Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 9


hơn trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu; theo đó, nợ xấu cần được khoanh vùng và xử lý theo từng lộ trình cụ thể phù hợp với từng mức độ rủi ro và từng nhóm khách hàng, theo tính chất của từng loại tài sản đảm bảo. Việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng cần được thực hiện linh hoạt bởi nhiều biện pháp như cơ cấu nợ, vốn hoá nợ, chuyển thành trái phiếu doanh nghiệp, xử lý tài sản đảm bảo hoặc bán nợ cho VAMC. Song song đó, các NHTM cần kiểm soát ngay từ đầu khả năng phát sinh của nợ xấu thông qua các mô hình thẩm định và kiểm soát tín dụng, xếp hạng tín nhiệm, đảm bảo tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá một cách chính xác và minh bạch, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ tư, NHTM cần từng bước nâng cao sức mạnh và tính bền của VCSH thông qua các giải pháp tăng vốn hoặc giữ lại lợi nhuận. Cụ thể, các ngân hàng có thể từng bước gia tăng nguồn vốn tự có thông qua nhiều phương thức khác nhau: phát hành cổ phiếu, kêu gọi thêm nhà đầu tư chiến lược và cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, việc tăng vốn cũng có thể được thực hiện thông qua giải pháp giữ lại lợi nhuận chưa chia luỹ kế. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tăng vốn thành công, các NHTM cần có một chiến lược và kế hoạch sử dụng vốn hết sức cụ thể với từng bước đi cụ thể.

5.3 Những điểm hạn chế của đề tài và hướng phát triển nghiên cứu


5.3.1 Những điểm hạn chế của đề tài


Với nguồn lực có hạn, tác giả cho rằng đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế khách quan và chủ quan.

Cụ thể, các điểm còn hạn chế của đề tài:


Thứ nhất, dữ liệu mà tác giả chọn lọc và thu thập được chưa đủ lớn (gồm 28 NHTM cổ phần trong 8 năm từ năm 2010 đến năm 2017). Vì vậy, khi ước lượng mô hình, sự hạn chế về quy mô dữ liệu cũng kéo theo những điểm hạn chế liên quan đến dữ liệu. Tác giả đặc biệt quan tâm đến tính đại diện của nghiên cứu.

Thứ hai, với hạn chế về mặt thời gian, nên tác giả chưa thể đưa đầy đủ các nhân tố quan trọng có thể có tác động đến tăng trưởng tín dụng vào mô hình. Hạn chế


này đến từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó có nguyên nhân đến từ hạn chế về thời gian, về kỹ thuật và cơ sở lý luận liên quan. Theo đó, một số nhân tố mà tác giả chưa đưa vào mô hình gồm: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, hiệu số giữa lãi suất cho vay - huy động, khả năng quản trị điều hành của CEO, dân số, số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế,…

Thứ ba, chưa đưa được nhiều những yếu tố với giả thiết là nhân tố mới có tác động đến tăng trưởng - vào trong mô hình. Mặc dù, tác giả có đưa vào mô hình nhân tố tự do hóa kinh tế với kỳ vọng có tác động nhất định đến tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không như kỳ vọng, cụ thể là đặt trong bối cảnh mô hình và Việt Nam chưa tìm thấy có sự tác động nào đến tăng trưởng tín dụng.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài


Với nhìn nhận của tác giả, đề tài nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm hạn chế, và vì vậy, tác giả đề xuất một số hướng phát triển, hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này, cụ thể là:

Thứ nhất, ngoài các NHTM cổ phần Việt Nam, có thể tiếp tục nghiên cứu mở rộng với các đối tượng như: các NHTM không thuộc nhóm cổ phần, các NHTM 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,… nhằm củng cố các kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, phát triển đề tài theo hướng tiếp tục nghiên cứu mối tương quan giữa các nhân tố (chưa được nhắc đến trong khuôn khổ đề tài này) với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, như: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, hiệu số giữa lãi suất cho vay - huy động, khả năng quản trị điều hành của CEO, dân số, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế,…


KẾT LUẬN

Nói đến hệ thống NHTM là không thể không nhắc đến yếu tố tín dụng. Tín dụng ngân hàng, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển, vai trò của yếu tố tín dụng thì là vô cùng quan trọng không chỉ đối với hệ thống NHTM (về góc nhìn lợi nhuận), mà nó còn thể hiện mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, đồng thời còn là nhân tố góp phần quyết định đến tăng trưởng kinh tế và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, tín dụng ngân hàng, thông qua khảo lược nghiên cứu, đã được nhắc đến trong rất nhiều nghiên cứu quốc tế và trong nước với nhiều góc độ nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu rất khác biệt. Tiếp nối những điểm quan trọng này, tác giả thực hiện luận văn này với mục tiêu tìm kiếm và kiểm chứng mối quan hệ/ tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng và vĩ mô đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017.

Lựa chọn hướng nghiên cứu định lượng với kết quả nghiên cứu từ ước lượng hồi quy GMM, trong 10 biến độc lập gồm cả các biến nội tại ngân hàng và biến vĩ mô (biến nội tại của ngân hàng gồm: nguồn vốn huy động, chất lượng tín dụng, VCSH, thanh khoản, quy mô tài sản và loại hình sở hữu; biến vĩ mô gồm: lãi suất cơ bản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và mức độ tự do hóa kinh tế).

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3/10 nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng theo hướng tích cực: lãi suất cơ bản, nguồn vốn huy động và thanh khoản và cũng có 3/10 nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng theo chiều hướng ngược lại: chất lượng tín dụng, lạm phát và VCSH.

Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ của quy mô tài sản, loại hình ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và mức độ tự do hoá kinh tế đối với tăng trưởng tín dụng.

