điều kiện cho báo cáo được "xuất bản".
+ Chile đã hành động không phù hợp với Điều XIX.1(a) của GATT 1994 và các Điều 2, 4 của Hiệp định về phòng vệ vì Uỷ ban thường trực Chile không chứng minh được sức cạnh tranh trực tiếp của các sản phẩm được sản xuất bởi ngành công nghiệp trong nước và do đó đã không chỉ rõ ngành công nghiệp nào trong nước;
+ Chile đã hành động không phù hợp với Điều XIX.1(a) của GATT 1994 và điều 2.1 và 4.2(a) của Hiệp định về phòng vệ bởi vì Uỷ ban thường trực Chile không chứng minh được việc nhập khẩu các sản phẩm tăng lên.
+ Chile đã hành động không phù hợp với Điều XIX.1(a) của GATT 1994 và Điều 4.1(a), 4.1(b) và 4.2(a) của Hiệp định về bảo hộ vì Uỷ ban thường trực Chile không chứng minh về sự tồn tại nguy cơ tổn hại nghiêm trọng;
+ Chile đã hành động không phù hợp với Điều 2.1 và 4.2(b) của hiệp định về bảo hộ vì Uỷ ban thường trực Chile đã không chứng minh được có một mối liên hệ ngẫu nhiên;
+ Chile đã hành động không phù hợp với Điều XIX.1(a) của GATT 1994 và Điều 5.1 của Hiệp định bảo hộ vì Uỷ ban thường trực Chile không đảm bảo rằng các biện pháp đó được giới hạn ở mức cần thiết nhằm ngăn chặn hoặc bù đắp tổn hại và tạo điều kiện cho việc điều chỉnh;
+ Argentina không chứng minh được rằng Chile đã hành động không phù hợp với yêu cầu của các Điều 3.1 và 3.2 của Hiệp định bảo hộ nhằm tiến hành "một cuộc điều tra phù hợp" vì cho rằng Argentina đã không có được một cơ hội tốt tham gia vào quá trình điều tra và đã không tiếp cận được với bất cứ bản tóm tắt nào được công bố qua những thông tin dựa vào đó các nhà chức trách Chile có thể đưa ra quyết sách.
Ngày 24 tháng 06 năm 2002, Chile thông báo quyết định kháng cáo của mình lên Cơ quan phúc thẩm về một số kết luận của Ban hội thẩm và giải thích luật của Ban hội thẩm.
Ngày 23 tháng 09 năm 2002, Cơ quan phúc thẩm gửi báo cáo tới các bên và tới DSB. Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm có nội dung:
- Ban hội thẩm đã hành động không phù hợp với Điều 11 của DSU qua việc đưa ra kết luận tại đoạn 7.108 trong Báo cáo của Ban hội thẩm rằng các loại thuế từ hệ thống giá của Chile là không phù hợp với Điều II.1(b) của GATT 1994.
- Ban hội thẩm đã không có sai sót trong việc lựa chọn việc xem xét khiếu nại của Argentina theo Điều 4.2 của Hiệp định về nông nghiệp trước khi xem xét khiếu nại của Argentina theo Điều II.1(b) của GATT 1994;
- Theo Điều 4.2 của Hiệp định về nông nghiệp:
+ Đồng ý với kết luận của Ban hội thẩm tại đoạn 7.47 và 7.65 trong Báo cáo của Ban hội thẩm, rằng biểu giá của Chile là một biện pháp tương tự thuế nhập khẩu có tính biến động và giá nhập khẩu tối thiểu;