đa số giống nhau. Đặc biệt Lee và cộng sự (2003) đã tìm ra được có tất cả 28 biến số, Ittersum và cộng sự (2006) tìm ra một mô hình có tất cả hơn 45 biến số.
Ittersum và cộng sự (2006) cho rằng ảnh hưởng xã hội (SN) thuộc về đặc tính của người dùng cá nhân (tính cách cá nhân: personal traits) trong mô hình định tính chấp nhận công nghệ (hình 1.12). Marangunié và cộng sự [124] thì cho rằng cảm nhận hữu ích thì phụ thuộc vào các biến bên ngoài như: đặc điểm cá nhân, đặc điểm nhân khẩu học, và hiệu quả máy tính. Tóm lại SN là biến bên ngoài bao gồm các yếu tố như tính cách cá nhân, đặc điểm nhân khẩu học, hiệu quả máy tính đều ảnh hưởng đến cảm nhận hữu ích mà cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng tuy nhiên cảm nhận hữu ích thuộc về đặc điểm đầu ra của người sử dụng còn cảm nhận dễ sử dụng thuộc đặc điểm của người sử dụng. SN là nhân tố thuộc về niềm tin (normative belief), và đều có trong TRA [ 82] và TBP [56], [57].
Cảm nhận kiểm soát hành vi (perceived behavioral control) là nhân tố thuộc về điều khiển niềm tin (control belief) [56], [57]. Tuy nhiên trong Mô hình định tính chấp nhận công nghệ Ittersum và cộng sự , 2006 (Hình 1.12) đã không nhắc đến cảm nhận kiểm soát hành vi mà chỉ nói đến các yếu tố như khả năng quan sát (observability), kết quả hữu hình (result demonstrability), sự tin cậy (triability). Tất cả các yếu tố này đều thuộc yếu tố đặc điểm công nghệ là đặc điểm của người dùng.
Mô hình mở rộng về sự chấp nhận công nghệ [124] thì phân tích rằng các nhân tố sự tin cậy (triability), khả năng quan sát (visibality), kết quả hữu hình (result demonstrability) là các nhân tố niềm tin được bổ sung.
Bauer [61] lần đầu tiên đề xuất nhân tố cảm nhận rủi ro (risk) đối với hành vi người tiêu dùng. Ông cho rằng niềm tin về cảm nhận rủi ro cũng là yếu tố quyết định đến hành vi người tiêu dùng và nó cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến sự chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng. Thuyết về cảm nhận rủi ro ra đời vào năm 1960. Như vậy có thể thấy Thuyết về cảm nhận rủi ro ra đời trước Thuyết chấp nhận công nghệ gần 25 năm. Cảm nhận rủi ro cũng được nhắc tới trong mô hình Ittersum và cộng sự (2006). Nhân tố này thuộc về đặc điểm công nghệ và là đặc điểm đầu ra của người sử dụng.
Trong khi đó theo thuyết về sự tín nhiệm (perceived credibility) [81] thì bao gồm hai yếu tố đó là sự an toàn và sự riêng tư. Mà hai nhân tố này đều thuộc thuyết cảm nhận rủi ro của [61].
Nhiều nhà nghiên cứu đã nâng cấp mô hình TAM bằng cách thêm vào các
biến bên ngoài. Một trong các biến bên ngoài quan trọng đó là cảm nhận tin cậy (perceived credibility). Sự tin cậy được xác định là mức độ mà người ta tin rằng việc sử dụng một hệ thốngriêng tư và an toàn.Sự tin cậy bao gồm 2 yếu tố đó là sự an toàn và sự riêng tư.
1.4. Các yếu tố tạo nên ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng
Nghiên cứu về sử dụng mô hình chấp nhận thương mại điện tử e- Commerce Adoption Model (e-CAM) kết hợp với mô hình TAM với thuyết cảm nhận rủi ro để giải thích sự chấp nhận thương mại điện tử [116]. Mô hình với các biến độc lập như: Cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, cảm nhận rủi ro trong giao dịch và cảm nhận rủi ro với sản phẩm và dịch vụ vàbiến phụ thuộc là ý định mua. Cụ thể:
- Cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu ích theo mô hình TAM [75] cảm nhận rủi ro về sản phẩm/ dịch vụ và cảm nhận rủi ro trong giao dịch từ các nghiên cứu trước đây về cảm nhận rủi ro. Cảm nhận dễ sử dụng được đo lường bắng mức độ cảm giác thấy thuận tiện như thế nào với sự chấp nhận mua.