Từ kết quả nghiên cứu này, đề tài đưa ra những kiến nghị và giải pháp hướng đến từng đối tượng khác nhau gồm các tổ chức có vai trò hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước (như ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính), các NHTM, các đối tượng khác sử dụng thông tin mà các ngân hàng công bố để đưa ra quyết định tài


chính hiệu quả, an toàn. Cuối cùng, từ phía người thực hiện luận văn này, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


1. Chu Khánh Lân, 2018. Điều hành CSTT và định hướng trong năm 2018. Tạp chí tài chính, Học viện ngân hàng;

2. Lê Văn Tề, 1999. QTNH thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê


3. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

4. Ngân hàng Nhà nước, 2017. Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

5. Ngân hàng Hồng Kông. Phạm Thái Việt dịch, Phan Đào Vũ hiệu đính, 1994. Cẩm nang tín dụng - The ABC guide to credit - Song ngữ Anh Việt. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội

6. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Tài chính

7. Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2016. Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam. Tạp chí Tài chính, trang 39-41;

8. Nguyễn Thuỳ Dương, 2011. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng. Tạp chí ngân hàng;

9. Nguyễn Xuân Thành, 2016. Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015. Tài liệu giảng dạy Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, trang 24-25. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, tháng 12 năm 2016;


10. Phan Quỳnh Linh, 2017. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

11. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12;


12. Quốc hội, 2017. Luật các tổ chức tín dụng 2017 số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật các tổ chức tín dụng 2010;

13. Tôn Nữ Trang Đài, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM cổ phần Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Tài liệu Tiếng Anh


1. Aydin B., 2008. Banking Structure and Credit Growth in Central and Eastern European Countries. IMF Working Paper. IMF Institute, 08(215);

2. Breusch T. S., & Pagan A. R., 1979. A Simple Test for Heteroskedasticity and Random Coefficient Variation. Econometrica, 47(5), 1287-1294;

3. Breusch T. S., 1978. Testing for Autocorrelation in Dynamic Linear Models.

Australian Economic Papers, 17, 334-355;


4. Carlson M., Shan H., & Warusawitharana M., 2013. Capital ratios and bank lending: A matched bank approach. Journal of Financial Intermediation, 22(4), 663-687;

5. Foos D., Norden L., & Weber M., 2010. Loan growth and riskiness of banks.

Journal of Banking & Finance, 34(12), 2929-2940;


6. Godfrey L. G., 1978. Testing Against General Autoregressive and Moving Average Error Models when the Regressors include lagged dependent variables. Econometrica, 46(6), 1293-1301;

7. Gujarati D. N., 2004. Panel Data Regression Models. Basic Econometrics 4th edition, 16(3), 636-655;


8. Guo K. & Stepanyan V., 2011. Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies. IMF Working Paper. European Department, 11(51);

9. Hansen L. P., 1982. Large Sample Properties of Generalized Method of Moments Estimators. Econometrica, 50(4), 1029-1054;

10. Hausman J. A., 1978. Specification Tests in Econometrics. Econometrica, 46(6), 1251-1271;

11. Imran K., & Nishat M., 2013. Determinants of bank credit in Pakistan: A supply side approach. Economic Modelling, 35, 384-390;

12. Laidroo L., 2015. Bank Ownership and Lending: Does Bank Ownership Matter? Emerging Markets Finance and Trade, 52(2), 285-301;

13. Lane P. R. and McQuade P. ,2014. Domestic Credit Growth and International Capital Flows. Scand. J. of Economics, 116(1), 218-252;

14. Pouw L. & Kakes J., 2013. What drives bank earnings? Evidence for 28 banking sectors. Applied Economics Letters, 20(11), 1062-1066;

15. Singh A. & Sharma A. K., 2016. An empirical analysis of macroeconomic and bank-specific factors affecting liquidity of Indian banks. Future Business Journal, 2(1), 40-53;

16. Tracey M., 2011. The Impact of Non-performing Loans on Loan Growth: An econometric case study of Jamaica and Trinidad and Tobago. IMF Working Paper. IMF Institute, 21(44).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách tên các NHTM cổ phần thuộc mẫu nghiên cứu


Stt

Mã NH

Tên ngân hàng

1

ABB

NHTM cổ phần An Bình

2

ACB

NHTM cổ phần Á Châu

3

BAB

NHTM cổ phần Bắc Á

4

BID

NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

5

BVB

NHTM cổ phần Bảo Việt

6

CTG

NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam

7

EIB

NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

8

VCPB

NHTM cổ phần Bản Việt9

9

HDB

NHTM cổ phần Phát Triển TP.HCM

10

KLB

NHTM cổ phần Kiên Long

11

LPB

NHTM cổ phần Bưu Điện Liên Việt

12

MBB

NHTM cổ phần Quân Đội

13

MSB

NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam

14

NAB

NHTM cổ phần Nam Á

15

NCB

NHTM cổ phần Quốc Dân10

16

OCB

NHTM cổ phần Phương Đông

17

PGB

NHTM cổ phần Xăng Dầu Petrolimex

18

SCB

NHTM cổ phần Sài Gòn11

19

SEAB

NHTM cổ phần Đông Nam Á

20

SGB

NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam - 9


9 Tiền thân là NHTM cổ phần Gia Định

10 Tiền thân là NHTM cổ phần Nam Việt

11 Được hợp nhất từ 3 NHTM cổ phần Sài Gòn, NHTM cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa và NHTM cổ phần Đệ Nhất

Mã NH

Tên ngân hàng

21

SHB

NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

22

STB

NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín

23

TCB

NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

24

TPB

NHTM cổ phần Tiên Phong

25

VAB

NHTM cổ phần Việt Á

26

VCB

NHTM cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

27

VIB

NHTM cổ phần Quốc Tế

28

VPB

NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí