Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG‌

Bảng 2.1: Tổng hợp các chứng cứ thực nghiệm về cấu trúc vốn 13

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến số của luận văn 22

Bảng 3.2: Các giả thuyết nghiên cứu 27

Bảng 4.1: Thống kê mô tả 29

Bảng 4.2: Phân tích tương quan 30

Bảng 4.3: Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ tổng nợ (TDR), tỷ lệ nợ ngắn hạn (STDR), và tỷ lệ nợ dài hạn (LTDR) 31

Bảng 4.4: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu 32

DANH MỤC HÌNH VẼ‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Hình 2.1: Lượng nợ tối ưu và giá trị của doanh nghiệp 6


Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam - 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU‌


Chương một trình bày về tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục của luận văn.


1.1. Tính cấp thiết của đề tài‌


Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn để mua sắm các tài sản như máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu… Có thể nói vốn là một yếu tố rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.


Có hai nguồn tài trợ vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, đó là nợ và vốn chủ sở hữu. Sự kết hợp của hai nguồn tài trợ này theo một tỷ lệ nhất định được gọi là cấu trúc vốn. Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường, được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.


Một trong những mục tiêu quan trọng trong quản trị tài chính là xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Lý do là vì cấu trúc vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang theo xu hướng hội nhập quốc tế, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được cấu trúc vốn tối ưu thì họ sẽ có thể gia tăng hiệu quả quản trị tài chính, và từ đó gia tăng năng lực cạnh trạnh với các doanh nghiệp nước ngoài.


Để có thể xây dựng được một cấu trúc hợp lý thì đòi hỏi các nhà quản trị tài chính cần phải nhận biết được các nhân tố nào đang tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trên thế giới, nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm kiếm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay các nhân tố nào tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề đang gây tranh cãi.


Nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị tài chính của các nhà quản trị tài chính Việt Nam, tác giả thực hiện đề tài ”CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”.


1.2. Đối tượng nghiên cứu‌‌


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc vốn của các công ty cổ phần phi tài chính Việt Nam niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).


1.3. Mục tiêu nghiên cứu


Luận văn hướng đến hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần Việt Nam. Mục tiêu thứ hai là tìm hiểu xem quyết định cấu trúc vốn của các công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn hay lý thuyết trật tự phân hạng.


Để có thể đạt được hai mục tiêu trên, luận văn sẽ phải trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau đây:

Các nhân tố nào tác động đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần Việt Nam?

Quyết định cấu trúc vốn của các công ty cổ phần Việt Nam phù hợp với


lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn hay lý thuyết trật tự phân hạng?


1.4. Phạm vi nghiên cứu‌‌


Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn chỉ sử dụng các dữ liệu tài chính của 214 công ty cổ phần phi tài chính Việt Nam niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009 – 2012.


1.5. Bố cục của luận văn Luận văn có bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Lý thuyết và các chứng cứ thực nghiệm về cấu trúc vốn

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Các kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận


Tóm tắt chương 1


Chương một đã thể hiện một số nội dung như tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục của luận văn. Các nội dung còn lại của luận văn sẽ lần lượt được trình bày ở các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ CÁC CHỨNG CỨ THỰC NGHIỆM VỀ CẤU TRÚC VỐN‌

Chương hai trình bày về các lý thuyết cấu trúc vốn, các chứng cứ thực nghiệm về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn.


2.1. Các lý thuyết cấu trúc vốn‌


Có rất nhiều lý thuyết cấu trúc vốn, phần này chỉ trình bày ba lý thuyết cấu trúc vốn. Đó là lý thuyết M&M, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết trật tự phân hạng.


2.1.1. Lý thuyết M&M


Lý thuyết M&M được nghiên cứu bởi hai nhà kinh tế học Modiglian và Miller (M&M) vào năm 1958. Lý thuyết M&M cho rằng, trong thị trường vốn hoàn hảo, giá trị của doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp có điều chỉnh cấu trúc vốn thì giá trị của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Theo lý thuyết M&M, giá trị của doanh nghiệp được xác định bởi tài sản thực, chứ không phải bằng các chứng khoán mà doanh nghiệp phát hành [9].


Trong thực tế, thị trường vốn không hoàn hảo như các giả định của M&M, nhưng lý thuyết của M&M đã tạo nền tảng quan trọng cho sự ra đời của các lý thuyết cấu trúc vốn sau này.


2.1.2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn


Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn được nghiên cứu bởi Modiglian và Miller vào năm 1963. Lý thuyết này ra đời nhằm lý giải về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn


và giá trị của doanh nghiệp khi có sự hiện diện của thuế thu nhập doanh nghiệp và kiệt quệ tài chính.


Hình 2.1: Lượng nợ tối ưu và giá trị của doanh nghiệp


Giá trị doanh nghiệp


Giá trị của doanh nghiệp theo lý thuyết M&M khi có nợ và thuế



Giá trị doanh nghiệp lớn nhất


PV (tấm chắn thuế)

PV (chi phí kiệt quệ tài chính)


Giá trị thực của doanh nghiệp


Giá trị của doanh nghiệp không vay nợ


Nợ (B)

B*


Nguồn: Corporate Finance, sixth edition


Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng giá trị của doanh nghiệp có vay nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của tấm chắn thuế và trừ cho hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính. Nội dung của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn được thể hiện qua công thức sau:


Giá trị của doanh nghiệp có vay nợ = Giá trị doanh nghiệp không vay nợ + PV (tấm chắn thuế) – PV (chi phí kiệt quệ tài chính)


Hình 2.1 cho thấy khi các doanh nghiệp gia tăng nợ thì họ sẽ thu được lợi ích bằng hiện giá của tấm chắn thuế, lợi ích này sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp có vay nợ. Tuy nhiên, giá trị của doanh nghiệp không tăng mãi theo lượng nợ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022