- Cảm nhận hữu ích được đo lường bằng sự ảnh hưởng của thương mại điện tử lên người tiêu dùng.
- Cảm nhận rủi ro về sản phẩm dịch vụ được đo lường bằng sự chán nản của người sử dụng. Cảm nhận rủi ro khi giao dịch được đo bằng sự an ninh và riêng tư.
- Biến phụ thuộc là ý định mua được đo lường bằng mức độ thường xuyên mua trên mạng và số lần sử dụng mua trên mạng.
Với thang đo 5 điểm và cỡ mẫu là 183 mẫu trong đó sử dụng 176 mẫu hợp lệ và phương pháp kiểm định thang đo Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố, phân tích SEM đã cho ra kết quả có ý nghĩa quan trọng góp phần chứng minh thuyết cảm nhận rủi ro cũng như mô hình TAM. Kết quả cho thấy các nhân tố: (1) cảm nhận dễ sử dụng; (2)cảm nhận hữu ích; (3) cảm nhận rủi ro trong giao dịch;và
(4) cảm nhận rủi ro đối với sản phẩm và dịch vụ là các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thương mại điện tử. Cảm nhận rủi ro trong khi giao dịch là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chấp nhận thương mại điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công tycung cấp sản phẩm/ dịch vụ thương mại điện tử cần xem xét yếu tố ngữ cảnh cũng như cơ sở vật chất để khách hàng chấp nhận sử dụng
Nghiên cứu ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam [4].Trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng cần đổi mới công nghệ để bắt kịp thời đại và tăng cạnh tranh lợi nhuận. Hệ thống giao dịch ATM ra đời được coi là một kênh ngân hàng tự phục vụ chiến lược, một công cụ thanh toán quan trọng. Mô hình gồm các nhân tố: yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật,hạ tầng công nghệ, nhận thức vai trò, thói quen sử dụng,độ tuổi người sử dụng; khả năng sẵn sàng, chính sách marketing, tiện ích sử dụng thẻ. Với phương pháp kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố và ý định sử dụng thẻ ATM, kiểm định mối quan hệ giữa ý định sử dụng thẻ, khả năng sẵn sàng, chính sách marketing của ngân hàng phát hành, tiện ích sử dụng với quyết định sử dụng thẻ ATM. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn là xác định được vai trò ảnh hưởng của các nhân tố để phát triển thị trường thẻ ATM tại Việt Nam, kích thích ý định sử dụng thẻ ATM. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật để thị trường thẻ hoạt động tốt hơn.
Mô hình TAM được dùng để nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận thẻ ATM ở Nigeria [83]. Bảng câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn khách hàng thuộc từ 20-29 tuổi. Tác giả đã sử dụng mô hình các biến bên trong mô hình TAM đó là cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, thái độ, ý định và quyết định sử dụng. Các biến bên ngoài được thêm vào là An ninh, giá, và kết nối đường truyền. Kết quả cho thấy nhân tố an ninh và sự kết nối internet có ảnh hưởng đến chấp nhận và sử dụng ATM ở Nigeria.
Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tư & Phát triển tại địa bàn Thành phố Nha Trang” [27] dựa trên 240 cá nhân đang sử dụng thẻ ATM ở TP. Nha Trang. Mô hình nghiên cứu gồm các biến số chính sách marketing, hạ tầng công nghệ, độ an toàn, nhận thức vai trò, thói quen sử dụng, uy tín ngân hàng cung cấp, nhân khẩu học. Kết quả tìm ra được 4 nhóm nhân tố chính tác động đến tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng đó là: chính sách marketing, hạ tầng công nghệ, độ an toàn và nhân khẩu học.Hai nhân tố chính sách marketing và độ an toàn có tác động làm tăng quyết định sử dụng thẻ ATM do ngân hàng Đầu tư & Phát triển cung cấp. Nhân tố hạ tầng công nghệ làm giảm ý định này. Kết quả nghiên cứu này đưa ra các hàm ý chính sách nhằm thu hút người sử dụng thẻ ATM lựa chọn thẻ do ngân hàng Đầu tư & Phát triển cung cấp.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại thành phố Bahir Dar ở Ethiopia để thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận dịch vụ e-banking của khách hàng [157]. Mô hình TAM, TPB và biến cảm nhận rủi ro được sử dụng để đo
lường trong nghiên cứu này. Công cụ sử dụng là bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng ở thành phố Bahir Dar. Điều đặt biệt với nghiên cứu này là tác giả đã phỏng vấn những khách hàng có ít nhất 1 lần sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử : ATM, internet banking, SMS banking, tele banking và POS. Có sáu nhân tố được xác định trongnghiên cứu khác đó là (1) thái độ; (2) chuẩn chủ quan; (3) cảm nhận kiểm soát hành vi; (4) cảm nhận hữu ích; (5) cảm nhận dễ sử dụng; và (6) cảm nhận rủi ro đều có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng điện tử. Nhân tố cảm nhận kiểm soát hành vilà một yếu tố chi phối tiếp theo thái độ và nhận thứchữu ích trong việc dự đoán ý định của một cá nhân để áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Saucùng, thái độ được dự đoán cùng với nhận thức kiểm soát hành vi, cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận rủi rotrong khi cảm nhận dễ dàng sử dụng đóng góp nhiều hơn cho sự thay đổi thái độ.
Nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ ATM để nhận lương hưu của cán bộ hưu trí tại thành phố Nha Trang [52] vận dụng lý thuyết TRA, TBP để giải thích ý định sử dụng ATM. Mô hình chịu sự tác động của các yếu tố: (1) thái độ sử dụng thẻ ATM; (2) cảm nhận rủi ro; (3) kiến thức ATM; và (4) hỗ trợ xã hội. Riêng nhân tố cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ ATM để nhận lương hưu. Dữ liệu được thu thập từ 254 cán bộ hưu trí. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lí dữ liệu. Kết quả cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu và ủng hộ các giả thuyết đề xuất. Mô hình TAM cũng được vận dụng vào trong nghiên cứu này.
Mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam E- BAM [46] đã dựa vào điều kiện thực tế tại Việt Nam và cơ sở lý thuyết các mô hình TRA, TPB, TAM, TAM2, IDT, UTAUT tác giả xây dựng mô hình E-BAM. Kết quả nghiên cứu sơ bộ bằng thang đo thử và nghiên cứu chính thức với 410 mẫu. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định mô hình với hồi quy đa biến, phân tích đường dẫn (path analysis), phân tích phương sai (ANOVA). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) cảm nhận kiểm soát hành vi(perceived behavioral control) có tác động tích cực nhất đến sự chấp nhận E-banking; các yếu tố tác động giảm dần theo thứ tự là: (2) hình ảnh ngân hàng(bank image); (3) hiệu quả mong đợi (performance expectancy); (4) khả năng tương thích (compability); (5) nhận thức dễ dàng sử dụng(perceived easy os use); (6) yếu tố pháp luật; (7) chuẩn chủ quan ( subective norm); (8) rủi ro trong giao dịch (risk ralating online transaction). Rủi ro trong giao dịch có hệ số hồi quy âm nên có tác động theo chiều hưởng rủi ro càng cao thì sự chấp nhận càng giảm.
Sự chấp nhận E-Banking càng cao thì tần suất sử dụng E-Banking càng nhiều.
Nghiên cứu quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Agribank đối với người dân thành phố Long Xuyên, An Giang [13]cho thấy tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Agribank. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như: (1) đội ngũ nhân viên; (2) sự tin cậy; (3) khoa học công nghệ; (4) thu nhập bình quân;
(5) thông tin quảng cáo có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của người dân.
Mô hình TBP, TAM và cảm nhận rủi ro cũng được đưa vào dự định sử dụng thẻ tín dụng [142]. Nghiên cứu này đã cho thấytác động của cảm nhận rủi ro cũng như chuẩn chủ quan, cảm nhận hữu ích, và cảm nhận kiểm soát hành vi lên quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy với 290 khách hàng ở Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: (1) cảm nhận rũi ro; (2) ảnh hưởng xã hội; (3) cảm nhận hữu ích và (4) cảm nhận kiểm soát hành vi là những yếu tố quan trọng đối với dự định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng Việt Nam.Nghiên cứu này giúp cho ngân hàng có cái nhìn tốt hơn về khách hàng của họ cũng như có chính sách về thẻ tín dụng.
Nghiên cứu về sự chấp nhận thẻ ghi nợ tại ngân hàng Rakyat Malaysia [60] . Một cuộc điều tra đã được thực hiện trong nghiên cứu này dựa trên nhận thức của khách hàng nhằm xác định tác động củayếu tố đặc điểm nhân khẩu học, nhận thức của khách hàng và các yếu tố công nghệ đối với việc áp dụng thẻ ghi nợ ngân hàng Rakyat. Yếu tố cảm nhận của khách hàng gồn các biến quan sát là đặc điểm sản phẩm, sự an toàn và chất lượng dịch vụ. Yếu tố nhân khẩu học của khách hàng được đo lường bằng 2 biến đó là phong cách sống, thu nhập và giáo dục. Yếu tố công nghệ thông tin được đo lường bằng các biến quan sát internet, an ninh và trang thiết bị. Phương pháp khảo sát là thông qua 300 khách hàng trả lời được lựa chọn thông qua kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 7 điểm và được phân tích bằng phần mềm SPSS 21 với 3 kĩ thuật phân tích thống kê đó là kiểm tra độ tin cậy, phân tích mô tả và kiểm tra Chi-Square . Kết quả cho thấy rằng các yếu tố: (1) Cảm nhận khách hàng; (2)công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng thẻ ghi nợ ngân hàng Rakyat. Điều này có thể cung cấp một đầu vào tốt hơn cho Ngân hàng Rakyat trong việc hoạch định chiến lược kế hoạch tiếp thị hoặc các thủ tục phát triển thẻ sau này.
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về thẻ ngân hàng
Tác giả | Nghiên cứu | TAM chính | Mô hình khá | |||||||||||||||||||||||||||||
PU | PEU | BI | B | TBP | RISK THEORY | PBC | yếu tố kinh tế | Yếu tố pháp luật | Hạ tầng công nghệ | Nhận thức vai trò của thẻ | Thói quen sử dụng tiền mặt | Độ tuổi người tham gia | Khả năng sẵn sàng của hệ thống | Chính sách marketing | Tiện ích thẻ | security | Cost | internet connectivity | Uy tín ngân hàng | Nhân khẩu học | Thái độ | Quan tâm kì vọng của gia đình | Kiến thức ATM | Sản phẩm dịch vụ | an toàn | Chất lượng dịch vụ | phong cách sống | Trình độ giáo dục | Thu nhập | Kết nối internet | ||
Giới & Huy (2006) | Thẻ ATM | 10 | 11 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | ||||||||||||||||||||
Olusegun Folorunso và cộng sự (2010) | ATM | 4 | 5 | 6 | 7 | 1 | 2 | 3 | ||||||||||||||||||||||||
Mai & Huy (2012) | Thẻ ATM | 7 | 8 | 2 | 4 | 5 | 1 | 3 | 6 | |||||||||||||||||||||||
Tú & Tựu (2014) | Thẻ ATM | 9 | 8 | 6 | 3 | 4 | 7 | 1 | 2 | 5 | ||||||||||||||||||||||
Baharun và cộng sự | Thẻ ghi nợ | 10 | 9 | 7 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 8 | |||||||||||||||||||||
Quan & Nam (2017) | Thẻ tín dụng | 3 | 5 | 6 | 2 | 1 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thảo Luận Và Những Đóng Góp Mới Của Luận Án
- Cơ Sở Lý Luận Về Ý Định Và Quyết Định Sử Dụng Thẻ Ngân Hàng
- Mô Hình Hợp Nhất Về Chấp Nhận Và Sử Dụng Công Nghệ (Utaut)
- Nhóm Yếu Tố Dự Đoán Bên Ngoài (External Variables)
- Nhóm Giả Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Các Biến Sốbên Ngoài Với Ý Định Và Quyết Định Sử Dụng Thẻ Ngân Hàng
- Thực Trạng Thị Trường Thẻ Ngân Hàng
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
Ghi chú: số thứ tự là số lượng nhân tố mà các tác giả lựa chọn trong nghiên cứu.
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi người tiêu dùng
Tác giả | Mô hình | ||||||||||||||||||||||||||||||||
TAM | ETAM | TPB | ECAM | PIIT | phương pháp | Cảm nhận hứu ích (PEOU) | Cảm nhận dễ sử dụng (PU) | Cảm nhận rủi ro (PR) | Cảm nhận sư tin cậy | Thông tin | Chuẩn chủ quan (SN) | Cảm nhận kiểm soát hành vi (PBC) | Thái độ (A) | Hình ảnh (I) | Sự phù hợp công việc (JR) | Kinh nghiệm (E) | Sự tự nghuyện (V) | Chất lượng (Q) | Kết quả đầu ra(RD) | Can thiệp huấn luyện (TI) | Cảm nhận thích thú (PE) | Sự lo lắng máy tính | Các biến bên ngoài(EV) | Các biến bên trong( IV) | Sự tự chủ(SE) | Khả năng tương thích | Khả năng quan sát | Sự hiệu quả | Sử dụng thanh toán điện tử | ý định (BI) | Quyết định ( U) | Mua | |
Braja Podder,2005 | + | + | + | + | |||||||||||||||||||||||||||||
Yong-hui Li & Jing-Wen Huang,2009 | + | + | LISREL | + | + | + | |||||||||||||||||||||||||||
Al al-bayt & Mafraq.2013 | + | PLS (Partial Least Squares) | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||
Jinsoo park, Dongwon Lee & Joongho | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||||
Davis et al,1989 | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||
Segars& Grover,1993 | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||||
Szajna,1996 | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||
Taylor & Todd,1995 | + | + | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||
Morris & Dillon,1997 | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||
Igbaria et al,1997 | + | + | + | + | + | + | |||||||||||||||||||||||||||
Fenech,1998 | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||
Teo et al,1999 | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||
venkatesh,1999 | + | + | + | + | + | ||||||||||||||||||||||||||||
Lederer et el,2000 | + | + | + | + | |||||||||||||||||||||||||||||
Venkatesh & Davis (2000 | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | |||||||||||||||||||||
Lin & Lu (2000) | + | + | + | + | + | + | |||||||||||||||||||||||||||
Feng-Teng Lin, Hsin - Ying Wu & Thi Nguyet | + | + | SEM | + | + | + | + | + | + | + | + |
Nguồn: Tác giả thu thập và thống kê.
1.5. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận công nghệ đối với thẻ ngân hàng từ các nghiên cứu trước đây
Các biến số được tạo nên ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng được phân chia thành các nhóm sau: nhóm các biến số độc lập từ mô hình chấp nhận công nghệ (TAM major variables), nhóm các biến số độc lập bên ngoài (External variables), nhóm các nhân tố từ các học thuyết khác (Factors from other theories),
yếu tố chất lượng dịch vụ.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc tham khảo nghiên cứu của tác giả đi trước có liên quan. Cụ thể: Tại Việt Nam, nghiên cứu về đề xuất “Mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam E- BAM” [46]; Nghiên cứu về “Mô hình nghiên cứu nhữngnhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam”[4]; Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyêt định sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đầu tư & Phát triển tại địa bàn thành phố Nha Trang” [27]; Nghiên cứu “Một số nhân tố tác động đến ý định sử dụng thẻ ATM nhận lương hưu của cán bộ hưu trí tại thành phố Nha Trang” [52]; Nghiên cứu “Quyết định sử dụng thẻ ATM của Agribank đối với người dân thành phố Long Xuyên, An Giang” [13].
Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài mà môi trường nghiên cứu có tính tương đồng với nghiên cứu đang thực hiện: “Risk – focused E – eommerce adoption model: a cross-country study” [135]; Nghiên cứu “Debit card adoption: a case study of bank Rakyat” [60]; Nghiên cứu “An analysis of factor influencing customers‟s intention to the adoption of E- banking service channels in Bahir Dar city: An integration of TAM, TPB and PR” 157]; Nghiên cứu về cảm nhận rủi ro và dự định sử dụng thẻ tín dụng [142].
Đặc biệt, tác giả còn dựa vào 3 mô hình ứng dụng điển hình sau đây: mô hình mối quan hệ giữa các biến bên ngoài và các biến chính trong mô hình TAM [117], mô hình định tính về chấp nhận công nghệ (a qualitative model of technology acceptance của Koert Van Ittersum và cộng sự (2006), mô hình mở rộng về chấp nhận công nghệ của [124], mô hình E-CAM của [137].
1.5.1. Nhóm các biến số chính trong TAM (TAM major variables)
Venkatesh và cộng sự [171] đã nhiên cứu về mô hình chấp nhận công nghệ và phân ra hai loại biến: (1) các biến về mối quan hệ giữa mô hình TAM chính (relationships between major tam variables); và (2) các biến bên ngoài (external variables). Nghiên cứu cho thấy 4 biến chính trong mô hình TAM là PU, PEU, BI và B. PEU được dùng cho cả 2 biến độc lập và phụ thuộc khi nó được dự đoán bởiPU, BI và B trong cùng một lúc. Mối quan hệ giữa PU, BI và B thì luôn luôn có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này cho rằng PU là yếu tố quyết định mạnh đến BI hoặc B, lưu ý rằng người sử dụng sẽ sẵn sàng sử dụng hệ thống mà nó có chức năng sử dụng hữu ích [71].
Các biến bên ngoài (external variables) trong mô hình này là các biến sự phù hợp công việc, hình ảnh, sự phức tạp, thái độ, kinh nghiệm… có ảnh hưởng đến 4 biến chính. Một mô hình hóa mối quan hệ giữa các biến chính và các biến bên ngoài đã được thực hiện và cho thấy có 25 biến bên ngoài và 4 biến bên trong. Như vậy tổng cộng mô hình này gồm có 29 biến.
PU được sử dụng như là một biến phụ thuộc và độc lập kể từ khi nó được dự đoán bởi PEOU và dự đoán BI và B cùng một lúc. Hành vi thường được đo bằng tần số sử dụng, số lượng thời gian sử dụng, số lượng thực tế của tập quán, và sự đa dạng của cách sử dụng. Như thể hiện trong mối quan hệ giữa PU và BI là có ý nghĩa.
1.5.1.1. Cảm nhận dễ sử dụng (perceived easy of use: PEOU, PEU)
Cảm nhận dễ sử dụng được định nghĩa như là “ Mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống riêng biệt nào đó sẽ dễ dàng ”[71].
Cảm nhận dễ sử dụngthẻ ngân hàng là việc khách hàng nghĩ rằng sử dụng thẻ ngân hàng sẽ đạt được hiệu quả. Người sử dụng cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi tiếp cận và sử dụng thẻ ngân hàng của hệ thống ngân hàng.
Yếu tố này được xem như là yếu tố quan trọng để người sử dụng chấp nhận sử dụng thẻ ngân hàng và được đo lường bởi các biến sau : Dễ thao tác lưu loát (easy to become skillful) [136], có thể điều khiển được (controllable), dễ tiếp thu (easy to learn), linh hoạt (flexible), Rõ ràng và dễ hiểu (clear & understandable), [71],[136], [139], [167].
Venkatesh và cộng sự [117] đã dựa trên 101 bài báo và các hội thảo được xuất bản bởi các nhà xuất bản công nghệ hàng đầu trong 18 năm qua và đã đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa các biến chính trong mô hình TAM như sau (Bảng 1.2).
Bảng 1.3. Mối quan hệ giữa các biến số chính TAM
Hữu ích – Dễ sử dụng (PEOU- PU) | Hữu ích - sử dụng (PU- BiorB) | Dễ sử dụng – sử dụng (PEOU - BI orB) | Ý đinh – sử dụng (BI – B) | |
Có ảnh hưởng | 69 | 74 | 58 | 13 |
Không ảnh hưởng | 13 | 10 | 24 | 2 |
Không thích ứng | 19 | 17 | 19 | 86 |
Tổng cộng | 101 | 101 | 101 | 101 |
Nguồn:Lee và cộng sự [171].